1. Lê Thị Hồng Phương - 55B Báo chí

 

BÁO CHÍ ĐẠI HỌC VINH - NƠI CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ TRỞ THÀNH NHÀ BÁO

 

            Trường Đại học Vinh được biết đến là một trong những cơ sở đào tao đa nghành. Với hơn 55 năm xây dựng và phát triển, trường đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, khẳng định được vị thế của mình là trường đại học trọng điểm quốc gia và là thành viên của Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á.

            Theo Quyết định số: 62/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ của Trường Đại học Vinh là đào tạo giáo viên có trình độ đại học và từng bước mở thêm các ngành đào tạo khác phù hợp với khả năng của trường và nhu cầu nhân lực của xã hội, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Nhận thức được sứ mệnh cao cả đó, trong những năm qua Trường Đại học Vinh đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng nhanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó trường cũng cho mở thêm các ngành đào tạo mới như: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Kinh tế nông nghiệp, Luật kinh tế, Quản lý văn hóa,… và đặc biệt là ngành báo chí.

            Hiện nay, cả nước ta có khoảng 847 cơ quan báo chí, với hơn 20 nghìn nhà báo, phóng viên hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, số phóng viên, nhà báo được đào tạo về nghiệp vụ báo chí là không nhiều, một bộ phận không nhỏ học từ các ngành khác ra như văn, sử, ngoại ngữ,… do vậy, đã để xẩy ra những sai sót không đáng có trong quá trình làm báo.

            Báo chí được xem là cơ quan quyền lực thứ tư, bên cạnh việc cung cấp thông tin cho công chúng thì báo chí còn có chức năng giám sát, phản biện và định hướng dư luận xã hội. Trước sự bùng nổ của Internet đã tạo ra một "thế giới phẳng" với vô vàn những thông tin, sự kiện không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài. Chính vì vậy mà nhu cầu về nguồn nhân lực cho báo chí là vô cùng to lớn. Mặc dù nhu cầu là vậy nhưng ở Việt Nam hiện nay cũng chỉ có 5 cơ sở đào tạo báo chí chính thức gồm 2 cơ sở ở Hà Nội, một cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh, một cơ sở ở đà Nẵng và một cơ sở ở Huế. Điều này cho thấy nhu cầu cần có thêm cơ sở đào tạo báo chí ở khu vực Bắc miền Trung.

            Nhận thấy được vai trò to lớn của báo chí trong đời sống xã hội cũng như khả năng việc làm cao từ ngành nghề này mang lại, Trường Đại học Vinh đã đề hồ sơ xin mở thêm mã ngành báo chí. Sau khi xem xét, vào ngày 8/10/2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 4553/QĐ-BGDĐT giao cho Trường Đại học Vinh đào tạo thí điểm ngành báo chí trình độ đại học hệ chính quy.

            Với đội ngũ giảng viên gồm 1 tiến sĩ (TS. Hồ Bất Khuất, một nhà báo kỳ cựu, từng học trường chuyên văn Nghệ An, du học tại Nga, Mỹ, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Khoa báo chí trường Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov năm 1995), 3 thạc sĩ (gồm Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Ths. Lê Hà Phương, Ths. Lê Thị Thu Hiền), 1 trợ giảng là nhà báo, nhiếp ảnh gia Sỹ Minh. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, những người đã từng giảng dạy ở các lớp liên kết đào tạo báo chí với các trường lớn, có kinh nghiệm trong việc giảng dạy báo chí. Bắt đầu từ năm 2013, Trường Đại học Vinh chính thức tuyển sinh cho nghành báo chí. Do báo chí là một ngành mới mẻ nằm trong khoa Sư phạm Ngư văn, hơn nữa quyết định mở ngành đến hơi muộn - sau khi thí sinh đã đăng ký chọn trường, nên đợt tuyển sinh đầu tiên số thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành này không nhiều. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản được ước muốn đào tạo ra những thế hệ nhà báo xuất sắc không chỉ cho khu vực miền Trung mà cho cả nước. TS. Nguyễn Hoài Nguyên từng nói như thế này: "đào tạo báo chí không cần số lượng nhiều, chỉ khoảng 30 sinh viên là đủ, miễn sao sinh viên ra trường có thể làm được nghề". Với mục tiêu "số lượng ít nhưng chất lượng đảm bảo", Nhà trường và thầy cô trong khoa Văn luôn nỗ lực học hỏi các trường đào tạo báo chí lâu năm. Sự đền đáp cho những nỗ lực đó chính là số lượng thí sinh đăng ký vào nghành báo chí qua các năm ngày một tăng lên, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.

            Dù chỉ là một nghành mới, cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng thầy cô luôn cố gắng trang bị cho sinh viên những kiến thức cần thiết nhất. Nhận biết được lý thuyết về báo chí rất ít, chỉ gói gọn trong "lòng bàn tay", chính vì vậy thầy cô luôn chú trọng cho sinh viên được thực hành nhiều.

            Nhằm giúp đỡ sinh viên có môi trường thực hành hiệu quả, Nhà trường cùng thầy cô trong tổ báo chí luôn có ý thức liên kết với các tòa báo trong tỉnh thành, tổ chức các buổi ngoại khóa cho sinh viên đi tham quan tòa soạn báo như báo Nghệ An, báo Lao động Nghệ An, tham quan Đài truyền hình Nghệ An,… bên cạnh đó nhà trường còn ký kết Quy chế phối hợp giữa báo Nghệ An và Trường Đại học Vinh nhằm tạo cơ hội cho sinh viên thực tập ngay trên ghế nhà trường cũng như việc làm sau này.

            Không dừng lại ở đó, nghành báo chí Trường Đại học Vinh còn tổ chức câu lạc bộ Phóng viên trẻ, sinh hoạt mỗi tháng một lần nhằm cung cấp những kiến thức ngoài sách vở về lĩnh vực báo chí. Mỗi một lần sinh hoạt là một chủ đề khác nhau, nó có thể là những vị khách mời (những người thành công trong lĩnh vực viết báo, những nhà tuyển dụng,…) được các thầy cô trong tổ báo chí mời đến để chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp những thắc mắc của sinh viên, nêu ra những yêu cầu của nhà tuyển dụng, hay là những chủ đề dư luận quan tâm được các bạn sinh viên đưa ra bàn bạc,… Ngoài ra, ngành còn có tập san riêng mỗi năm xuất bản một số. Tập san là nơi tổng hợp các tin bài của sinh viên ở nhiều thể loại khác nhau, do sinh viên thiết kế và trình bày, được khoa hỗ trợ về mặt in ấn. Đây là nơi thực hành để các bạn sinh viên nhằm trau dồi khả năng viết lách của mình.

            Nhằm tạo môi trường cho sinh viên tác nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, khoa đã thành lập một nhóm chuyên viết tin bài về các hoạt động của trườg, của khoa. Khuyến khích các bạn sinh viên học báo chí viết tin bài đăng lên website của khoa bằng cách trả nhuận bút (từ 20.000 đồng đến 100.000đồng tùy thuộc vào từng loại tin bài). Dù số tiền không nhiều nhưng đã phần nào khơi nguồn cảm hứng cho các bạn có thể viết, điều này được chứng minh bởi số lượng tin bài của sinh viên gửi về ngày càng nhiều.

            "Mới mẻ nhưng không non trẻ" đây là câu mà chúng ta có thể nhắc tới khi nói về ngành báo chí Đại học vinh. Ngành báo chí ở Đại học Vinh chỉ mới hình thành cách đây vài năm, cơ sở vật chất của ngành còn rất hạn chế, đội ngũ cán bộ giảng viên được đào tạo từ báo chí ra không nhiều. Vậy nhưng số lượng các tác phẩm báo chí của sinh viên trường được đăng tải trên các báo như báo Nghệ An, báo Lao động Nghệ An, tạp chí Gia đình và trẻ em, báo mạng Vnexpress,… ngày càng tăng cao. Một số bạn còn được mời làm cộng tác viên cho các báo như Hoàng Văn Thọ, Lê Kim Cường, Cao Văn Quang, Nguyễn Thị Nguyệt Tú, Trịnh Hữu Thắng… báo Nghệ An cũng đã hứa sẽ ký hợp đồng chính thức với một bạn sinh viên khóa 54 sau khi ra trường. Điều này cho thấy sinh viên báo chí có thể đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, Đại học Vinh có năng lực trong việc đào tạo báo chí.

Xu hướng phát triển của báo chí hiện nay là báo chí đa phương tiện với mô hình tòa soạn hội tụ, tích hợp các loại hình bao chí trong một tòa soạn. Do đó đòi hỏi về nguồn nhân lực trình độ cao, người phóng viên, nhà báo không đơn thuần chỉ viết tin bài mà còn phải biết quay phim, chụp ảnh, tự biên tập tin bài,… Bắt nhịp với xu thế đó, ngành báo chí Đại học Vinh đã tiến hành đào tạo báo chí tổng hợp, đa phương tiện, trang bị cho sinh viên các kiến thức về tất cả các loại hình báo chí. Theo đó, sinh viên khi ra trường có thể làm việc tại bất cứ tòa soạn báo nào, thử sức mình với tất cả các loại hình báo chí và có thể là cả lĩnh vực truyền thông, PR,…

            Để có thể làm được điều này, bên cạnh việc khuyến khích các bạn viết lách thì hằng năm khoa Ngữ văn còn tổ chức các cuộc thi như Micro vàng (cho các bạn có khả năng dẫn chương trình, đam mê muốn thử sức với lĩnh vực truyền hình), cuộc thi ảnh báo chí (nơi khởi nguồn cho những bạn sinh viên thích chụp ảnh, có đam mê với báo ảnh),… ngoài ra Hội thi sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cũng được Nhà trường và khoa tổ chức hằng năm, là nơi sinh viên giao lưu, học hỏi và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

            Bên cạnh các hoạt động đặc thù của chuyên ngành, các bạn sinh viên báo chí cũng rất có ý thức hăng hái tham gia các hoạt động của khoa, của trường tổ chức như giải Bóng đá nam (nữ) cấp khoa, giải Bóng chuyền nam (nữ) mở rộng, các cuộc thi nấu ăn, cắm hoa, cặp đôi hoàn hảo,…đặc biệt là các hoạt động tình nguyện, tham gia xung kích đoàn trường, tình nguyện vùng, tiếp sức mùa thi, hiến máu cứu người,…

            Là một nghành nhỏ nằm trong khoa Sư phạm Ngữ văn nên ngành báo chí luôn nhận được sự quan tâm của các thầy cô ở đây. Do đặc thù của báo chí khác với sư phạm, nó cần tính năng động, sáng tạo, vượt ra những khuôn mẫu có sẵn, vì vậy mà thầy cô luôn cố gắng tạo ra môi trường tốt nhất cho các bạn sinh viên báo chí học tập và tác nghiệp.

            Sau gần 5 năm đi vào tuyển sinh và đào tạo, ngành báo chí Đại học Vinh đã dần khẳng định được vị thế của mình, được đông đảo sinh viên trong và ngoài trường biết đến. Mỗi khi diễn ra các sự kiện trong trường hay trong khoa, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bạn sinh viên báo chí đang tác nghiệp, lấy tin. Chính những hình ảnh đó đã tô điểm thêm cho bức tranh đa dạng, muôn màu của Trường Đại học Vinh - trường trọng điểm quốc gia.

            Là sinh viên năm 3 đang theo học ngành báo chí tại Đại học Vinh, tôi tự hào về trường, về khoa và về ngành nghề mình đang theo đuổi. Rất nhiều người thân, bạn bè tôi khuyên tôi không nên tiếp tục theo học báo chí mà chuyển sang một hướng khác, họ cho rằng có rất nhiều sinh viên được đào tạo từ những cơ sở báo chí lớn ra còn thất nghiệp huống gì nghành báo chí Đại học Vinh là một ngành nhỏ, mới mở, chưa có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo báo chí. Nhưng tôi cho rằng với đội ngũ giảng viên báo chí giàu kinh nghiệm, nhiệt tình cùng với niềm đam mê, biết học hỏi, tiếp thu, trau dồi kiến thức thì dù học ở đâu tôi cũng có thể thành công. Vì vậy, tôi tin rằng trong tương lai ngành báo chí Đại học Vinh sẽ không ngừng phát triển, trở thành một bộ phận không thể thiếu của Trường Đại học Vinh, là cơ sở đào tạo báo chí duy nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ và sẽ là địa chỉ tin cậy cho những bạn có đam mê và muốn thử sức mình với nghề báo.

 

----------------------------------------------------------

 

2. Nguyễn Thị Thanh Tuyền - 56B Luật học

 

CHUYỆN CỦA TÔI

 

            Chào các bạn!

            Mình xin tự giới thiệu mình tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, hiện mình là sinh viên lớp B9K56 Luật học, Đại học Vinh. Hôm nay mình sẽ kể cho các bạn - những bạn đã, đang và sẽ là sinh viên của Trường Đại học Vinh về câu chuyện của bản thân mình.

            Mình sinh ra ra lớn lên ở mảnh đất Gia Lai đầy nắng và gió. Nơi ấy và thành phố Vinh này có nhiều điểm khác nhau lắm các bạn à. Một bên là phố núi nhộn nhịp, sôi động; một bên là phố biển nền nã, nhẹ nhành. À quên, mình đang kể về câu chuyện của mình mà nhỉ!

            Ngày trước, khi còn bé mình đã ước mơ trở thành một vị luật sư tài năng. Rồi cũng như bao bạn trẻ khác, mình mơ ước được vào đại học, được sống một cuộc sống sinh viên đầy mơ mộng, hoài bão, hồn nhiên và.. cả những tình yêu "nửa trẻ con, nửa người lớn" nữa. Mình thi đại học năm 2015- một năm đầy cải cách - học sinh chật vật, áp lực kỳ thi, thi xong là bao mong mỏi: chờ điểm, chọn trường, chọn ngành… Mình vẫn nhớ ngày ấy, mình định vào Tp Hồ Chí Minh học cơ, nhưng lại sợ (sợ rớt), cũng chẳng có hi vọng thi lại vì biết năng lực của mình. Thế rồi mình gửi hồ sơ ra Đại học Vinh. Có lẽ như người ta hay đùa: "trường chọn mình chứ không phải mình chọn trường". Mình đậu vào khoa luật, ngành luật học. Nhưng mình thích luật kinh tế cơ… Cái suy nghĩ "đứng núi này trông núi nọ" của mình cứ mãi lởn vởn trong đầu. Rồi lại suy nghĩ có nên học không khi hiện nay hàng nghìn sinh viên ra trường, rồi thạc sĩ, tiến sĩ vẫn thất nghiệp ? Mình cắp sách vở quần áo, một mình "ngược đường" ra Vinh chỉ với một suy nghĩ đơn giản "sống cho biết đời sinh viên" rồi sau đó đến đâu sẽ tính đến đó…Hơi mơ mộng các bạn nhỉ! Thế là quãng đời sinh viên "như mơ" của mình bắt đầu.

            Ngày ấy, mình còn chẳng biết ra đến đây thì dừng ở đâu… mình nhìn bản đồ, định vị GPS, ngồi trên xe mà cứ sợ xe chạy quá cơ. Đếm từng cây số. Sau 16 tiếng ngồi xe, mình đặt chân đến mảnh đất Vinh này. 4 giờ sáng, xe đến cầu Bến Thủy, hôm ấy trời không mưa. Mình về nhà người quen nghỉ tạm. 7 giờ sáng, chẳng còn ai ở nhà. Mình một mình xách hồ sơ lên Đại học Vinh nhập học. Cái bản đồ luôn hiện trong điện thoại của mình, ấy vậy mà vẫn lạc cơ. Hồi ấy mình đi đường Nguyễn Du lại rẽ vào đường Phượng Hoàng Trung Đô cạnh thư viện Nguyễn Thúc Hào, rồi vòng xuống Nguyễn Kiệm lại vòng lên Bạch Liêu (đúng và vòng quanh trường mà chẳng biết cổng trường ở đâu). Rồi mình đành phải hỏi đường, một bác đứng tuổi vui vẻ chỉ cho mình: "Cháu đi nhập học à, cháu đi thẳng đàng ni lên nì, rồi rẹ trái là cổng trường đó cháu, lên đó có mấy anh chị mặc áo tình nguyện đó, cháu cử hỏi rồi anh chị á chỉ cho mà mần" người Vinh nhẹ nhành, thân thiện, nhiệt tình và tốt bụng quá đi thôi. Nhờ bác ấy mà mình biết cái cổng nó nằm ở đâu đó các bạn J. Lên trường, các anh chị sinh viên tình nguyện đứng dọc các con đường trong khuôn viên trường hướng dẫn chúng tôi tất cả: từ phòng y tế ở đâu, nộp học phí ở đâu, như thế nào, thẻ bảo hiểm lấy ở đâu rồi học lớp nào, thẻ sinh viên như thế nào… Vậy là chỉ trong một buổi sáng, mình đã hoàn thành việc nhập học,lại còn được tham quan đại học Vinh nữa chứ. Trường vừa to, vừa sạch đẹp, khuôn viên rộng với nhiều cây xanh, còn có nhà thi đấu, sân bóng đá rộng rãi nữa… đúng là giống mấy ngôi trường xuất hiện trong phim ấy… Sau một thời gian học chính trị, mình được giới thiệu kỹ lưỡng hơn về trường, được gặp các anh chị khóa trên. Và chính thức trở thành thành viên của Đại học Vinh. Tại đây, mình gặp các giảng viên mới, những người đã truyền thụ rất nhiều kiến thức và kỹ năng sống, mình được gặp nhiều bạn bè mới, tham gia các câu lạc bộ. Đây gần giống như ngôi nhà của mình, còn mọi người như là thành viên trong gia đình, hòa đồng,vui vẻ, thân thiện. Nhiều người cứ bảo học đại học Vinh khó xin việc, học ra không biết làm ở đâu, không đảm bảo chất lượng giảng dạy… Nhưng khi mình vào trường, mình thực sự khẳng định họ đã sai.

            Hiện nay, mình chỉ là sinh viên năm hai, mình cũng chưa chắc chắn về tương lai hay một việc làm ổn định. Nhưng mình khẳng định rằng, tại Đại học vinh, thầy cô giáo luôn tạo nên một môi trường tốt nhất cho các bạn học tập và vui chơi. Đây không những là một nơi truyền thụ kiến thức mà còn là nơi các bạn rèn luyện các kỹ năng sống cho bản thân, giúp bạn ngày càng hoàn thiện bản thân hơn. Cũng như các bạn, mình đang cố gắng nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng sống và cả trình độ ngoại ngữ. Chỉ cần các bạn cố gắng hết mình, sống với đam mê và hoài bão của tuổi trẻ, Đại học Vinh sẽ chắp các cho ước mơ của các bạn trở thành hiện thực.

 

----------------------------------------------------------

 

3. Lê Thị Huyền - 55A1 SP Sinh học

 

ĐẠI HỌC VINH - GẦN 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

 

            Mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió. Tại nơi đây đã có biết bao thế hệ lớn lên và có rất nhiều nhân tài xuất thân từ mảnh đất này.

            Nói đến mảnh đất miền Trung chúng ta không thể không nhắc tới Đại học Vinh - một trong những cái nôi đào tạo nhân tài cho cả nước.

            Đại học Vinh thành lập vào ngày 16/7/1959, tính đến nay đã dược 58 năm. Với truyền thống gần 60 năm xây dựng và phát triển, ngày 11/7/2011 Đại học Vinh được xếp vào danh sách một trong 16 trường đại học trọn g điểm quốc gia.

            Nằm ngay trên đường quốc lộ 1A, trụ sở chính nằm ở 182 đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Bước vào trường chắc chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước nét đẹp của trường Vinh. Khuôn viên trường là một màu xanh với những tán lá bàng xanh mướt, hàng cây bằng lăng nở hoa tím ngắt hay những hàng phượng vĩ già nua nở hoa đỏ rực vào mỗi mùa ve kêu. Đơn giản hơn là hai hàng hoa sữa nở trắng muốt mỗi khi thu về. Xung quanh trường có những bồn hoa, những thảm cỏ, những cây cảnh được cắt tỉa, chăm sóc cẩn thận. Với khuôn viên đẹp Đại học Vinh nằm trong tóp 15 Trường Đại học có khuôn viên sanh sạch đẹp nhất cả nước.

            Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đa cấp đa ngành. Hiện tại có 19 khoa đào tạo, 1 trường trung học phổ thông chuyên, một trường mầm non thực hành, một trường tiểu học. Trường có 45 ngành đào tạo bậc đại học, 31 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Ở đây là môi trường học tập của 40 nghìn học sinh, sinh viên và học viên đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước và hơn 500 sinh viên quốc tế đến để học tập và nghiên cứu.

            Trường có một đội ngũ cán bộ vững mạnh, có trình độ cao, nhiệt tình tâm huyết với nghề. Trường có tới gần một nghìn cán bộ, giảng viên trong đó có 65 giáo sư, phó giáo sư, 175 tiến sĩ và gần 500 thạc sĩ, 4 giảng viên cao cấp. Trường Đại học Vinh nằm trong nhóm 20 trường đầu tiên được hội đồng quốc gia kiểm định chất lượn g giáo dục công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng về đào tạo. Chúng ta thật vinh dự và tự hào khi là sinh viên Trường Đại học Vinh. Ở đây sẽ là cái nôi để phát huy hết khả năng của mỗi người.

            Chương trình giáo dục của Trường Đại học Vinh được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của bộ giáo dục và đào tạo, học hỏi kinh nghiệm các chương trình tiên tiến trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo tính liên thông.

            Không những thế, Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện hiện đại hóa. Gồm những hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn, hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng được cải tạo. Ở đây sinh viên được học tập và làm việc, tiếp xúc với những máy móc, kỹ thuật hiện đại đáp ứng chương trình đào tạo tiên tiến.

            Hiện nay, Trường Đại học Vinh đang mở rộng quy mô đào tạo với hai cơ sở đào tạo với diện tích 20ha. Ngoài ra trường dự tính xây dựng một số cơ sở phục vụ cho đào tạo nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ. Đồng thời trường cũng tăng cường hợp tac với các trường đại học khác ở khu vực Đông Nam Á hướng tới là một trong những trường thuộc hệ thống đào tạo là một thành viên của ASEAN.

            Sinh viên Trường Đại học Vinh năng động, sáng tạo. Với danh hiệu 8 chữ vàng: "Bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tình nguyện" đã và đang góp phần xây dựng Trường Đại học Vinh ngày một vững mạnh, Là một sinh viên của Trường Đại học Vinh, đó là một tự hào và là một vinh dự rất lớn. Chúng ta cần tu dưỡng học tập và rèn luyện xứng đáng với danh hiệu 8 chữ vàng của sinh viên Trường Đại học Vinh.

            Hãy đến với Đại học Vinh - nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ!

 

----------------------------------------------------------

 

4. Hoàng Văn Nhất - 55B4 Luật Kinh tế

 

ĐẠI HỌC VINH - HỒI ỨC TRONG TRÁI TIM TÔI

 

            Ước mơ không phải là cái gì sẵn có

            Cũng không phải là cái gì không thể có

            Ước mơ giống như một con đường chưa có

            Nhưng con người phải khai phá và vượt qua.

           

            Trong một giờ, một phút và thậm chí có thể là trong một giây, vạn vật, mọi thứ và con người đều có thể thay đổi. Nhưng sự việc đó, cá thể đó đã thay đổi, đi lên theo hướng nào đó mới chính là điều đáng quan tâm, lo lắng? Tích cực hay tiêu cực? Và người trả lời được câu hỏi đó chỉ có thể là chính bản thân mỗi cá thể, con người đó mà thôi. Mỗi người chúng ta muốn thay đổi cuộc sống một cách tích cực thì điều trước tiên ta cần phải có đó chính là ước mơ. Ước mơ chính là nguồn động lực thật sự của cuộc sống, là hạt mầm của mọi thành công khi được "vun trồng" bằng ý chí, lòng quyết tâm và sự nổ lực bền bỉ. Con người sống thì phải biết ước mơ và tin tưởng, dẫu không phải ước mơ nào rồi cũng sẽ trở thành hiện thực. Trong cuộc đời, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ để luôn hy vọng, sống lạc quan và tránh rơi vào tâm trạng bi quan, tuyệt vọng. Vậy hãy mơ những gì mà mình muốn có, làm những gì mà mình muốn đạt được để có được hạnh phúc trong cuộc đời. Đó cũng là đích mà mỗi chúng ta đặt ra để làm mục tiêu phấn đấu, để thực hiện được ước mơ đó bản thân mỗi người phải lựa chọn cho mình một vạch xuất phát.

            Vạch xuất phát ấy phải phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi người và đó cũng chính là sự khởi đầu cho một tương lai. Và tôi cũng vậy, ngay từ khi còn nhỏ tôi đã luôn mơ ước mình sẽ trở thành một Luật Sư giỏi để bảo vệ công lý và công bằng cho những người dân vô tội, những người nghèo. Ước mơ đó đã hun đúc cho tôi thêm ý chí, niềm tin, nghị lực và sức mạnh. Ngay từ khi còn học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, tôi đã luôn cố gắng nỗ lực phấn đấu học tập rèn luyện các kỹ năng cho bản thân, đặc biệt là kỹ năng nói trước đám đông và cách bảo vệ quan điểm của mình.

            Thời gian trôi qua, ước mơ đó trong tôi cứ lớn dần. Từ một nơi xa xôi quê hương Nam Định tôi đã mang sách vở lên Hà Nội để theo đuổi ước mơ đó, tôi đã tham gia kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tôi tin đó là chan lý, đó là con đường mà tôi sẽ phải đi để có được ước mơ của mình. Tôi nộp hồ sơ thi tuyển vào Đại học Luật Hà Nội, nhưng có lẽ máy mắn không chào đón tôi, tôi không đủ điểm để theo học Luật ở trường Đại học Luật Hà Nội. Và rồi tôi nhận được giấy báo trúng tuyển vào Bách Khoa đó có lể là niềm vui mừng là điều kỳ diệu với bố mẹ với gia đình của tôi, nhưng đó không thực sự là ước mơ của tôi. Và rồi tôi đã gọi điện trò chuyện với cô giáo chủ nhiệm của mình và đó cũng chính là phép màu của cuộc đời tôi. Cô nói với tôi "Có lẽ tuổi trẻ của chúng ta là đoá hoa. Đoá hoa ấy sẽ vào độ rực rỡ nhất, tươi đẹp nhất khi chúng ta dành tuổi trẻ của mình để toàn tâm thực hiện một ước mơ nào đó mà với chúng ta - ước mơ ấy thực sự chính là lý tưởng mà sống chết, ít nhất một lần trong cuộc đời cũng phải theo đuổi và hoàn thành nó". Và cô cho tôi gợi ý hãy nộp nguyện vọng hai vào khoa luật -Đại học Vinh trên quê hương Bác Hồ kính yêu và đó cũng là ngôi trường mà cô đã theo đuổi ngành sư phạm Sinh.

            Tôi đã quyết định lựa chọn khoa luật Trường Đại học Vinh làm môi trường rèn luyện và học tập cho mình. Kết quả xét tuyển nguyện vọng 2 đã có tôi đã trúng tuyển vào khoa luật Đại Học Vinh đúng như tôi mong muốn. Đến giờ phút này khi đã là sinh viên năm thứ 3 của trường nhưng những kí ức về ngày đó tôi chưa bao giờ quên được. Đúng vậy nhớ lại 3 năm về trước khi có giấy báo nhập học bố mẹ tôi vừa mừng vừa lo, mừng vì con đã đỗ đại học nhưng lo vì xa nhà, khí hậu thất thường và không có một người thân nào ở đó. Tôi và bố mình đã bắt một chuyến xe vào Vinh, lúc xe vừa dừng tại cổng trường trái tim tôi như đập rộn ràng hơn, tôi hồi hộp lo lắng và hạnh phúc khi đứng trước một người trường rất to và đẹp, tôi thầm nghĩ từ đây mình sẽ xây dựng ước mơ của mình. Thầm hứa với lòng sẽ cố gắng học tốt không phụ lòng cha mẹ nơi quê nhà. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể được học tập trong ngôi trường đẹp, lớn và lung linh như vậy. Đại học Vinh hiện ra thật đẹp, đẹp hơn cả trong tưởng tượng của tôi. Thoạt nhìn Trường Đại học Vinh hiện ra với cánh cổng lớn, bên tay trái là phòng trực của bác bảo vệ và tiếp đến là Hội trường lớn. Nhìn thẳng là dãy nhà cao 7 tầng khang trang và dưới là một tảng đá với khẩu hiệu được in trên đó "ĐẠI HỌC VINH NƠI TẠO DỰNG TƯƠNG LAI CHO TUỔI TRẺ", bước qua cổng trường đi vào một đoạn chúng ta sẽ thấy những hàng cây xanh mát như là minh chứng cho sự năng động của trường vậy. Tôi như lạc vào một thế giới mới - một thế giới của tri thức.

            Sự bỡ ngỡ không biết phải làm sao của kẻ xứ lạ được nâng đỡ bởi những thanh niên màu xanh tình nguyện giúp đỡ khiêng chiếc thùng đựng đồ vào phòng bảo vệ, hai cha con tôi cảm thấy hết sức vui mừng khi được 2 bác bảo vệ nhiệt tình giúp đỡ cho uống nước, ngồi quạt mát, họ rất hiền lành và tốt bụng, những con người mảnh đất miền trung tuy nhỏ bé nhưng thật ấm áp tình người, bác đã cho tôi gửi đồ và giúp cha con tôi vào làm thủ tục ở trong ký túc xá số 2 của trường, sáng ngày hôm sau tôi được các anh chị tình nguyện giúp đỡ đưa tôi lên các phòng ban của trường để làm thủ tục nhập học. Các thầy cô trong trường đều thật cởi mở và thân thiện. Tôi cứ lo mình vào nhập học muộn các cô sẽ trách mắng và không cho nhập học. Tôi run run cầm tập hồ sơ trên tay vừa nhìn thấy tôi cô đã ân cần hỏi em có chuyện gì? Tôi lắp bắp thưa :dạ thưa cô em đến nhập học ạ. Cô mỉm cười một nụ cười thân thiện, được rùi để cô lấy hồ sơ nha. Từ cảm giác lo lắng, sợ hãi, tôi bỗng cảm thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc biết nhường nào. Tôi cảm nhận những thầy cô nơi đây đều thật nhiệt tình, hiền lành, đáng yêu và tốt bụng. Viết đến đây cảm xúc trong tôi cứ ùa về mạnh mẽ và mọi thứ như chỉ mới bắt đầu. Thời gian trôi qua thật nhanh, mới ngày nào tôi chỉ là một tân sinh viên nhút nhát, e dè, sợ sệt nhưng giờ đây tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều dưới sự dạy dỗ của thầy cô và sự giúp đỡ đùm bọc của bạn bè và hơn thế nữa là tôi được sống trong một môi trường giáo dục lành mạnh và phát triển. 3 năm qua tôi đã luôn cố gắng nỗ lực và giờ đây tôi cảm thấy mình càng phải cố gắng nỗ lực hơn nữa .

            Trường tôi nằm ngay giữa lòng thành phố Vinh tỉnh Nghệ An quê hương Bác Hồ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trường luôn không ngừng phát triển lớn mạnh và vươn mình giữa lòng thành phố nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung . Trường luôn nêu cao một khẩu hiệu là "Nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ" để xây dựng nước nhà giàu đẹp. Với tinh thần xây dựng một "mái trường thân thiện, sinh viên tích cực", một trường đào tạo đại học đa nghành tại khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng với mọi thời đại. Là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của khu vực và cả nước. Là trường đại học trọng điểm quốc gia, một số nghành đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mục tiêu của trường đã ăn sâu vào bản thân tôi, tiếp thêm cho tôi động lực để xác định rõ mục tiêu của người sinh viên: Học để tích lũy giá trị sống cho bản thân, nắm bắt tri thức của nhân loại, chinh phục đỉnh cao của khoa học góp phần xây dựng sự phồn thịnh của quê hương Lai Châu nói riêng và đất nước nói chung, tạo dựng một tương lai tươi sáng cho bản thân.

            Trường Đại học Vinh, mái trường tôi yêu! Mái trường đã gắn bó với tôi biết bao nhiêu là kỉ niệm buồn có, vui có, hạnh phúc cũng có. Cuộc sống xa nhà thời gian đầu tôi không quen nên cảm thấy mọi thứ thật khó khăn và vất vả nhưng chưa bao giờ tôi nhụt chí và cảm thấy chán nản. Tôi luôn cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của anh chị, cha mẹ nơi quê nhà và thầy cô đã dạy dỗ tôi. Những lần chuẩn bị được về quê là tôi cảm thấy vui sướng và hạnh phúc vì về đó tôi có thể kể cho cha mẹ và bạn bè nghe về mái trường tôi đang học, về những gì tôi đã trải qua khi xa nhà. Về những con người tốt bụng mà tôi đã gặp và nhiều điều thú vị khác nữa. Nơi đây đã trau rồi cho tôi nhiều kiến thức để tôi có thể bước vào đời. Trải qua quá trình học tập tại trường, tôi thấy trường ngày càng lớn mạnh phát triển và thay đổi rõ nét cả về nguồn nhân lực lẫn vật lực. Hơn nửa thế kỉ xây dựng phát triển và trưởng thành, 57 năm Trường Đại học Vinh đã đứng vững và tạo cho mình một chỗ đứng trong nhận thức của xã hội. Với sự nỗ lực không mệt mỏi của tất cả thầy cô, các bạn học viên, sinh viên, học sinh cho đến nay nhà trường đã được tặng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009, 2014), Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2009, 2011), danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (2004) và nhiều phần thưởng cao quý khác.

            Năm học 2016 - 2017, Trường có 50 ngành đào tạo đại học, 35 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Nhà trường có Trường THPT Chuyên với 6 môn chuyên, Trường TH Sư phạm với 4 cấp học chất lượng cao với quy mô gần 48.000 học sinh, sinh viên, học viên đến từ 54 tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài ra, Trường còn liên kết với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước đào tạo các trình độ đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước.         

            Trường sở hữu một đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm, nghiệp vụ giảng dạy tốt, tâm huyết yêu nghề, luôn nêu cao lý tưởng lấy chất lượng giáo dục của sinh viên làm mục tiêu phấn đấu hàng đầu. Với 18 khoa đào tạo và 22 phòng ban trung tâm, trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Trường Đại học Vinh không ngừng lớn mạnh. Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ với hơn hơn 1.000 người; trong đó có 62 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, gần 500 thạc sĩ. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh. Đây đều là những con người có trình độ chuyên môn và đạo đức với nghề. Đó là điều kiện quan trọng về nguồn nhân lực. Tôi thực sự có niềm tin khi được trực tiếp học tập dưới sự dạy dỗ của đội ngũ giảng viên giỏi và đầy kinh nghiệm ấy. Tôi được tiếp thu, học hỏi những bài học hay, những điều thú vị mới mẻ trong giáo trình cũng như trong thực tế cuộc sống. Tôi thấy mình trưởng thành và lớn hơn về tri thức mỗi ngày.

            Tôi luôn tự hào vì mình là sinh viên khoa Luật - một khoa tuy thời gian thành lập chưa lâu mới từ năm 2014 nhưng sự lớn mạnh của khoa thì thật đáng ghi nhận .Với số lượng sinh viên chính quy cũng như tại chức rất lớn. Tăng nhanh về số lượng qua các năm. Hiện nay khoa còn phân nghành thành Luật học và Luật kinh tế thu hút đông đảo sinh viên từ khắp các tỉnh thành đến học. Các thầy cô trong khoa cũng dần trưởng thành hơn cả về số lượng và chất lượng. Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi tôi bước vào nghành luật có lẽ theo tôi đây là một nghành hay và hiểu biết được nhiều về xã hội. Thầy cô khoa tôi cũng là những người đầy nhiệt huyết với sức trẻ, năng động, ham tìm tòi cái mới trong mỗi bài giảng trên lớp của thầy cô là những bài học hay, giá trị gắn liền với nghề nghiệp tạo cho tôi sự hiểu biết toàn diện về các vấn đề. Đối với tôi, được lĩnh hội tri thức từ những con người ấy quả là một điều may mắn. Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên rèn luyện về kỹ năng nghề nghiệp, khoa còn xây dựng cả câu lạc bộ thực hành pháp luật để sinh viên có thể rèn rũa, thực hành những kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống, rèn luyện nhiều kỹ năng mềm bổ ích hỗ trợ cho sinh viên, để khi vào nghề không còn bỡ ngỡ với công việc. Hằng năm khoa còn tổ chức cuộc thi rèn nghề cho sinh viên vào dịp 26/3 đây là cơ hội để cho các bạn sinh viên ghi nhớ củng cố lại kiến thức các môn chuyên nghành, là sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên khẳng định kiến thức của bản thân mình. Các thầy cô trong khoa luôn yêu thương gần gũi gắn bó với sinh viên, quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của các em để có biện pháp hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần, lắng nghe chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, trao đổi bài với sinh viên. Tấm lòng thương yêu sinh viên và nhiệt huyết của thầy cô luôn là hành trang quý giá cho tôi và các bạn sinh viên trong khoa học tập và noi theo. Tôi hi vọng và tin tưởng khoa luật sẽ ngày càng lớn mạnh và phát triển vì nơi đây luôn có những con người tràn đầy tâm huyết, sức trẻ một tình yêu nghề và say đắm với nghề.

            Sinh viên khoa Luật nói riêng và sinh viên Trường Đại học Vinh nói chung sẽ luôn nêu cao ý chý phấn đấu học tập và rèn luyện để đúng với cương lĩnh của trường đặt ra "Bản Lĩnh-Trí Tuệ -Văn Minh -Tình Nguyện".

            Để khẳng định chất lượng và thương hiệu của trường trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà. Bên cạnh nguồn nhân lực lớn mạnh về số lượng và chất lượng Trường Đại học Vinh cũng đang xây dựng cho mình hệ thống cơ sở vật chất khang trang hiện đại hệ thống phòng học giảng đường hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo đa nghành,giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng. Hệ thống phòng thí nghiệm thư viện đang được hoàn chỉnh hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải tạo, ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thủy-Trường Thi (14ha), trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở 2 thuộc huyện Nghi Lộc với diện tích 258ha. Ngoài ra trường còn đang xây dựng một số cơ sở phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ. Trung tâm thư viện của trường hiện đại với nhiều đầu sách, cơ chế làm việc năng động cung cấp cho sinh viên, giảng viên với những thông tin khoa học bổ ích, tạo thuận lợi trong quá trình giảng dạy cũng như học tập và nghiên cứu khoa học.

            Tôi thực sự hài lòng và tự hào với bạn bè về thư viện của trường nơi tôi đang học. Mỗi khi đặt chân vào thư viện tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé trong muôn vạn tri thức xung quanh. Tại đây đã cho tôi môi trường học hiệu quả, nơi đọc sách yên tĩnh và phòng ngồi đọc được trang bị bàn ghế thuận tiện. Các thầy cô trong thư viện cũng thật nhiệt tình và thoải mái. Hồi đó mới vào trường tôi ở kí túc nên tôi thường xuyên lên thư viện vào những lúc rảnh để đọc sách cho vơi bớt nỗi nhớ nhà và sự cô đơn. Các bạn thấy đó, khi vào đây các bạn có thể học tập được rất nhiều, cập nhật được nhiều thông tin hay mới mẻ của xã hội thông qua các cuốn tạp chí, tham khảo và tìm kiếm được nhiều tài liệu hay bổ ích cho các môn học, nắm bắt tiếp thu và xử lý vấn đề một cách logic. Bên cạnh việc yêu những cuốn sách trên thư viện, tôi còn yêu và hoà mình vào quang cảnh trong trường, vì mỗi buổi chiều khi nhớ nhà tôi có thể đi dạo lang thang trong khuôn viên trường thả lòng mình theo gió, tôi cảm giác quang cảnh trường lúc nào cũng hiện lên thật đẹp và thơ mộng nhiều màu sắc của những hàng cây cổ thụ, cây đa to rễ mọc dài buông xuống gốc ngọn vươn cao xanh tốt um tùm, những cây dừa cứ vườn mình cao vút, hay những hàng xoài xanh đu đưa trong gió, những hàng hoa sữa thơm ngào ngạt và nhiều cây phượng vĩ nở đỏ cả một góc trời. Dù bão, gió và cái nắng thiêu người của mảnh đất miền Trung nhưng vẫn vươn mình khẳng định sức sống mãnh liệt không gì có thể quật ngã cũng giống như Trường Đại học Vinh sẽ luôn vươn mình thực hiện chức năng giáo dục nước nhà.

            Nhìn những hàng cây trong khuôn viên chúng ta có thể đoán được tuổi của trường. 57 năm một chặng đường, một con số không lớn cũng không nhỏ. Ngần ấy năm trường đã đào tạo và cung cấp bao nhiêu nhân tài cho đất nước. Nơi đây nơi đã sản sinh ra không biết bao nhiêu thế hệ sinh viên đủ đức, đủ tài lập nghiệp.

            Ngoài ra trong khuôn viên trường còn có trung tâm thể dục thể thao hiện đại và khang trang với 2 sân cỏ nhân tạo, sân tenis, sân tập thể hình,... nhằm giúp sinh viên rèn luyện không chỉ về tri thức mà còn về sức khỏe tạo ra những con người đủ cả đức, trí và lực. Vào mỗi buổi chiều các bạn sẽ cảm nhận được vẻ náo nhiệt và hào hứng của các bạn sinh viên tới tập luyện thể dục thể thao. Cảnh sắc thiên nhiên hòa cùng con người thật nên thơ. Thiên nhiên cùng con người nơi đây đã vẽ nên mái Trường Đại học Vinh mang một vẻ đẹp, thân thương, hiền hòa và tràn đầy nhựa sống. Không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp của khuôn viên trường với những hàng cây và những dãy giảng đường khang trang hiện đại. Trong trường còn có hệ thống các dãy Kí túc xá, căng tin đẹp và hiện đại dành cho sinh viên có nhu cầu ở nội trú với mức giá vừa phải hỗ trợ cho sinh viên ở nơi xa đến yên tâm học tập tốt, với nội quy giờ giấc đảm bảo an toàn cho sinh viên. Thành lập đội ngũ sinh viên sung kích cùng cán bộ quản lý kí túc thường xuyên thanh tra, kiểm tra xây dựng một môi trường sinh hoạt cho sinh viên trong sạch, lành mạnh, tạo sự thống nhất gắn bó, đoàn kết trong khối sinh viên.

            Có lẽ mái trường của tôi đẹp như vậy đã hun đúc và hoàn thiện nên những con người hoàn thiện cả về tri thức lẫn nhân cách. Tôi thấy các bạn sinh viên nơi đây hiền lành, ngoan ngoãn, chăm chỉ, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Cùng nhau vượt qua tất cả những khó khăn thử thách trong quãng thời gian xa nhà, xa cha mẹ, sống tự lập nơi đất khách quê người. Những hành động này của các bạn đã thể hiện truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam nói chung và thể hiện được vẻ đẹp của con người miền trung nói riêng. Một mảnh đất không nhận được sự ưu đãi của thiên nhiên nhiều nhưng những con người nơi đây luôn hiếu học và có ý chí cầu thị cao, luôn đoàn kết cùng nhau vượt qua thử thách. Nhiều khi tôi nghĩ tôi hạnh phúc hơn nhiều người khi được vào miền trung vì ở nơi đây luôn cho tôi động lực thúc đẩy ý chí và tinh thần để tôi phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi của Trường Đại học Vinh mà có lẽ ở môi trường khác tôi không có nghị lực phấn đấu.

            Bên cạnh mặt học tập trường tôi còn trang bị và tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện kỹ năng thông qua các hoạt động phong trào đoàn hội. Nhà trường luôn đổi mới sáng tạo và có tổ chức trong việc phát động các phong trào nhằm tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng khiếu trình độ chuyên môn như: cuộc thi Miss Vinh, cuộc thi tiếng hát sinh viên, tìm kiếm tài năng MC, đá bóng các cuộc thi văn nghệ của các chi đoàn chi hội, các khoa... Đây là điều kiện lý tưởng để sinh viên rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử,đổi mới bản thân tự tin là chính mình.

            Các cuộc học tập thi đua dạy tốt học tốt, sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và cuộc thi viết về nhà trường sáng tác thơ, văn, bài hát... cũng tạo cho sinh viên nhiều kỹ năng cần thiết và tình yêu mái trường nơi đã rèn luyện tạo dựng tương lai cho nhiều thế hệ. Góp phần tô sáng vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà . Đúng vậy 57 năm trưởng thành và phát triển, Trường Đại học Vinh vẫn luôn sáng ngời về chất lượng đào tạo. Những đóng góp của trường đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà không gì có thể diễn tả được. Hơn nửa thế kỉ xây dựng và trưởng thành trường đã tạo dựng cho mình một thương hiệu về giáo dục đào tạo con người trong thời đại mới .Tôi nghĩ để biết rõ hiểu sâu về trường mỗi chúng ta chỉ có thể chứng kiến và cảm nhận từng phút, từng giây qua thời gian và không gian sẽ cho chúng ta câu trả lời thông minh nhất về sự phát triển lớn mạnh của trường.

            Với tư cách là một người con của khoa Luật- Đại Học Vinh, tôi tin tưởng và chờ đợi vào một ngày không xa trường sẽ trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia có một số nghành đạt tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở đào tạo đại học đa nghành cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội, là trung tâm nghiên cứu khoa học ứng dụng chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Thu hút sinh viên từ khắp các tỉnh thành về học tập rèn luyện và để đóng góp công sức nhỏ bé xây dựng trường tôi hứa sẽ cố gắng học tập rèn luyện thật tốt, xứng đáng là một sinh viên, một cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu.

            Quãng thời gian sinh viên của tôi đang dần khép lại nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy hối hận vì những gì mình đã chọn và những gì mình đã làm được tại mái trường này. Dù sau khi đã rời xa mái trường trở về quê hương lập nghiệp thì trái tim và đôi mắt của Tôi vẫn luôn hướng về nơi đây. Nơi đã cho Tôi nhận ra giá trị cuộc sống, tri thức, rèn rũa cho tôi cả trí và lực cho tôi biết thế nào là một con người chân chính khi còn trẻ hãy sống và cháy hết mình. Đại học Vinh mãi là bến bờ tạo dựng tương lai cho tôi. Những hình ảnh, kí ức về ngôi trường và những con người nơi đây trong những năm qua sẽ không bao giờ phai mờ trong tôi. Đó là hành trang quý giá nhất nâng bước chân tôi trên đương đời. Tôi sẽ luôn nhớ về hình bóng của thầy cô, bạn bè những người đã sinh ra tôi lần thứ 2 trong cuộc đời.

            Tôi yêu Đại Học Vinh nơi đã dành cho tôi một cách trọn vẹn nhất, và tình yêu đó sẽ mãi mãi trong trái tim tôi !

 

----------------------------------------------------------

 

5. Nguyễn Thị Thảo - 54B Quản lý Giáo dục

 

ĐẠI HỌC VINH - TRƯỞNG THÀNH TỪ CÁC PHONG TRÀO TÌNH NGUYỆN

 

            Tôi bây giờ đang là sinh viên năm cuối, đi qua một chặng đường dài. 4 năm đối với sinh viên năm nhất thì là một chặng đường dài phía trước và là một thời gian lâu lắm, còn với sinh viên năm cuối như tôi đây 4 năm nó trôi nhanh như con tàu vậy. Cảm giác của sinh viên năm cuối khi được hỏi về thời gian 4 năm thì nếu ai được hỏi cũng nói: Trời sao nó trôi qua nhanh vậy!.

            4 năm một khoảng thời gian để có thể ta trưởng thành, ta thay đổi. 4 năm sau ngày tốt nghiệp cấp 3, ai cũng thay đổi, ai cũng trưởng thành theo con đường mà mình đã lựa chon. Nếu lập gia đình thì trở thành người mẹ, người bố chăm con không còn ngây thơ, hồn nhiên như ngày còn đi học bắt đầu phải lo cho tổ ấm nhỏ của mình, ai đi làm thì cũng tất bật với công việc ngày đêm nhìn cũng già dặn, chính chắn hơn, còn những người tiếp tục viết tiếp ước mơ của mình trên giảng đường đại học cũng trở thành theo một cách khác.

            Đối với tôi, sau 4 năm đại học, bây giờ đã có nhiều đổi khác, mà bạn bè thân hay bố mẹ cũng nói rằng đã trưởng thành và thay đổi nhiều so với trước. Nhiều khi nhìn lại quảng thời gian 4 năm qua tôi đã thay đổi thế nào, thay đổi ra sao và thay đổi nhờ điều gì??? Tôi đã nhận ra rằng tôi thay đổi, tôi trưởng thành dưới ngôi trường này, tôi luôn tự hào khi nói mình là sinh viên ĐẠI HỌC VINH. Và tôi trưởng thành, phát triển nhờ có sự dìu dắt của thấy cô, của bạn bè và một điều tôi nhận ra rõ nhất đó là tôi TRƯỞNG THÀNH QUA CÁC PHONG TRÀO TÌNH NGUYỆN.

            Tôi bây giờ đã khác nhiều lắm so với tôi cách đây 4 năm về trước khi đang là học sinh cấp 3. Cách đây 4 năm tôi - một cô học sinh lớp 12 đang còn hồn nhiên, vui tươi bên các bạn. Là một học sinh rụt rè, nhút nhát, ít tham gia các hoạt động ngoài nhà trường như đi chơi với lớp, tụ tập hội bạn… mặc dù tôi cũng như bao đứa học sinh nào cũng có một hội bạn thân, luôn bị nhận xét là trầm tính. Tôi của bây giờ đã khác không còn rụt rè hay nhút nhát, mà đổi lại rất hay tham gia các hoạt động tập thể, các phong trào của lớp, của khoa, của trường. Tham gia các câu lạc bộ, thích trải nghiệm. Có được điều đó do nhiều yếu tố tác động như mọi người nói có thể là do thay đổi môi trường sông, môi trường học tâp… cũng có phần đúng nhưng đối với tôi điều làm tôi thay đổi rõ nhất đó chính là tham gia các hoạt động tình nguyện tại trương từ năm nhất, đã thay đổi suy nghĩ, hành đông nói cách khác là thay đổi thế giới quan trong tôi, và đó cũng là cả một quá trình phấn đấu tại ngôi trường này.

            Ngày còn là một học sinh tôi luôn yêu các anh chị mặc áo xanh tình nguyện tham gia các phong trào tình nguyện trên các phương tiện thông tin, hay tại các buổi sinh hoạt đoàn và đặc biệt là đợt tham gia thi đại học nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị sinh viên áo xanh hi vong trường Vinh và đó cũng là mơ ước của một cô học sinh nhỏ ngày đó. Lên đại học để viết tiếp ước mơ của mình tôi đã lụa chọn Trường Đại học Vinh. Ngày học lớp chính trị đầu khóa khi nghe các thầy giới thiệu các phong trào tình nguyện tôi rất hào hứng và luôn mơ ước được tham gia các hoạt động đó một lần.

            Năm nhất đối với tôi khởi đầu hơi khó khăn khi phải thay đổi môi trường sống từ việc luôn được bao bọc, che chở trong vòng tay bố mẹ thì nay phải tự lập mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ. Lịch học, cách thức học cũng khác, chưa thể kết bạn trên lớp vì ít học cùng nhau nên tôi vẫn rất nhát nhát, rụt rè. Sang kỳ hai tôi đã bắt nhịp được với cuộc sống mới, có nhiều bạn hơn và cũng hòa đồng hơn. Và niềm mơ ước cũng đã thành hiện thực khi cuối năm nhất tôi được nằm trong đội tình nguyện tiếp sức mùa thi khoa Giáo dục - điều nay đến giờ tôi đánh giá là bước ngoặt đầu tiên cho sự thay đổi của minh.

            Ngày tôi nhận được thông tin được tham gia tiếp sức mùa thi tôi đã rất vui mừng, đôi khi ngồi tưởng tượng lại nhũng điều mà mình đã thấy và xen lẫn vào đó là lo lắng khi nhận nhiệm vụ lần đâu tiên. Ngày ra quân làm nhiệm vụ, đó là ngày tôi nhớ mãi, khoác trên mình chiếc áo xanh hòa bình đứng trong hàng trăm chiến sĩ tình nguyện hè tôi cảm thấy xúc động và tự hào, càng tự hào hơn khi được nhận thẻ "chiến sĩ tình nguyện hè". Sau buổi lễ ra quân các đội tình nguyện đến các địa điểm đã được phân công để làm nhiệm vụ. Trong cái nắng tháng 6, tháng 7 hàng trăm chiếc áo xanh đổ về các ngã đường thành phố, một hình ảnh đẹp nhất mà tôi từng thấy. Hai ngày đầu đội chúng tôi làm ở đầu cấu Bến Thủy làm nhiệm vụ hướng dẫn thí sinh và phụ huynh tì đường và nhà trọ. Nắng thành Vinh làm cho sắc áo của chúng tôi thêm xanh, làm cho những khôn mặt nhễ nhại mồ hôi, những ánh mắt nheo lại vì nắng những trên môi luôn hiện diện nụ cười tươi tắn, những nụ cười đó còn rạng rỡ hơn khi gặp phụ huynh thí sinh hỏi đường, chỉ đường cho phụ huynh, nói một vài câu khích lệ, động viên tinh thần cho thí sinh. Cố gắng em nhé, Chúc em thành công, Chúc em thi tốt… đó là câu của miệng của chúng tôi khi gặp thí sinh, chúng tôi hy vong những câu nói dù nhỏ nhưng sẽ tiếp thêm tự tin sức mạnh cho thí sinh. Đứng dưới cái nắng như đổ lửa nhưng tinh thần làm việc của chúng tôi luôn tràn đầy, động lực của chúng tôi đó là lời cảm ơn của phụ huynh của thí sinh, hay là lời khen của các bác bán nước ven đường đôi khi còn là sự hỏi thăm của phụ huynh như: Các con vất vả quá, Cảm ơn các con nhiều nhé... chính vì thế mà tôi luôn cảm thấy tự hào khi là một thành viên của đội. Và cũng chính thời gian này tôi đã mở lòng hơn, đón nhận những điều tốt đẹp, Nhũng giờ giải lao, nhũng giờ nghỉ trưa bên các đồng chí của mình là những thời khắc vui vẻ, đậm chất sinh viên mà một cô sinh viên năm nhất như tôi mới lần đầu cảm nhận được.

            Sau hai ngày làm nhiệm vụ hướng dẫn thí sinh tìm trường, tìm nhà trọ, đội chúng tôi được điều về cổng trường Chuyên Đại học vinh hướng dẫn thí sinh tìm phòng thi để làm thủ tục. Trên khắp các điểm thi đồng hành cùng các thí sinh luôn có sự hiện diện của chúng tôi. Nhìn những gương mặt ngơ ngác, e dè của các bạn thí sinh tôi như được nhìn thấy mình cách một năm về trước cũng rụt rè, lo lắng như thế nhưng bây giờ tôi thấy thật tự hào khi mình có thể giúp các em vơi bớt đi sự lo lắng đó như cách mà các anh chị tình nguyện đã giúp đỡ tôi trước đây. Những nụ cười, những lời cảm ơn của các em làm xua tan cái nắng thành vinh, làm xua đi những giọt mồ hội khi mà các chiến sĩ tình nguyện chạy đi chạy lại dưới sân trường. Giờ ra về lượng người đông đảo dưới cái nắng, cái nóng toàn đội tình nguyện chúng tôi được phân công làm rào sông để bảo bảo giao thông được thuận lợi. Những ngày thi của kỳ thi đại học cũng chính thức bắt đầu, khắp các ngả đường thành vinh, xung quanh các khu vực thi luôn có hình ảnh chúng tôi - những chiến sĩ tình nguyện luôn đồng hành cùng phụ huynh và sĩ tử. Lúc các em đang thi là lúc chúng tôi ngồi bên nhau cùng tâm sự về cuộc sống sinh viên, kinh nghiệm của các anh chị đi trước, hay đôi lúc chung tôi cũng trò chuyện cùng các phụ huynh học sinh đang chờ con. Nhờ những giây phút đó chúng tôi hiểu nhau hơn, mở làng hơn yêu thương cuộc sống hơn, nhìn những gương mặt lo lắng của các bậc phụ huynh tôi thấy thương học và cũng thương cho bố mẹ mình. Những thi sinh ra đầu tiên đều nhận được cổ vũ của anh chị tình nguyện chúng tôi, tôi thiết nghĩ nhũng tràng pháo tay của chúng tôi, những lời hỏi thăm, động viên đã vơi bớt đi sự lo lắng hồi hộp của các ths sinh. Hết đợt thi đại học cũng la lúc chúng tôi chia tay nhau, tôi cảm thấy đây thật sự là một mùa hè ý nghĩa để lại cho không chỉ tôi mà những chiến sĩ tình nguyện những kỷ niệm, những trải nghiệm lần đầu tiên thật ý nghĩa và thú vị, nó đã giúp tôi trưởng thành hơn, hòa đồng hơn. Và vì thế đến bây giờ khi tham gia nhiều phong trào đoàn khác tôi vẫn thấy đây là một trong nhũng hoạt động có ý nghĩa của đoàn Trường Đại học Vinh chúng ta.

            Năm hai đại học, nhờ phong trào tiếp sức mùa thi ở mùa hè vừa qua tôi thấy mình đã có chút ít thay đổi, trưởng thành hơn, nhiều mối quan hệ hơn, quen được nhiều bạn hơn và mạnh dạn hơn. Và cũng vì thế mà tôi mới đầu năm tôi đã được vinh dự khi làm tình nguyện đón tiếp tân sinh viên. Ngồi viết hồ sơ cho các tân sinh viên tôi thấy lại mình của một năm về trước, hào hứng hồi hộp pha lẫn chút lo lắng hiển hiện trên khuôn mặt. Tôi cũng như các bạn sinh viên khác thấy vui khi đã giúp đỡ được các em, phần nào giúp các em bớt lo lắng và làm thủ tục nhập học nhanh chóng. Tôi cũng vui khi nghe thấy một vài em nói với nhau là khi nào cũng muốn được làm sinh viên tình nguyện giống chúng tôi. Tôi thấy chính tại ngôi trường nay những ước mơ nhỏ nhoi đã được nhen nhóm, những hành động đẹp từ các phong trào thanh niên tại trường đã tạo nên một nét đẹp của sinh viên Đại học Vinh - "Tình Nguyện" vô tư, hết mình và đầy nhiệt huyết.

            Từ các phong trào của Đoàn trường đã tạo cho tôi nền tảng và tăng thêm nhiệt huyết của tuổi trẻ rong tôi, vì thế mà tôi cũng mạnh dạn tham gia các hoạt động tình nguyện tại chỗ trong trường do Đoàn thanh niên và Hội sinh viên trường tổ chức. Ngoài ra tham gia các hoạt động tình nguyện khác ngoài xã hội do các câu lạc bộ tổ chức. Các phong trào tôi từng tham gia, mỗi phong trào đều để lại cho tôi những trải nghiệm, những niềm vui. Đó là tham gia nhảy Flastmost hưởng ứng giờ trá đất, là thu gom ve chai tích quỹ từ thiện, nấu bánh chưng cho người gia cư vào dịp gần tết, trao quà cho các em thiếu nhi vùng khó khăn dịp 1/6, các chương trình sách… Qua các phong trào tình nguyện đó tôi đã hiểu hơn về cuộc sông, biết trân trọng cuộc sống hiện tại của mình, sống một cách tích cực hơn khi mà ngoài kia còn nhiều hoàn cảnh khó khăn, những nơi còn thiếu thốn hơn mình và trách nhiệm của nhũng người trẻ như chúng tôi cần phải sống có ý nghĩa hơn nữa.

            Nếu xem mỗi một phong trào Đoàn là một câu chuyện, một cuộc hành trình và là một trải nghiệm thì cuộc hành trình đầy ý nghĩa, trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi đó chính là Chiến dịch Tình nguyện vùng mùa hè năm học 2014 - 2015. Đây là hoạt động tình nguyện lớn trong chiến dịch tình nguyện hè mỗi năm của Trường Đại học Vinh. Vào mùa hè hàng năm Trường Đại học Vinh chúng tôi đều tổ chức cho các đoàn sinh viên tình nguyện về các vùng khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và tình nguyện giúp đỡ nước bạn Lào. Đây cũng là hoạt động mà tôi rất muốn được tham gia, vì thế tôi đã đăng ký tham gia vào mùa hè năm 2 và cũng thậy hạnh phúc, vinh dự khi được tham gia trong đoàn sinh viên tình nguyện vùng của Khoa Giáo dục cùng với khoa Quốc phòng an ninh. Mùa hè năm đó đoàn chúng tôi có 24 người và được phân công về tình nguyện tại xã Tiền Phong - huyện Quế Phong - tỉnh Nghệ An. Để chuẩn bị tốt cho gần một tháng sống và cống hiến sau khi có danh sách của các thành viên trong đoàn chúng tôi đã có những buổi họp phân công nhiệm vụ cụ thể, lên kế hoạch cụ thể cho các hoạt động trong hời gian tình nguyện, kế hoạch được vạch cụ thể cho từng tuần. Thông qua các kế hoạch tôi và các thành viên trong đoàn rất háo hức chờ ngày xuất quân. Ngày ra quân toàn bộ các đoàn tình nguyện tập trung một lần nữa hình ảnh màu xanh áo tình nguyện lại phủ khắp sân Trường Đại học Vinh một hình ảnh đẹp, những nụ cười rạng rỡ của các chiển sĩ tình nguyện đang mong chờ một mùa hè thật ý nghĩa và thú vị. Đoàn chúng tôi xuất phát sau ngày ra quân 2 ngày. Chúng tôi tập trung sớm tại quảng trường Hồ Chí Mình để dâng hương cho Bác cùng với các đoàn tình nguyện của các trường khác. Giây phút thiêng liêng đứng dưới tượng đài Bác chúng tôi thầm hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, cống hiên hết sức trẻ cho một mùa hè đầy ý nghĩa. Mặt trời mùa hè thành Vinh thức dậy sớm soi đường cùng các đoàn xe tình nguyện đi đến khắp những vùng khó khăn, chúng tôi rời xa thành phố, tạm xa những bộn bề, lo toan của cuộc sống lên đường tình nguyện như tinh thần nhũng bài hát "Xanh miền nắng gió" về tình nguyện mà tôi đã được học trước khi lên đường:

            "Balo trên vai chúng tôi lên đường.

            Về miền nắng, miền gió miền cát cháy

            Để lại sau lưng những tiếng cười và tình yêu mùa hạ.

            Một màu xanh áo mới, giục Đoàn ta bước tới

            Lời Tổ Quốc gọi thanh niên đi lên.

            Quê hương thân yêu chúng tôi sẵn sàng.

            Mỗi miền quê đều là đất mẹ

            Nhịp bước quân hành 1 màu áo xanh

            Dù gian khó không sờn, ngọn lửa thắm sáng đường.

            Xứng danh Đoàn thanh niên ta tiên phong.

            Yêu màu xanh biển trời, đất mẹ

            Rạng rỡ nhịp điệu của màu áo xanh.

            Dồn chân bước lên đường, tay trong tay đắp xây

            Đại học Vinh, chúng tôi lên đường.!!!!"

            Lời bài hát các bài hát về thanh niên vang lên khắp các ngả đường chúng tôi đi, như thúc giục, cổ vũ chúng tôi. Vượt hơn 4 giờ đồng hồ trên các con đường đèo quanh co từ Thành Vinh chúng tôi đã đến nơi. Dưới cái nắng oi ả của mùa hè miền Trung, chúng tôi mệt phờ trên xe, xuống xe giữa vùng rừng núi với đồ đạc chất đầy trên xe, chúng tôi mệt mỏi nhìn nhau và trao nhau những nụ cười và giúp đỡ nhau vận chuyển đồ lên chỗ ở mà địa phương đã sắp xếp cho chúng tôi. Đội có 24 người được phân thành 4 tổ và được phân về hai nhà sàn gần nhau chúng tôi ở với người dân, mặc dù ai cũng mệt nhưng cũng đều háo hức. Sau khi dọn dẹp đồ đạc về chỗ ở thì đã trưa lắm rồi chúng tôi chào hỏi và nấu tạm mỳ gói ăn, bữa ăn đầu tiên dưới nhà sàn bên các chiến sĩ tình nguyện thật vui vẻ. Sau khi dọn dẹp chúng tôi đi nghỉ trưa để chiều bắt đầu các kế hoach đã đề ra. Chiều đến chúng tôi cùng nhau phân công nhóm thì dọn xung quanh, nhóm đi chợ nấu cơm tối. Chúng tôi đã phát quang bụi rậm, cỏ dại xung quanh hai căn nhà mà chúng tôi ở, làm một cái bếp, giá thức ăn dưới nhà sàn, trong khi làm chúng tôi vui vẻ trò chuyện với nhau, với bác chủ nhà và người xung quanh. Buổi tối chúng tôi đã chuẩn bị một bữa cơm đơn giản nhưng ấm cúng với hai gia đình cho chúng tôi ở, với đại diện địa phương, sau đó chúng tôi còn được mời uống rượi cần, múa hát cùng nhau. Đến tận khuy chúng tôi mới đi ngủ.

            Để có thể kể hết những kỷ niệm, những công việc ý nghĩa cùng với cảm xúc từng hoạt động thì không thể nói hết trong mấy trang giấy, mỗi một ngày tôi đều nhớ như in và có thể kể một cách say sưa cùng cảm xúc như thật. Nên tôi chỉ xin nêu ngắn gọn một vài nét khắc họa để các bạn hiểu hơn về phong trào này.

            Về bữa cơm tình nguyện. Mỗi ngày, một nhóm sẽ ở nhà đi chợ, nấu ăn cho toàn đội, còn các đội khác sẽ đi làm. Bữa cơm được quy định là có cơm, có canh, món mặn và món rau. Gạo, các loại gia vị, dụng cụ nấu ăn chúng tôi đã chuẩn bị từ Vinh trước khi lên đây, chúng tôi còn mua thêm cá khô và lạc. Vì thế đội được phân công ở nhà đi chợ sáng sáng sẽ lại nhận tiền từ thủ quỹ để đi chợ. Món ăn mà tôi ấn tượng nhất là món cơm. Nấu cơm cho đoàn 24 người quả là một khó khăn đối với các thành viên vì thế mà gần 1 tháng tình nguyện chúng tôi ít được ăn một bữa cơm hoàn hảo. Lúc thì khê, lúc cháy, lúc nhão. Những bữa cơm đơn giản và có thể không ngon nhưng đến lúc ăn thì đứa nào cũng háo hức ăn rất nhiều phần vì làm về mệt phần vì vui, băng chứng là đứa nào sau đợt tình nguyện về cũng tăng cân. Đó cũng là điều dễ hiểu vì đi tình nguyện không phải lo nghĩ gì, ăn uống tuy vất vả nhưng đúng giờ và đủ chất. Thỉnh thoảng chúng tôi lại có các món rau rừng, măng rừng, mít rừng, nộm hoa chuối mà người dân cho. Tôi nhớ mãi những khoảng khắc đó.

            Về các hoạt động tình nguyện. Suốt gần 1 tháng tình nguyện chúng tôi đã có nhiều hoạt động ở đây mà kể ra thì dài lắm. Dưới cái thời tiết ơi nóng của rừng núi miền tây Nghệ An. Mỗi sáng chúng tôi đi bộ 2 km để đến nơi làm việc. Có khi chúng tôi đi đắp đường, dọn nhà văn hóa, sữa chữa trường mần non, đào đất mở đường, vét mương... Những giọt mồ hôi rơi dưới cái nắng oi ả nhưng khắp các ngả đường chiến sĩ tình nguyện đi qua đều vang lên tiếng hát tình nguyện, những tiếng cười giòn giã, nô đùa của các chiến sĩ áo xanh, vì thế mà không khí luôn hào hứng, chúng tôi không cảm thấy mệt mỏi. Cùng với các hoạt động đó chúng tôi cùng với các đoàn tình nguyện khác trên địa bàn tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ cho địa phương. Người dân rất vui với các hoạt động của chúng tôi.

            Cuộc sống tình nguyện. Khác với cuộc sống no đủ ở thành vinh đến đây chúng tôi có cuộc sông hoàn toàn khác biệt. Thiếu điện, thiếu nước, nấu cơm bằng bếp củi. Ở đây thiếu nước là chuyện thường xuyên vì đây là mùa nắng nóng. Chiều chiều vấn đề vất vả của chúng tôi là chuyện đi tắm, chuyện nước rửa bát, nấu cơm. Còn nhiều vất vả nhưng không hiểu sao thời gian đó chúng tôi vui vẻ vượt qua không một thời than vãn ngược lại sau này gặp lại nhau chúng tôi kể lại với niềm vui, và những khi vất vả nhất lại là những kỷ niệm đẹp nhất, đang nhớ nhất.

            Tình cảm tình nguyện. Điều mà tôi và các bạn trong đoàn nhận được nhiều nhất đó chính là tình cảm mà người dân ở đây đã dành cho chúng tôi. Điều đó đến từ những điều rất đơn giản, đó là những quả mít chín mang đến cho chúng tôi vào các buổi trưa nắng của các trẻ em ở đây, có là chào hỏi, hỏi thăm nồng hậu của các bác hàng xóm, sự sẻ chia với những vất vả của chúng tôi, mỗi buổi tối các bác đều đến trò chuyện, ca hát tâm sự cùng chúng tôi. Tình cảm đó được gom góp mỗi ngày, đến ngày chúng tôi sắp về các bác đã tổ chức liên hoan cho chúng tôi, chúng tôi đến những nhà xung quanh để trao quà cảm ơn và chia tay, chúng tôi đến nhà nào cũng cảm ơn chia se những ngày qua, nhiều bà cụ bác lớn tuổi khi nghe chúng tôi đến thăm và báo sắp về các bác rất buồn, các bác tâm sự những ngày qua có chúng tôi mà bản làng vui hơn, đẹp hơn, nhũng lời đó làm chúng tôi rất xúc động.

            Ngày chia tay. Ngày chúng tôi đến đây chúng tôi đã dọn sạch cỏ và ngày chúng tôi ra về cỏ đã mọc lại như xưa, Ngày chúng tôi đến là một ngày nắng nóng oi ả, ngày chúng tôi về nắng cũng nhuộm nơi đây. Cảnh vật giống nhau, hoàn cảnh giống nhau nhưng sao chúng tôi cảm thấy buồn đến lạ. Hôm đó không ai bảo ai đều dậy sớm, từ trên nhà sàn nhìn xuống cảnh vật xung quanh như mốn thu tất cả những kỷ niệm, những khung cảnh ở đây vào tầm mắt mình. Ngày đến chúng tôi đôi lúc rất mong được về nhà, nhưng sáng nay chúng tôi rất ngại nhìn nhau, mỗi đứa đều có suy nghĩ của riêng mình nhưng điều mà tôi chắc chắn là ai cũng không nỡ lòng nào xa nơi nay. 17 ngày gắn bó với nơi này. Đã yêu mất cái nắng, cảnh vật và con người ở đây mất rồi. 10h sáng xe chở chúng tôi về thành vinh đã tới, đồ đạc đã được mang ra để ở xe, nhưng toàn đội chưa lên đang đứng dưới còn lưu luyến lắm, người dân, thanh niên, em nhỏ của bản ra tiễn chúng tôi, nói một vài câu cảm ơn, động viên, trao nhau những cái ôm thật ấm áp tình người. Khoảnh khắc chúng tôi chuẩn bị lên xe đó là khoảnh khắc mà tôi nhớ nhất, đó là lúc những giọt nước mắt không biết từ đâu rơi ra như mưa, tất cả ôm nhau khóc, khóc lớn lắm tự an ủi nhau đừng khóc nữa nhưng nước mắt cứ rơi, lên xe rồi mà cảm xúc còn nguyên vẹn. Nhớ lắm, yêu lắm mảnh đất này, khoảng thời gian này, con người nơi đây.

"Khi ta ở cũng là nơi đất ở

Khi ta đi đất cũng hóa tâm hồn"

            Năm 3 và năm 4 với nền tảng được xây dựng từ các phong trào tình nguyện, tôi đã thực sự trưởng thành, trở thành một con người khác. Sống có trách nhiệm với bản thân hơn, có trách nhiệm với tập thể hơn, hòa động, tự tin mạnh dạn hơn và yêu quý cuốc sống hơn. Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống tôi đều nghĩ đến những hoạt động mà tôi đã từng tham gia để lấy đó làm động lực cố gắng.

            Những trải nghiệm từ những phong trào Đoàn đã giúp tôi có được những kỷ niệm, những trải nghiệm thú vị và trưởng thành. Bây giờ đã là một sinh viên năm cuối tôi sắp phải mở tiếp một cánh cửa khác có thể sẽ vất vả hơn, chông gai hơn nhưng tôi tin những gì mình đã tích lũy được tại ngôi trường này sẽ giúp tôi vượt qua giống như tôi đã vượt qua chính mình khi tham gia các hoạt động tình nguyện và xứng với 8 chữ vàng mình đã được rèn luyện 4 năm qua tại đây: Bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tình nguyện".

            Lời cuối cùng, có thể bài viết này còn nhiều sơ suất không thể tránh khỏi. Thông qua bài viết này tôi hi vọng với những trải nghiệm của mình có thể giới thiệu một nét đẹp của sinh viên Trường Đại học Vinh trong các phong trào tình nguyện. Cũng thông qua bài viết này tôi muốn truyền nhiệt huyết đến các bạn sinh viên khóa sau mình, thời gian tuổi trẻ là thờ gian đẹp nhất để phấn đấu, để trải nghiệm, đừng phung phí thời gian đẹp đẽ này, hãy cống hiến hết mình để sau này không phải hối hận, rèn luyện bản thân, trau dồi kinh ngiệm. Tham gia các hoạt động tình nguyện tại trường là con đường để các bạn trưởng thành để các bạn có thể tận dụng khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của mình cho việc có ích. Để sau này nhìn lại các bạn thấy mình đã lớn, đã sống có ý nghĩa như thế nào, đó sẽ là nền tảng vững chắc cho các bạn có thành công sau này.

            Một mùa hè nữa sắp đến, những phong trào nữa lại về, yêu lắm màu áo xanh tình nguyện trên khắp các ngã đường, đi đến những vùng khó khăn, và tôi tin sẽ có những sinh viên như thế hệ chúng tôi rồi sẽ viết tiếp trang sử vẻ vang, xứng đáng với 8 chữ vàng truyền thống Trường Đại học Vinh: "BẢN LĨNH, TRIE TUỆ, VĂN MINH, TÌNH NGUYỆN" và chúc cho các phong trào Đoàn thanh niên Trường Đại học Vinh ngày càng lớn mạnh để chắp cánh cho nhũng ước mơ đi xây dựng đất nước.

 

----------------------------------------------------------

 

6. Nguyễn Thị Trang - 56B2 Công tác xã hội

 

ĐẠI HỌC VINH TRONG TÔI

 

            Vinh, hôm nay lại nắng!

            Nắng, làm tôi nhớ cái ngày bố tôi chở tôi đến nhập học cũng là ngày Trường Đại học Vinh chào đón tôi bằng một ngày nắng chói chang …

            Mới hôm nào, cô gái bỡ ngỡ nắm tay bố chào đón cuộc sống mới, cuộc sống sinh viên cùng mái Trường Đại học Vinh được nhiều bạn trẻ mơ ước. Và giờ đây, là cô sinh viên năm hai tôi càng tự hào về ngôi trường này hơn - Trường Đại học Vinh. Nơi tôi vun đắp bao nhiêu ước mơ hoài bão, nơi cho tôi cuộc sống trải nghiệm mới, nơi giúp tôi trưởng thành hơn.

            Đại học Vinh thân yêu - tôi yêu nơi này lắm! Ngôi trường nằm dọc trên con đường Lê Duẩn. Với sự sáng tạo độc đáo trường có một khuôn viên tuyệt đẹp, rộng rãi mà không kém phần tinh tế.

            Được biết Trường Đại học Vinh là một trong 20 trường Đại học trọng điểm quốc gia . Hơn thế nữa, trường có bề dày lịch sử hình thành và phát triển nuôi dưỡng biết bao nhiêu thế hệ trưởng thành, có ích cho xã hội, góp phần xây dựng Đất Nước tốt đẹp hơn. Thế nên, bản thân tôi có niềm tin lớn lao về trường hơn và gia đình tin tưởng để tôi học tập ở ngôi trường này hơn.

            Trường được thành lập ngày 16 tháng 7 năm 1959. Nhà trường là cơ sở đào tạo đa cấp đa ngành với gần 40 000 học sinh, sinh viên và học viên đến từ 53 tỉnh thành trong cả nước và hơn 500 sinh viên quốc tế đến học tập và nghiên cứu cùng với đội ngủ cán bộ giảng viên uy tin, thân thiện. Hoạt động đào tạo của trường ngày càng được mở rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và bạn học.Trường Đại học Vinh đào tạo 45 ngành đại học và 46 ngành sau đại học, 4 hệ Trung học phổ thông chuyên . Hiện tại Trường Đại học Vinh là một trường đào tạo đa ngành.

            Ở ngôi trường này, chúng tôi không chỉ được học tập - sinh hoạt trong khuôn viên rông rãi đẹp đẽ mà còn đầy tiện nghi, đó là nói đến cơ sở vật chất của trường. Trường Đại học Vinh có hệ thống trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất tốt,hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học,giảng đường rộng rãi thoáng mát được thiết kế đẹp đẽ và đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, hệ thống thư viện được hiện đại hóa phục vụ thuận lợi cho nhu cầu học tập của sinh viên. Tôi đến Đại học Vinh với mục đích là học tập để xây dựng tương lai cho mình. Và giờ đây khi đã gắn bó với ngôi trường này gần hai năm, trong thời gian đó tôi những được trau dồi về kiến thức mà ở trường tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều qua các giờ học, hoạt động của nhà trường, khoa, lớp. Bản thân lựa chọn ngành học công tác xã hội thì tôi biết cần nhận thức được rằng tôi cần phải rèn luyện bản thân hơn nữa và tôi tin rằng Trường Đại học Vinh sẽ giúp tôi điều đó. Tôi nhận thức được rằng các hoạt động trường tổ chức giúp tôi rèn luyện kỹ năng sống và tôi nhận thấy rằng quãng đời sinh viên mới tràn đầy ý nghĩa.

            Và Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi những điều đó. Sau những thời gian học tập, trường còn tổ chức các hoạt động vui chơi, các chương trình ý nghĩa cho sinh viên như hội thi rèn nghề, chương trình ca nhạc, các hoạt động tình nguyện… Qua những hoạt động ấy nhà trường đã tạo điều kiện môi trường thân thiện cho sinh viên vui chơi giải trí, gặp gỡ đoàn kết với nhau và qua đó sinh viên có điều kiện để phát huy được những tài năng của mình, rèn luyện bản thân trong cuộc sống.

            Bạn có yêu tình nguyện không? Trường Đại học Vinh luôn có rất nhiều hoạt động tình nguyện không chỉ ở cấp trường mà còn ở các khoa các lớp. Các hoạt động tình nguyện là sự năng động không ngại khó khăn của tuổi trẻ Trường Đại học Vinh ở các đoàn thể, trung tâm khuyết tật,ở các vùng núi xa xôi... sinh viên Trường Đại học Vinh luôn nỗ lực hết mình cống hiến cho xã hội bằng những hoạt động thực tiễn và đã nhận được sự ủng hộ, bằng khen về hoạt động tình nguyện. Ở môi trường Đại học khác với các trường cấp dưới, ở đây là sự hội tụ kết hợp học sinh sinh viên từ khắp mọi miền đất nước cả ngoài nước cùng học tập trong cùng một không gian chung.  Bởi vậy, các hoạt động của trường, khoa, lớp là cơ hội mà sinh viên gặp gỡ hiểu nhau hơn và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.

            Bạn biết không? Trường Đại học Vinh ở mỗi lúc mỗi nơi đều nhộn nhịp sinh động đến có hồn. Nhộn nhịp ở đây không phải là sự tấp nập của khu phố đông người hay đêm hội ca nhạc mà nhộn nhịp bởi sự năng động của sinh viên trường Vinh. Trường Đại học Vinh không chỉ đẹp mỗi ban ngày mà còn thơ mộng về đêm. Nếu bạn yêu sự năng động hãy đến trường Vinh tôi khi hoàng hôn buông xuống là khi các bạn trẻ sống với những đam mê của mình ở các câu lạc bộ. Tôi yêu trường Vinh ở mỗi khi đêm về, là khi tôi có thể hòa mình với mọi người để cháy cùng với những điệu nhảy bài múa, ở những chàng trai cô gái đua nhau đàn sáo hay bạn có thể thả hồn mình ở các điệu dân ca vi dặm... Mỗi lần đến trường vào buổi tối là tôi được sống ở thế giới của tuổi trẻ, đặc biệt các bạn trẻ trường Vinh đầy những tài năng đến ngưỡng mộ. Tiếng cười giòn tan của mọi người xua tan sự căng thẳng sau một ngày học tập, cái nắm tay của hội bạn chia sẻ ngọt bùi trong cuộc sống... đó là những hình ảnh đẹp mà tôi sẽ nhớ mãi trong quãng đời sinh viên.

            Tôi thích quang cảnh mỗi sớm thứ hai ở Trường Đại học Vinh. Đến trường mỗi sớm thứ hai, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tà áo dài duyên dáng của các cô sinh viên ngành sư phạm tôn lên vẻ xinh xắn của nữ sinh viên Trường Đại học Vinh hay sinh động bởi màu xanh đồng phục của trường. Bản thân tôi hay tất cả các sinh viên đều cảm thấy thoải mái và chấp hành những quy định đó một cách nghiêm túc, song chúng tôi thêm tự hào về truyền thống của trường hơn. Trường luôn giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống và luôn tạo dựng những điều tốt đẹp trong tiềm thức sinh viên.

            Công tác học sinh, sinh viên, Đoàn hội của nhà trường được đánh giá cao và luôn lấy sinh viên làm trọng tâm.Ngoài ra, hằng năm trường còn tổ chức các hội nghị dân chủ cho giảng viên cũng như sinh viên, cho thấy trường luôn đề cao tính dân chủ cho sinh viên, đề cao vai trò của sinh viên trong công cuộc xây dựng và phát triển trường thêm tốt đẹp hơn.

            Nhà trường thường xuyên xây dựng kế hoạch và thực hiện đầy đủ các nội dung, biện pháp giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho hoc sinh sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: tổ chức "Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên" vào đầu khóa học và đầu mỗi năm học Tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu do nhà trường và cấp trên phát động; Tổ chức cho học sinh,sinh viên học tập và quán triệt Nghị quyết của Đảng; Duy trì tổ chức sinh hoạt lớp định hàng tháng… Các hoạt động trên nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Giúp cho học sinh, sinh viên nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, khu vực và quốc tế; Giúp học sinh, sinh viên hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của công dân - học sinh, sinh viên thông qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các quy chế, quy định về đào tạo, về công tác học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường; Đặc biệt, giúp học sinh, sinh nắm bắt được phương hướng, nhiệm vụ của năm học, hiểu rõ nhiệm vụ của người học nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

            Tôi vẫn nhớ như in tiết học đầu tiên ở dưới mái trường này có chút hồi hộp,có chút lo lắng và cũng không thiếu cảm xúc hân hoan… không chỉ tiết học đầu tiên đó mà cả những tiết học mãi sau nãy, tôi luôn ấn tượng bởi những phong cách giảng dạy đầy nhiệt huyết của các thầy cô, và tôi sẽ không thể quên cách truyền đạt về những bài học làm người, học lòng dũng cảm, học đức hy sinh, học cách đối nhân xử thế sao cho thấu lý đạt tình của các thầy, cô giáo đã dành cho tôi và tất cả sinh viên đang học tập dưới mái Trường Đại học Vinh. Vâng, chính những phong cách ấy hàng ngày, hàng giờ đã gián tiếp thấm đượm và làm thay đổi nhận thức, phong cách sống của tôi. Tôi không chỉ học những kiến thức từ bài giảng mà tôi đã được học cả phong cách, đạo đức của các thầy cô chuyền cho sinh viên. Và có lẽ trong trái tim tôi sẽ không bao giờ quên được những tình cảm, lòng nhiệt huyết của thầy cô đã nuôi dưỡng giúp tôi trưởng thành được như ngày hôm nay, những người hằng ngày luôn nỗ lực hết mình đưa thế hệ trẻ vững tin vào đời chắp cánh tương lại tốt đẹp hơn.

            Đại học Vinh thân yêu!

            Nhớ hai năm trước khi cầm tờ giấy báo đỗ Đại học lòng tôi biết bao cảm xúc đan xen vừa hân hoan trong niềm vui của một tân sinh viên trước một chân trời mới của tri thức, vừa lo lắng sợ sệt không biết cuộc sống sắp tới nơi thành thị sẽ như thế nào… Nhưng rồi, tất cả cảm xúc ấy cũng trôi qua nhường chỗ cho những tiếng cười khi mà tôi được trực tiếp gặp mặt và và giao lưu với các sinh viên mái Trường Đại học Vinh. Những kỳ học đầu thật khó khăn biết bao nhiêu với cô sinh viên năm nhất tôi chưa quen những phương pháp dạy và học mới ở bậc Đại học, và cũng bởi vì tôi phải tiếp xúc với những kiến thức hoàn toàn mới trong khi tôi chưa chuẩn bị được nền tảng. Nhìn những cuốn giáo trình tôi thốt lên "sao dày và nặng thế"! Rồi lần đầu tiên sống xa nhà, những hình ảnh về gia đình, quê hương cứ hiện về trong tôi,… Khi đó tôi tự hứa với lòng mình phải gác lại những tình cảm cá nhân, không nên dành nhiều thời gian cho những người thân yêu ở nhà mà phải biết lấy họ làm động lực để cố gắng. Tôi luôn nghĩ rằng việc học là một việc nhẹ nhàng nhất, hãy nghĩ đến những người thân yêu ở nhà, họ phải làm lụng vất vả để cho mình có thời gian ngồi trên giảng đường này, vì vậy, hãy sống và học tập làm sao để không phụ lòng những hy sinh của gia đình dành cho tôi. Từ đó, tôi luôn nỗ lực trong từng công việc để có chỗ đứng trong lớp và khẳng định bản thân mình hơn.

            Vậy mà đã hai năm tôi trưởng thành cùng giảng đường đại học rồi. Tôi đã quen môi trường ở Đại học,trong thời gian qua tôi cũng đã đặt và đã đạt được những mục tiêu cho bản thân và có cả những thành tích tốt đẹp, đó là nguồn động viên đẹp nhất mà tôi dành cho bố mẹ - những người làm lụng vất vả để cho tôi ăn học và đó cũng là món quà cảm ơn kính tặng tất cả thầy cô - những người lái đò, truyền cho tôi những bài học quý giá để tôi có hành trang vào đời. Dẫu biết chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn nhưng tôi bây giờ tự tin hơn, mang trong mình một kiến thức rộng lớn hơn sẵn sàn chinh phục những khó khăn. Tôi sẽ cố gắng thật nhiều với thời gian còn lại ở mái trường này để có nhiều kết quả hơn nữa và không phụ lòng bố mẹ, thầy cô - những người luôn là cánh tay phải đắc lực của tôi và sau này khi cầm trong tay tấm bằng cử nhân trong tay tôi sẽ tự hào, hãnh diện về nó.

            Thật tự hào là sinh viên Trường Đại học Vinh. Tôi luôn ấn tượng về trường mà mình đã chọn. Tôi hiểu và yêu Trường, yêu ngành Cử nhân mà tôi đã chọn, và tin tưởng với sự lựa chọn của mình. Tôi nhận thấy rằng đây là một môi trường học đường lý tưởng cho sự lựa chọn của các bạn trẻ. Ở mái Trường Đại học Vinh bạn không chỉ được trang bị kiến thức mà ở đây bạn sẽ được hòa mình cùng sinh viên tiếp nối truyền thống của các thế hệ sinh viên Việt Nam, phát huy tinh thần của sinh viên Trường Đại học Vinh "Bản lĩnh - trí tuệ - văn minh - tình nguyện".

            Hãy đến với Đại học Vinh. Tôi tin rằng nơi đây tôi và bạn sẽ được sống những tháng ngày xanh nhất của đời sinh viên, sôi nổi nhất của tuổi trẻ. Nơi đó, chúng ta được sống với chính niềm đam mê của mình.

 

----------------------------------------------------------

 

7. Phạm Thị Thơm - 57A5 Giáo dục Tiểu học

 

ĐẠI HỌC VINH TRONG TÔI - NÉT ĐỔI MỚI

(Viết cho những em học sinh 12)

 

            Sinh ra và lớn lên trên quê hương Bác, một mảnh đất nổi tiếng với tinh thần hiếu học, cần cù, chăm chỉ. Không chỉ riêng tôi mà con em thế hệ chúng tôi đều kế thừa truyền thống tốt đẹp ấy. Như Lênin đã từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Đúng như thế con người ta có thể học mọi lúc, mọi nơi,không chỉ ở trường học mà còn trên trường đời.

            Đủ 18 tuổi con người ta có quyền quyết định tương lai của bản than. Mỗi người có một sự lựa chọn khác nhau. Có người sẽ bước ra đời để làm việc để bắt đầu xây dựng sự nghiệp nhưng có người lại chọn tiếp tục học lên nữa- dùng nó làm bước đệm để tiến tới thành công. Dẫu biết rằng đại học không phải con đường duy nhất tiến tới thành công, nhưng có lẽ đây là con đường nhanh nhất tiến tới thành công nếu bạn biết lĩnh hội,tiếp thu kiến thức.

            Và tôi, tôi lựa chọn Đại học Vinh để tiếp tục theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình. Đại học Vinh - một ngôi trường có bề dài lịch sử từ rất lâu đời, gần 60 năm xây dựng và phát triển. Hiện nay, trường đã xây dựng khang trang gồm hai cơ sở, với nhiều dãy nhà đầy đủ trang thiết bị.

            Trường Đại học Vinh, là một trong 17 trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực Bắc miền Trung và cả nước, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Nơi đây đã đào tạo ra biết bao thế hệ, nhân tài góp phần vào xây dựng và bảo vệ tổ Tổ quốc.

            Trường được thành lập vào năm 1959 với tên gọi ban đầu là trường Đại học sư phạm Vinh, đào tạo các ngành trong sư phạm. Từ 2001 đến nay, trường đổi tên thành Trường Đại học Vinh, đào tạo đa dạng ngành nghề. Gồm 19 khoa đào tạo và nhiều phòng ban khác nhau. Hiện nay, trường quản lý một trường phổ thông chuyên, một trường mầm non thực hành, một trường tiểu học thực hành, một trung tâm quốc phòng, một viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa, một tạp chí khoa học, một nhà xuất bản. 26 phòng ban, trung tâm, viện, trạm...

            Nếu bạn đến thành phố Vinh hãy một lần ghé thăm Trường Đại học Vinh nhé. Nó sẽ để lại trong bạn rất nhiều hình ảnh đẹp. Là đó hình ảnh ngôi trường khang trang lộng lẫy, luôn có những bác, những cô lao công hang ngày vẫn miệt mài âm thầm lao động để gìn giữ trường học luôn xanh, sạch, đẹp. Với những hang cây xanh mát, bên cạnh là những hàng ghế cho chúng ta ngồi trò chuyện, thảo luận... Nó mang đến cho ta cảm giác thân thiện, gần gũi.

            Ghé thăm những phòng học sẽ làm ta ngạc nhiên với những trang thiết bị công nghệ hiện đai, phương pháp dạy hiệu quả. Đó là những giờ học online sử dụng tất cả những thiết bị đó như camera, máy chiếu, tivi mang hình phẳng,... Phòng học cao ráo thoáng mát với đầy đủ quạt, bóng đèn, bàn ghế chất lượng tạo cho học sinh, sinh viên và học viên đại học vinh luôn có những giờ học thoải mái.

            Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá; cơ sở hạ tầng được cải tạo… Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ - Trường Thi. Trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tịch 258 ha (cho khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường đang xây dựng một số cơ sở phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở một số địa phương khác (Trại thực hành thuỷ sản Hưng Nguyên, Trung tâm thí nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Nghi Xuân,…). Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.

            Do nhu cầu của học sinh, sinh viên, học viên ngày càng cao, nên tại sảnh của mỗi nhà học được nhà trường lắp đặt những máy bán hàng tự động, máy lọc nước chất lượng, đảm bảo sức khỏe người học.

            Sinh viên Trường Đại học Vinh, với cương lĩnh "bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tình nguyện", được đến từ 53 tỉnh thành trong cả nước và có trên 600 sinh viên, học viên của Thái Lan, Lào, Trung Quốc,… Năm học 2013 - 2014, Trường Đại học Vinh có 40.000 HS-SV-HV (trong đó có gần 30.000 sinh viên, học viên học tập tại cơ sở 1 của trường) với 45 ngành đào tạo đại học, 31 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiên tiến.

            Năm 2016 - 2017 do có sự thay đổi mới về kỲ thi trung học phổ thông, nên nhà trường thay đổi về phương án tuyển sinh và đào tạo. Điều đó nhằm giúp sinh viên có cơ hội xác định, lựa chọn đugs ngành nghề phù hợp với bản thân. Đó là tuyển sinh theo 5 nhóm ngành là:

            Nhóm 1: Khối ngành kinh tế

            Nhóm 2: Khối ngành kỹ thuật, công nghệ

            Nhóm 3: Khối ngành Nông lâm ngư, Môi trường

            Nhóm 4: Khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn

            Nhóm 5: Gồm các khối ngành

             - Nhóm ngành Sư phạm tự nhiên

            - Nhóm ngành Sư phạm xã hội

            - Các ngành Sư phạm năng khiếu tuyển theo ngành

            - Các ngành tuyển theo ngành

            Với số lượng sinh viên lớn, năng động, sáng tạo, có nhiều tài năng nên trong trường hiện nay có rất nhiều câu lạc bộ thỏa sức mọi người thể hiện tài năng. Như CLB võ thuật, sunflower, văn học và nghệ thuật, các nhóm nhảy... với sự tham gia của phần lớn sinh viên trong trường.

            Tuổi trẻ của chúng ta đang dần trôi theo thời gian,mỗi chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để sống có ích. Trường học là ngôi nhà thứ hai của chúng ta, nơi đây ta có thêm nhiều "cha,mẹ, anh, chị, em" hơn. Đại học Vinh là ngôi nhà lớn mà tôi chọn, còn khoa Văn là ngôi nhà nhỏ của tôi. Với khẩu hiệu "khoa văn là nhà" nơi đây mang lại cho tôi cảm giác thân thiện, bạn bè gần gũi,hòa đồng, biết giúp đỡ lẫn nhau. Hàng tuần, hàng tháng khoa, trường luôn tổ chức những hoạt động ngoại khóa bổ ích như rèn nghề, nghiệp vụ sự phạm giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về ngành nghề mình đang học, xử lý tình huống trong công việc, rút ra được nhiều bài học hay, kinh nghiệm thực tế. Với sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của ban cố vấn, ban quản lý mà những tân sinh viên như chúng ta tiếp xúc mới rất nhanh.

            Trường có một đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp với gần 1000 cán bộ, công chức, trong đó có 700 cán bộ giảng dạy, 300 cán bộ hành chính. Về chức danh, trình độ đào tạo, trường có 175 tiến sĩ, 500 thạc sĩ, 65 giáo sư, phó giáo sư, 4 giảng viên cao cấp, 121 giảng viên chính và 13 sĩ quan quân đội được biệt phái về công tác tại Khoa Giáo dục quốc phòng. Mặc dù đã là sinh viên nhưng chúng tôi vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt, tận tình và giảng dạy tỉ mà khi tiếp xúc với những môn học có thể gọi là nỗi ám ảnh của sinh viên, như Mác - Lênin hay Tư tưởng Hồ Chí Minh, hay môn tiếng anh đầy thách thức. Nhưng nhờ thầy, nhờ cô mà chúng tôi dù học ít nhưng vẫn hiểu được nhiều. Đặc biệt, đối với môn tiếng anh, mặc dù đây là môn học gây khó khăn với tôi nhất, nhưng đây lại là môn học làm tôi hứng thú nhất. Đó là nhờ phần mềm gnomio của thầy giáo Phạm Xuân Sơn, nó rất bổ ích. Phần mềm này không những học được trên lớp, mà nhờ sự chỉ dạy của giáo viên, về nhà nhờ phần mềm ấy chúng tôi có thể học mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có smartphone và mạng.

            Môi trường học tập ở Trường Đại học Vinh không có chữ gì để diễn tả hơn ngoài hai chữ "tuyệt vời". Sinh viên được đào tạo trong môi trường chính quy,giảng dạy lý thuyết đi đôi đến với thực hành. Như trong giờ học học sinh được đứng lên phát biểu, trình bày ý kiến, được thuyết trình trước lớp, tăng khả năng giao tiếp, tự tin. Hay những sinh viên sư phạm được nhà trường tạo điều kiện giảng dạy trong trường thực hành sư phạm của nhà trường, để tích lũy kỹ năng kinh nghiệm. Hay các cuộc hoạt động ngoại khóa, tham gia các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cho sinh viên đi thực tế.

            Càng học lên cao nhu cầu tri giác tài liệu của mỗi người ngày càng tăng. Do đó thư viện là nơi không thể thiếu trong trường học. Đó, tòa nhà bảy tầng đang trong quy trình chỉnh sửa và hoàn thiện với quy mô lớn. Đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên và học viên. Với rất nhiều máy tính được kết nối mạng, nhiếu sách tham khảo với nhiều thể loại khác nhau, có phòng đọc, tạo không gian yên tĩnh học tập... Bên cạnh đó là tòa nhà công nghệ cao bao gồm phòng công tác chính trị, xử lý học vụ... giúp sinh viên giải quyết những vấn đề, thắc mắc trong quá trình học tập, nơi đây quản lý thông tin học sinh, điểm số, sự theo dõi sát sao của thầy cô.

            Và chúng ta cũng không thể không nhắc tới phòng truyền thống, nơi lưu giữ những nét đẹp của trường từ khi thành lập đến nay.

            Công việc tình nguyện là nhiệm vụ không thể thiếu đối với tuổi trẻ. Và đó là lý do Đội sinh viên tình nguyện xung kích Đoàn trường được thành lập. với sự tham gia của nhiều sinh viên trong trường. Đây là nguồn nhân lực không thể thiếu trong mọi hoạt động của trường. Các bạn vẫn ngày ngày cùng nhau làm việc giúp đỡ mọi người như phân luồng giao thông tại các chốt hay xảy ra ùn tắc giao thông, giúp phương tện lưu thông tránh xảy ra tai nạn, ghi vé xe, những hoạt động của nhà trường như hỗ trợ thu học phí, hỗ trợ hoạt động của trường... đội thành lâp ngày 29/04/2016 đến nay đã gần tròn một tuổi với số lương tham gia của rất nhiều sinh viên, giúp tổ ngày càng phát triển.

            Đại học Vinh - nơi tạo dựng tương laic ho tuổi trẻ, nơi gắn kết anh em mọi miền tổ quốc, nơi giúp ta giao lưu với bạn bè nước láng giềng và hơn thế đay là nơi giúp ta chuẩn bị tốt hành trang bước vào cuộc sống. Sinh viên là khoảng thời gian đẹp nhất hãy cố gắng hết mình sống vì nó.

            (Còn chần chừ gì nữa, tương lai đang ở trong tay bạn,nó do bạn quyết định. Đường còn dài, còn nhiều lỗi rẽ,tiếp tục đi thẳng hay rẽ là ở bản thân. Hãy cố gắng khi còn có thể).

 

----------------------------------------------------------

 

8. Nguyễn Thị Văn - 57A5 Giáo dục Tiểu học

 

LẶNG

 

            Dòng đời là những chuyến đi vô tận và có lẽ chúng ta không biết điểm dừng chân nghỉ sức của , có thể sẽ đưa ta đến với những vùng đất mới và lạ, nơi "đầy sữa và mật", cũng có thể là sỏi và đá. Có lẽ mỗi một ngã rẽ của cuộc đời đều có tình cơ và duyên phận, bước ngoặt lớn nhất của đời học sinh là được bước vào cổng trường đại học mà mình mong ước bấy lâu. Có thể, tôi chưa có biết hết và biết nhiều về Trường Đại học Vinh, nhưng một kỳ cũng đủ cho tôi và các bạn cảm nhận được vẻ đẹp "tâm hồn" của chính ngôi trường mà chúng ta đang theo đuổi đây - ngôi trường ấy mang tên ĐẠI HỌC VINH.

            Từ nhỏ đến hết năm 12, ước mơ của tôi được học ngành y, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ học sư phạm và cũng chưa bao giờ tưởng tưởng hay có bất kỳ một hình ảnh gì về Trường Đại học Vinh, cho dù có 2 chị học ở đây. Cho đến khi nghe được quyết định từ gia đình là nên học sư phạm vì đỡ mất tiền học phí, rồi còn nói học ở Vinh cho gần đỡ tốn kém này nọ. Không thể nói nên lời,chỉ còn lau những giọt nước mắt lăn dài trên má một cách thất vọng mà thôi. Bao nhiêu dự định,bao nhiêu ước muốn bấy lâu nay trở về với con số không. Tôi không thể trách bố mẹ tôi được vì hoàn cảnh lúc đó gia đình không thể cung cấp nhiều cho tôi ăn học. Tiền vay sinh viên cho hai chị đầu học đại học - cả hai chị đều học Đại Học Vinh cũng đủ lớn để bố mẹ phải lo lắng chạy ngược chạy xuôi. Tôi có nói với cha mẹ: "Nếu không cho con học ngành con yêu thích cũng được, những hãy cho con được vào Sài Gòn để học". Tôi nghĩ rằng ở Vinh thì mình không thể trưởng thành và tự lập được, không thay đổi bản thân và rất khó để hòa nhập với xã hội, vào đó tôi sẽ học Tiếng Anh, thay đổi giọng nói của mình tốt hơn.

            Ban đầu, cha mẹ với anh chị quyết định cho vào Sài Gòn để học theo ước muốn của tôi. Sung sướng lắm, sau khi nghe tin kết quả điểm, tôi lập tức làm tất cả hồ sơ để chờ ngày lên đường nữa thôi. Thế nhưng trước ngày lên đường vào Sài Gòn nạp hồ sơ, tôi nghe được một tin là "tôi giờ không được vào Nam học nữa, nếu có học thì học ở Vinh cho gần cha gần mẹ, đỡ tốn kém, hai chị đầu học được thì tôi cũng học được". Choáng ngợp hết tất cả, cuộc đời mình xem như chấm dứt, ước mơ đã vụt tắt thêm lần nữa,không còn hy vọng nào khác để thay đổi bản thân - đành chấp nhận số phận. Tôi đã từng nói với bản thân và bạn bè rằng: "Học nhanh lên để thoát khỏi chỗ này - nơi không cho ước mơ và dự định". Cho đến một hôm tôi mới chợt nhận ra suy nghĩ của mình thật ngốc nghếch, khi được hai chị kể lại quãng đời sinh viên nó đẹp làm sao.

            Chị đầu tôi đã là sinh viên K51 công nghệ thực phẩm, có thể nói khoảng thời gian học đại học là một chặng đường đầy gian nan thử thách. Lúc đầu gia đình quyết định không cho chị học cao vì điều kiện hoàn cảnh gia đinh không cho phép, sau còn 4 em đang đi học. Nhưng được thầy cô và bạn bè khuyên nhủ, chị quyết định học lên đại học mặc dù biết rất rõ là cha mẹ rất khó để xoay xở một lúc 5 người con đi học như thế này. Bước vào cổng trường đại học, mang theo bao e ngại, rụt rè thế mà sau mấy năm được sống và học tập tại trường,chị đã tự tin rất rất nhiều. Quen được rất nhiều bạn, thầy cô tận tình chu đáo. Môi trường học tập lành mạnh, có nhiều cuộc chơi vô cùng sáng tạo nhằm thể hiện tài năng của mình - chị kể như thế.

            Chị thứ hai của tôi thì được học đại học nếu đi theo sư phạm - vì không mất tiền học phí, cũng đơn giản vì muốn xem môi trường sinh viên như thế nào mà chị đầu lại khen như thế. Chị là sinh viên K53 ngành Giáo dục tiểu học - ngành mà tôi đang theo học.

            Chị thứ hai có nói với tôi rằng: "Nếu em học thì nên học sư phạm ngành như chị y, học thích lắm. Giảng viên thì nhiệt tình, hài hước, họ xem học sinh như bạn bè của họ, nói chuyện thoái mái lắm". Chị tôi ra trường cầm trong tay tấm bằng loại giỏi, chữ viết lúc học ở nhà là xấu nhất nhà thế mà bây giờ thì cả làng không ai qua mặt được chị tôi, quá chuẩn quá đẹp. Hơn thế nữa, hồi còn học ở trường trung học, chị là người nhút nhát kinh khủng (tôi nhút nhát nhưng còn đỡ hơn chị), thấy người lạ vào nhà, đặc biệt là đàn ông con trai chị chạy trốn mất tích luôn như sợ họ bắt cóc luôn ý. Thế mà giờ thì xoay 360 độ luôn: tự tin, nói chuyện hài hước, hồi trước ai hỏi gì thì trả lời không thì chỉ ngồi cười thôi. Thật sự là lúc đó tôi có một chút xíu tò mò chị tôi học cái gì ở trong trường mà giờ như thế này, thay đổi quá nhiều. Nhưng mà tôi cũng không có quan tâm mấy. Biết sao được, nhắm mắt mà lựa chọn ngành và trường phù hợp với điều kiện gia đình chứ, có phải cái gì mình tự quyết định luôn hoàn hảo đâu - tự an ủi bản thân, mặc dù không có cảm xúc tốt đẹp gì về trường và ngành mà tôi đang theo học đây cả. Bước sang tờ giấy mới với bao dự định muốn viết lên đó, nhưng thật trỗng trãi chẳng biết viết gì ở quảng đời sinh viên này, tôi nghĩ rằng, bốn năm sinh viên chỉ mong ba điều "cầm bằng tốt nghiệp, luyện viết chữ đẹp và cảm nhận được một phần cuộc sống khi rời xa gia đình".

            Bước vào mấy ngày kỳ đầu tiên của cổng trường đại học, tôi cực kỳ e ngại và cũng không quan tâm mấy đến ngôi trường và thầy cô, chỉ lên ngồi đúng phòng và điểm danh xong về. Chán quá, thế là một hôm tôi quyết định lên trường để xem trường trông như thế nào. Quan sát một ngày trời - cả buổi tối, tôi mới phát hiện ra trường mình học cũng không đến nỗi tệ, mấy anh chị khóa trên thì hăng hái nhiệt tình và còn sáng tạo nữa, buổi tối thấy có nhiều câu lạc bộ như nhảy, đánh đàn, thổi sáo... Thấy cũng hay, thế là tôi nghĩ là có lẽ mình nên hòa nhập vào cuộc sống đi, cố gắng biến cái mình không thích thành cái mình có thể làm bằng tất cả sức lực của mình. Từ đó như có cái gì đó thúc dục tôi học tập, và với cách giảng dạy nhiệt tình và sáng tạo của thầy cô, kỳ đó tôi thi và kết quá khá cao: 3.6 điểm hệ số 4 và 8.27 điểm hệ số 10. Ban đầu nghe mấy anh chị khóa trên là môn Mác 1 và Mác 2 rất khó học, tôi cũng sợ lắm, sợ không qua lại mất tiền học lại với mất thời gian,nhưng mà không sao: Mác 1 được A, Mác 2 được B+. Nhưng mà tôi vẫn không được học bổng vì điểm rèn luyện loại khá, thật sự là tôi rất tiếc. Tôi vẫn còn nhớ kỳ 1, lịch học không có tiết 1, 2 nhưng sau đó thêm thảo luận Mác 1 lại học tiết 1, 2 nên rất khó để dậy đi học vào buổi sáng sớm như thế. Có một hôm, bất chợt thức dậy lúc 7h30, đúng vào hôm học thảo luận Mác 1, thế là tôi bật dậy, mấy đứa bạn trong phòng còn nói "học thì học có 2 tiết mà muộn mất 1 tiết thì kiểu gì thầy cũng cho mày vắng mà xem, đi học làm gì nữa, nghỉ luôn đi". Thế là tôi rửa qua cái mặt, không kịp đánh răng, vuốt qua cái tóc chạy thật nhanh lên trường, leo lên tầng 4, chạy vào lớp:

            - Thưa thầy em đi muộn cho em vào lớp

            Cả lớp nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên. Tôi nghe dưới lớp có tiếng xì xào gì đó, chẳng quan tâm, tôi chỉ tập trung vào thầy thôi.

            - Vào đi!

            Nghe xong mà nhẹ nhõng cả người, ngồi chưa lấy được sách vở thì chuông báo hết tiết 1. Tôi nghĩ là kiểu gì thầy cũng tích vắng rồi nên thôi an ủi bản thân là mình đi học để lấy kiến thức chứ không phải để điểm danh. Cuối tiết học thứ 2, tôi chạy lên:

            - Thưa thầy, khi nãy em đi muộn, thầy đã tích em vắng học chưa ạ?

            - Em tên gì?

            - Em là Nguyễn Thị Văn ạ.

            Thế là thầy xóa đi dấu vắng của tôi, sung sướng qua mức, không nói nên lời, tôi nói với mấy đứa bạn thầy ta thật là tuyệt.

            Bây giờ đang ở học kỳ 2, tôi quyết định tham gia thật nhiều phong trào để cộng điểm: tham gia các lệnh điều động của lớp, tham gia vào nếp sống văn hóa của khoa. Tôi còn nhớ như in, hôm phỏng vấn vào đội nếp sống của khoa, anh phỏng vấn có hỏi:

            - Tại sao em lại đăng kí vào đội nếp sống văn hóa của khoa?

            Tôi nhìn anh cười:

            - Em vào phần lớn là để được cộng điểm rèn luyện và một phần là thấy các anh chị tự tin và nhiệt tình e cũng muốn học hỏi thêm.

             Anh phỏng vấn cười và nói:

            - Em thật thà quá rồi.

            Kỳ 2 này tôi quyết tâm mạnh mẽ lắm, bao nhiêu là dự định: điểm rèn luyện kỳ 2 sẽ tốt và cả năm cũng sẽ tốt, điểm học cố gắng giữ nguyên hoặc cao hơn, tham gia thật nhiều hoạt động... Tôi cũng không biết là tại sao kỳ này tôi lại nhiệt tình như thế này nữa không biết, có lẽ ở ngôi trường này hứa hẹn bao nhiêu điều tốt đẹp phía trước, thế là tôi cứ cố gắng. Lên lớp, tôi luôn là người trả lời nhiều câu hỏi của thầy cô nhất, mặc dù câu trả của tôi sai nhiều hơn đúng. Hồi cấp 3, tôi chỉ thích trả lời mấy môn sở trường như Toán, Lý, Hóa, Sinh. Nhưng mà giờ thì môn nào tôi cũng trả lời hết, tự tin thái quá mà bây giờ mấy bạn học chung lớp học phần, đứa nào cũng biết tên tôi hết, mấy đứa còn xin Face book để kết bạn, xin số điện thoại nữa chứ. Có một bạn xin nick Face rồi còn nói:

            - Kết bạn rồi nha, nhớ là chấp nhận đi, không được làm kiêu nghe chưa.

            - Oki. Tôi trả lời ngay và luôn.

            Thế là từ đó tôi lại càng bận rộn hơn nhiều, cứ mỗi lần chuẩn bị học Toán Cao Cấp và Thảo luận Tư Tưởng thì tôi toàn nhận được tin nhắn, đứa nào cũng nói chụp ảnh bài làm qua cho mấy đứa làm với. Vui thì vui thật, vì không ngờ mình lại là thần tượng của mấy đứa bạn trong lớp, nhưng mà không biết mình làm như thế này có sao không nữa. Có hôm làm bài kiểm tra giữa kỳ môn Toán Cao Cấp, thầy nói một bàn ngồi 3-4 người, còn lại di chuyển xuống phía sau. Thế là tất cả những người di chuyển cứ đi theo tôi, đứa thì nói tôi ngồi đây, đứa khác lại bảo sang ngồi bên kia. Nhưng sau đó thì thầy nói phía trên còn chỗ những ai chưa có chỗ ngồi thì lên bàn trên ngồi,mấy đứa trong lớp cứ cố đưa tôi vào bàn của chúng ngồi,đi từ cuối lớp lên phía trên ngồi tất cả các bạn ai cũng nhìn tôi xem ngồi bàn nào để lát dễ hỏi bàn.Thật sự tôi không có giỏi giang như mấy bạn nghĩ đâu,có mấy bạn trong lớp giỏi tôi nhiều.

            Có lần tôi đi học, đang đi bình thường thì nhìn lên tầng thấy có một bạn nhìn tôi cười và vẫy tay. Tôi không hiểu tại sao, ngoánh xung quanh mà không thấy ai có phản ứng gì hết, thì ra là đang chào tôi. "Mình dạo này cũng oai ra phết đấy chứ" - tôi nghĩ bụng. Nhiều điều hay lắm, đến bây giờ tôi mới biết sinh viên trường thân thiện, hài hước làm sao. Khi thời tiết chuyển sang mùa hè, nóng hơn, tôi thường đưa bình nhỏ đựng nước đi học, cứ lên trường là lấy nước để vào lớp uống. Cứ đến lớp: "Văn ơi cho mình xin tí nước", uống hết rồi lại đi lấy nước trả lại cho tôi.Các bạn đang còn rất đơn sơ và hồn nhiên lắm. Cứ xong một buổi học, tôi lại lấy nước đưa về nhà, từ đó trường như là ngôi nhà thứ 2 của tôi vậy, thoái mái vô cùng.

            Ở trường thường xuyên tổ chức các hoạt động, các chương trình nhằm giúp sinh viên có cơ hội thể hiện khả năng vốn có của mình, tha hồ sáng tạo tạo nên môi trường học tập, không chỉ học trên sách vở mà còn học các kỹ năng cứng và mềm, xử các tình huống bất ngờ xảy ra một cách tốt nhất.Giáo viên không áp đặt công việc học hành quá lớn. Tôi còn nhớ bộ phim "Ba chàng ngốc" được cô Hằng Ly dạy môn tâm lý học cho xem nguyên 3 tiết học. Cô cho xem bộ phim này nhằm giúp chúng tôi biết về cách học thế nào cho tốt, biết sáng tạo và biết liều mình để đạt được mục đích. Một bộ phim cực kỳ ý nghĩa, một bộ phim đáng ghi nhớ. Cách đây mấy hôm, tôi cũng được xem bộ phim dịch sang tiếng việt là "những kẻ bất khả xâm phạm" do câu lạc bộ văn học và nghệ thuật tổ chức cũng để lại nhiều bài học hay và ý nghĩa.

            Tôi vẫn còn nhớ buổi học Tiếng Anh 1 do cô Phương Thảo dạy, có hôm cô nghe được tin có một bác dọn vệ sinh sân trường có đánh rơi 2 triệu tiền lương của tháng, mà tìm mãi không ra. Sau đó cô Thảo đến nói với cả lớp tôi: "Cô vừa nghe có một bác dọn dẹp vệ sinh có đánh mất số tiền lương mà bác ấy vừa được nhận. Đó là số tiền mà bác ấy mong chờ cả tháng để được nhận về mua đồ ăn ngon cho con. Bây giờ cô muốn các em mỗi người một ít, bớt chút tiền hay vặt và tiền điện thoại, góp lại giúp một phần nào đó cho bác ấy. Cô sẽ nói với mấy lớp khác nữa, góp được từng nào cũng được, có tấm lòng là được".

            Ngay sau đó lớp trưởng lớp tôi đi thu lại tiền ủng hộ,góp được hơn 200 nghìn gửi lại cho cô để cô tổng hợp lại và gửi cho bác dọn vệ sinh. Tổng cộng cô nhận được gần 1 triệu đồng. Tuy số tiền không nhiều nhưng cũng có thể giúp một phần nào cho bác.Vấn đề quan trọng ở đây là tình người,các sinh viên và giáo viên đã cộng tác với nhau giúp đỡ người khác bằng cả trái tim và tình thương yêu giữa người với người. Trong xã hội ngày nay thật khó để tìm ra được nghĩa cử đẹp đẽ mà linh thiêng như vậy.

            Từ khi cảm nhận được vẻ đẹp bên trong của ngôi trường mà tôi đang theo học, tôi thấy mình chọn học ở Vinh và theo ngành này đến hiện tại bây giờ thì không có gì là hối tiếc, càng cảm thấy may mắn khi được học ở một môi trường lành mạnh, cơ sở hạ tầng đảm bảo, giáo viên nhiệt tình và tận tâm, sinh viên thì hòa đồng và vô cùng sáng tạo. Xã hội đang mang trong mình căn bệnh "vô cảm", nhưng Đại học Vinh lại không bị lây lan, không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh nguy hiểm này. Tôi hi vọng sau 3 năm được học tại đây nữa thì tinh thần và tình cảm của tôi dành cho trường ngày càng nhiều hơn và tôi nghĩ điều đó chắc chắn sẽ xảy ra nếu trường không ngừng phát triển về cơ sở hạ tầng, về con người đang học tập và làm việc trong ngôi trường thân thiện này.

            Nếu cuộc sống là một bản nhạc, mỗi người chúng ta là nốt nhạc nào: nốt trầm, nốt bổng hay nốt lặng. Dù trầm, bổng hay lặng mỗi nốt đều có nhiệm vụ và vai trò riêng. Đừng có cố làm thành nốt bổng, nếu không khéo và không chuẩn bị tốt khả năng của mình thì sẽ rất nguy hiểm, có thể sẽ làm hỏng cả một bản nhạc. Đôi lúc thất bại nó không phải là kết thúc, mà nó là khởi đầu cho một hành trình khác. Cũng giống như nốt lặng, không phải là hết mà là dừng lại, suy nghĩ lại và chuẩn bị mọi thứ để bắt đầu tiến tới một quá trình mới, sang một giai điệu mới hay hơn, ý nghĩa hơn. Cuộc sống của tôi cũng vậy, học sư phạm hay học ở Vinh không phải là chấm dứt cái ước mơ bấy lâu của tôi, mà nó giúp tôi bước sang một dự định mới, một khao khát mới với tràn trề nhựa sống. Thành công hay thất bại, lạc quan hay bi quan tất cả đều do suy nghĩ của chúng ta mà thôi, đôi lúc chúng ta hãy nhìn theo hướng khác,tích cực và lạc quan hơn.

 

----------------------------------------------------------

 

9. Nguyễn Thị Thùy Linh (nhóm 9 thành viên) - 56A SP Lịch sử

 

----------------------------------------------------------

 

10. Trần Văn Hoàng - 56A Sư phạm Lịch sử

 

MỘT VÒNG QUANH ĐẠI HỌC VINH

 

            Đã bao lâu rồi tôi có nhưng trăn trở mà chưa có lời giải đáp, chỉ khi tôi vô tình xem được một cuốn sách tại thư viện Trường Đại học Vinh, một cuốn sách nhưng đã đưa tôi vào trải nghiệm và mở ra 1 cách cửa tới một giấc mơ về ngày mai, giấc mơ nơi đó có tôi và bạn về những điều mà tôi đang được tận mắt nhìn thấy và trải nghiệm. Tôi sẽ đưa các bạn vào giấc mơ mà tôi đang được trải nghiệm nhé, cùng đi nào.

            Gõ cửa giấc mơ của tôi là một người thầy bước ra mỉm cười thật tươi với tôi, thầy mang người chiếc áo màu, màu xanh của hi vọng về những hi vọng ước mơ về một ngày mai tốt đẹp. Thầy cầm tay tôi đưa tôi vào một ngôi trường có tên là Trường Đại học Vinh. Nơi đây chính là nơi tôi sẽ gắn bó suốt quãng đời của một sinh viên, tôi hào hứng lắm nhưng kèm theo đó là những thử thách và gian nan đang còn chờ phía trước, nhưng tôi tin mình sẽ vượt qua được vì bên tôi còn có gia đình, bạn bè các thầy cô. Tôi nhất định sẽ vượt qua để tiếp nối 8 chữ vàng của sinh viên Trường Đại học Vinh: "Bản lĩnh, trí tuệ, văn minh và tình nguyện". Một người doanh nhân người Mỹ William Arthur Ward đã từng nói: "Dạy học bao gồm nhiều việc hơn là chỉ trao đi tri thức, nó đòi hỏi truyền cảm hứng cho thay đổi. Học hỏi bao gồm nhiều việc hơn là chỉ tiếp thu kiến thức, nó đòi hỏi sự thấu hiểu". Ông được biết tới với những câu nói truyền cảm hứng mà nước Mỹ trích dẫn nhiều nhất. Tôi đã từng đọc được câu nói đó trong tác phẩm Suối nguồn niềm tin của ông, cuối sách đó đã trở thành hành trang của chính tôi để vững bước với những niềm tin về một thế giới tốt đẹp hơn. Dạy học không chỉ là truyền cho học sinh, sinh viên những tri thức của nhân loại mà nó còn để truyền cảm hứng cho người nge, để người nge thấu hiểu và cảm nhận nó, đó là mục đính mà bất cứ người thầy người cô nào cũng đều muốn làm. Từ khi con người mới bắt đầu hình thành tổ tiên của chúng ta đã trải qua hàng trăm triệu năm tiến hóa để hình thành nên các cá thể người hiện đại như ngày hôm nay, cũng từ đó mà trí thức khoa học cũng dần phát triển theo thời gian tiến hóa. Con người hiện đại ngày nay đã tiếp thu được những kinh nghiệm và tri thức mà tổ tiên chúng ta đã để lại. Theo thời gian phát triển nhanh chóng của xã hội loài người, loại hình giáo dục con người cũng đã xuất hiện, từ chỗ chúng ta chưa có nhận thức về sự vật xung quanh tới việc chúng ta tìm tòi sáng tạo ra những cỗ máy của tương lai đó là một bước tiến dài trong quá trình phát triển của nhân loại. Nhờ những nền tảng của quá khứ loài người đã tiếp thu và phát triển lên nền văn minh tiên tiến như hiện nay. Trong thời đại hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, bằng việc việc phát triển nhanh chóng của các ngành khoa học việc phổ cập giáo dục tới mọi người dân là vô cùng cần thiết để có thể nhanh chóng bắt kịp được theo nền văn minh của nhân loại. Chính vì thế ngay từ những ngày đầu thành lâp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh việc giáo dục cho dân biết và dân hiểu là vô cùng cần thiết trong thời đại lúc bấy giờ. Cũng vì vậy mà những năm sau đó các trường học liên tục được thành lập như nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đất nước.chính vì mục đính cao cả đó mà ngày 16/7/1959, Bộ trưởng Bộ giáo dục đã kí quyết địng số 375/NĐ thành lập Phân hiêu Đại học Sư phạm Vinh, cũng từ đây đã đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của một ngôi nơi tạo dựng những tương lai cho tuổi trẻ. Sau đó 3 năm Bộ trưởng Bộ giáo dục kí Quyết định số 62/2001QĐ-TTg đổi tên trường Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh và cái tên gọi này đã đi tận mãi tới ngày hôm nay. Không chỉ thấy vinh dự và đó cũng là niềm tự hào khi Chính Phủ đã có công văn 1136/TTg-KGVX bổ sung Trường Đại học Vinh thành trường đại học trọng điểm quốc gia. Cũng từ đây mà mái trường mà tôi đang gắn bó đã bước sang một trang sử mới, bởi vậy mà mỗi viên chức hay mỗi sinh viên phải có một trọng trách nhất định để phát huy được truyền thống đó. Trải qua 48 năm thành lập để ngày hôm nay tôi đứng tại nơi đây cảm nhận được những thành quả mà trường tôi đã đạt được cho tới ngày hôm nay, để được như lúc này thời gian trôi qua mấy mươi năm đã bao nhiêu người thầy người cô của chúng tôi đã dành cả đời mình để đóng góp vào sự vững mạnh của nhà trường. Ngay lúc này tôi cảm thấy rất biết ơn, và có một phút ngẫm lại. Suy nghĩ về quá khứ và tương lai của tôi phải làm gì để giúp mình một phần nhỏ nhoi tiếp nối những thành công mà những lớp lớp người đi trước đã để lại. Trải qua bao nhiêu thăng trầm Trường Đại học Vinh đã xây dựng được những thành quả như ngày hôm nay từ việc thay đổi mọi mặt về khuôn viên, cảnh quan của nhà trường tới các phòng ban và nhiều các chuyên nghành đào tạo, đã đào tạo ra lớp lớp các sinh viên ưu tú giúp phần không nhỏ vào nền giáo dục của nước nhà. Các bạn có biết không điều đầu tiên khi tôi đặt chân vào ngôi trường này là gì không? Đó chính là khung cảnh trường Vinh, được tọa lạc tại quê hương của chủ tịch Hồ Chính Minh mảnh đất Nghệ An đầy nắng và gió đã làm nên con người nơi đây vừ chịu khó vừ ham học. Tôi được nge nhiều lời kể từ các anh chị đi trước nhưng chỉ khi tôi được tận mắt đặt chân tới đây thì mọi thứ dường như khá mới lạ, theo tôi bước vào Trường Đại học Vinh là khung cảnh bao quát một ngôi trường rộng lớn, khang trang với những dãy nhà học với nhiều phòng học phòng đa chức năng đầy đủ tiện nghi thích hợp cho việc nghiên cứu và học tập tại đây. Tôi đã tự nhủ và nghĩ thầm mình đã lựa chọn đúng là nó rồi, ngôi trường mà tôi từng mơ ước. Theo chân tôi vào cổng chính trước mắt tôi là ngôi nhà A0 đây cũng là dãy nhà được xây dựng đầu tiên của ngôi trường. Nét đẹp làm tôi ấn tựng nhất là nhà A0 được thiết kế theo hình chữ U nhìn vào mọi người có thể cảm nhận nét độc đáo và lịch sự của nó, nhìn như hình một cuốn sách đang mở ra những trang tri thức đang chờ đón ở phía trước. Dãy nhà A0 là trụ sở của 17 phòng khoa đào tạo bên cạnh điểm nhấn đó là phía trái của chữ U đó là Hậu trường nơi đây cũng là nơi dành riêng cho tổ chức những cuộc thi những hội thi hay cuộc họp, hậu trường đã tạo nên một điêm nhấn rất riêng cho dãy nhà A0 đó cũng là một điều mà tôi thích thú nhất, cảm giác dâng trào lên trong tôi. Khung cảnh bốn bề hoa cỏ cây lá, một nết đẹp nữa mà chỉ có tại trường Vinh mới có đó là những hàng cây chủ yếu là cây xoài, không như tôi từng ngồi ngắm những cách phượng đỏ hồi tôi còn học cấp 3. Đam mê của tôi chưa kết thúc ở đó khi Trường Đại học Vinh có tới 6 sân cỏ nhân tạo cũng như 1 nhà thi đấu để tổ chức những sự kiện thể dục thể thao, khát khao trong tôi bỗng chốc nổi dậy tôi muốn được ra sân chơi bóng, một sưc cuốn hút đến lạ thường chẵng mấy chốc nữa là tôi có thể được trải nghiệm nó rồi. Vẻ đẹp trường tôi lạ thường đến khó hiểu, nó không uyển chuyển như những vần thơ cũng không thô ráp như những bàn tay của người công nhân xây dựng, đó là một nét đẹp hoàn hảo đến từng cm. Vẻ đẹp ấy tạo cho tôi liên tưởng tới những vần thơ của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ Vội Vàng Vậy:

            "Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, 

            Ta muốn ôm 

            Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; 

            Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, 

            Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 

            Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều 

            Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 

            Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng 

            Cho no nê thanh sắc của thời tươi; 

            - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!"

            Cảm xúc của tôi cũng như nhà thơ Xuân Diệu lúc bấy giờ vậy, tôi muốn ôm và trải nghiệm nó ngay lúc này. Có lẽ quá vội vàng quá chăng, tôi sẽ được cảm nhận nó mỗi ngày trong quãng thời gian 4 năm sắp tới. Tôi bước đi qua nhà A0 trước mắt tôi hiện ra cảnh quan hai bên hiện ra với khuôn viên bên trong trường được cấu tạo theo những khối hình vuông rất có quy hoạch và đập chất sáng tạo, hiện ra trước mặt tôi là những dãy nhà học nhà A và B với dãy nhà 5 tầng được quây thành 4 phía hình ô vuông đây là nơi chúng tôi sẽ học tập, khung cảnh cả bên trong và bên ngoài của 2 dãy nhà học là những hàng cây xanh mướt che đậy đi chút gì đó cái nắng gay gằng của những mù hè. Đưa tôi đi qua nhừng hàng cây là ngôi nhà nghiên cứu sinh đây là nơi dành riêng cho những sinh viên phục vụ mục đích cho việc nghiên cứa sinh học với đầy đủ trang thiết bị máy móc tiên tiến nhất thích hợp cho việc học tập nghiên cứu và giảng giạy. Phía cuối cùng của con đường là 2 dãy nhà kí túc xa dành riêng cho những sinh viên lưu học sinh đang công tác và học tập tại trường, nếu những sinh viên nào có nguyện vọng vào đăng kí sẽ được ở tại đây. Với việc trang bị đầy đủ các thiết bị sinh hoạt, kí túc xá trường tôi được xem là một nơi đạt tiêu chuẩn kí túc xá của một trường học lớn. Không thể không nhắc tới đó là Căng tin và trạm ý tế đây cũng là nới tôi cảm thấy hài lòng nhất. Về bên Căng tin, căng tin trường Đh Vinh được thiết kế rộng rãi thoáng đãng có nhà ăn và phòng bêp riêng thích hợp là sự lựa chọn cho tất cả mọi người, luôn đáp ứng được những nhu cầu về ăn uống cho cán bộ và sinh viên tại trường, Về phía trạm ý tế đây là nơi luôn đảm bảo đầy đủ về số lượng thuốc, luôn sãn sàng cho những trường hợp xấu nhất không may xảy ra, trường cũng tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho các bạn sinh viên. Để đảm bảo về việc mỗi sinh viên luôn an tâm trong việc học tập của mình. Tôi bước đi một vòng xung quanh trường mà chỉ muốn ngắm mãi vẻ đẹp đó mãi, nhưng tôi sẽ không dừng lại ở đây, tôi tiếp tục đi để trải nghiệm về trường tôi để có thể giới thiệu cho tất cả các bạn bè trong và ngoài nước biết về vẻ đẹp và cơ sở vật chất của Trường Đại học Vinh để luôn đáp ứng mọi nhu cầu nghên cứa và học tập của tất cả các sinh viên. Theo tôi sang bên kia của cổng phụ là một ngôi trường cấp 3 chuyên mang tên Đại học Vinh. Bằng việc phổ cấp giáo dục từ trường mầm non tới trường cấp 3 đều mang phân hiệu Đại học Vinh, đó cũng là một bước tiến lớn về đại tạo và là một chiến lược lớn của trường tôi, nhằm mục đích đào tạo theo một chiều hướng từ thấp tới cao theo một hệ đào tạo liên tục. Không dừng lại ở đó điều mà tôi cảm thấy tự hào nhất đó là hai ngôi nhà là tòa nhà Công nghệ cao và Thư viện. Đây cũng là 2 trung tâm đầu não của trường tôi. Về phía thư viện hiện tại thư viện Trường Đại học Vinh là một thư viện lớn nhất khu vực miền trung, nơi đây có luôn được bổ sung và hoàn thiện nhất đầy đủ các loại sách phục vụ cho học tập và nghiên cứu, với trang bị cách quản lý hiệu quả và bổ ích tích hợp nhiều phòng máy tin học với đầy đủ các máy móc hiện đại giúp cho việc học tập của sinh viên được nâng cao và hoàn thiện hơn. Thư viện trường tôi luôn mang lại cho tôi không khí thoải mái nhất mỗi khi ngồi học tập. Về phía nhà Công nghệ cao được thiết kế theo kiến trúc kiểu mẫu vẻ đẹp của ngồi nhà nhìn từ bên ngoài ai mỗi lần đi qua cũng phải một lần ngước mắt lên để chim ngưỡng, không chỉ vậy đây còn là nơi tập trung của nhiều phòng ban lưu trữ hồ sơ về sinh viên giải quyết mọi thắc mắc cũng như đáp ứng về việc giải quyết các loại giấy tờ có liên quan tới sinh viên. Với cách làm việc lịch sự và có trách nhiệm cao có hiệu quả trong công việc, xử lý một cách nhanh chóng mọi thủ tục. Điều đó làm cho đại đa số sinh viên hết sưc hài lòng. Nếu nhắc tới nhà Công nghệ cao là nhắc tới sự hiện đại thì khi nhìn vào ngôi nhà truyền thống chúng ta lại cảm nhận có gì đó một nét cổ kính đến lại thường, nhà truyền thống là ngôi nhà dùng để lưu trữ những kỉ vật từ những ngày đầu mới thành lập, nớ tạo cho ta một nét đẹp được kết hợp giữa cổ kính và hiện đại. Khi tôi bước vào đây tôi đã lặng đi chút ít và nghĩ về thời gian đã qua trong lịch sử đầy dữ dội của trường Vinh trải qua bao nhiêu thăng trầm mới có được những ngày hôm nay. Trải qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt của đất nước Trường Đại học Vinh vẫn đi lên và phát triển về mọi mặt. Để đảm bảo về mọi mặt vào việc phục vụ cho sinh viên và cán bộ trong trường, Tường Đại học Vinh đã tích hợp sẵn 2 cây ATM giúp một cách bổ ích cho những sinh viên xa nhà có điều kiện học tập một cách tốt hơn về mặt tài chính được nhanh gọn. Qua những lời kể của tôi chắc các bạn chưa thể cảm nhận hết được vẻ đẹp của trường tôi đâu nhỉ vậy thì các bạn hãy đến một lần và thử trải nghiệm các bạn sẽ hiểu được cảm nhận của tôi ngay lúc này. Hạnh phúc nhất đơn giản chỉ là thời khắc hiện tại bạn thực sự hài lòng với chính những gì mình đang có, dù nhiều vất vả và khó khăn nhưng ta biết " Trân trọng" và " Yêu thương" thì nhất định hạnh phúc sẽ mỉm cười với ta. Hạnh phúc đã mỉm cười với chính bản thân tôi từ khi tôi đặt chân tới ngôi trường này. Đưa bạn đi khắp trường Vinh chúng tôi để bạn có thể cảm nhận được cái vẻ đẹp của một ngôi trường trải bao nhiêu năm tháng của lịch sử. Cho tôi được gửi lời cảm ơn và tri ân nhất tất tất cả những ban nghành các thầy các cô những người thầy cô đã đi trước làm cảm ơn chân thành nhất đã góp phần vào việc tạo nên vẻ đẹp cả về tâm hồn lẫn khung cảnh nơi đây để lớp lớp người đi sau có cơ hội được trải nghiệm và học tập công tác tại đây. Trường tôi đẹp lắm các bạn à. Nhưng không chỉ nét đẹp bên ngoài thôi đâu vậy vẫn chưa thể cấu thành sự hoàn hảo được, nó còn mang trong mình nét đẹp cao cả là đạo tạo và trồng người nữa. Đi sâu vào Trường Đại học Vinh học tập và trải nghiệm. Trước hết về cơ cấu đào tạo đó là thể hiện nét đẹp tri thức của nhà trường. Hiện tại Trường Đại học Vinh có 17 khoa đào tạo: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Địa lý và QLTN, Khoa Điên tử Viễn thông, Khoa Giaso dục, Khoa Giaso dục Chính trị, Khoa Hóa học, Khoa Kinh tế, Khoa Lịch sử, Khoa Luật, Khoa SP Ngoại ngữ, Khoa SP Ngữ Văn, Khoa Nông Lâm Ngư, Khoa Sinh học, Khoa giáo dục thể chất, Khoa SP toán học, Khoa Vật lý và Công nghệ, Khoa Xây dựng. Với việc có 17 khoa đào tạo Trường Đại học Vinh đang chuyên đào tạo 43 mã nghành khác nhau nhằm đáp ứng một cách hợp lý nhất cho thời đại hiệ nay, từ một trường chuyên đào tạo nghành sư phạm, trường Vinh đã đào tạo thêm nhiều mã nghành để cung ứng và bắt kịp với xu thế hội nhập hiện nay. Bằng việc đào tại nhiều mã nghành khác nhau trường tôi cũng đang đào tạo nhiều các khối nghành như: Khối chuyên Khoa học Xã hội, chuyên Khoa học Tự nhiên, cũng như đào tạo nhiều các khối ngành khác nhau nhằm cung ứng và nhìn nhận một cách chính xác xu thế của xã hội. Tôi là sinh viên Trường Đại học Vinh hiện tại tôi đang theo học Khoa Lịch sử chuyên nghành đào tạo sư phạm . Lớp 56A-SP Lịch sử là một ví dụ điển hình đây là lớp mà tôi đang theo học và theo khối Khoa học Xã hội, lớp chúng tôi chuyên ngành chuyên sâu về lịch sử Việt Nam và Thế giới qua nhiều các thời kỳ. Bên cạnh đó tôi còn học thêm nhiều các môn học đại cương cũng nhữ chuyên nghành nhằm đáp ứng tốt lượng kiến thưc một cách đồng đều về mọi mặt. Với đội ngũ giảng viên là các Thạc sĩ, Tiến sĩ, PGS hàng đầu đã đáp ứng về nhu cầu truyền đạt kiến thưc tới mỗi sinh viên một cách có hiệu quả và khoa học nhất. Để đáp ứng nhu cầu học đi đôi với hành việc đưa sinh viên đi kiến tập và thực hành nghề nghiệp là việc vô cùng cần thiết với mỗi sinh viên để những sinh viên không chỉ nắm vũng vàng kiến thức trên ghế nhà trường mà còn nắm vừng kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nghề nghiệp thực tê, bàng việc cho sinh viên mỗi nghành đi thực tế và kiến tập đã giúp sinh viên tự tin và vũng vàng hơn trong nghề nghiệp của mình. Trong nhiều lĩnh vực hoạt động trước hết ta có thể nói đến lĩnh vực hoạt động của các khoa đào tạo. Khoa chủ quản có nhiệm vụ quản lý các nghành đào tạo của mình trên khoa không chỉ có những giảng viên bộ môn mà ở đó còn đáp ứng những ý kiến của mỗi sinh viên trong khoa đề nghị và trợ giúp sinh viên khoa mình trên nhiều những lịch vực và giải quyết thắc mắc của từng sinh viên nếu cần giải đáp. Có thể kể đến như Cố vấn học tập chuyên giải quyết những vấn đề thắc mắc liên quan đến công tác học tập và nghiên cứa của sinh viên trong khoa, Trợ lý QLHSSV chuyên giải quyết thắc mắc liên quan đến hồ sơ sinh viên và chính sách sinh viên. Mỗi ban nghành đều có những nhiệm vụ riêng nhằm đáp ứng sự chuyên môn hóa trong nhiều nghành đào tạo. Song bên cạnh đó lĩnh vực hoạt động của từng lớp thuộc khoa chủ quản cũng vô cùng quan trong, thông qua bí thư và lớp trưởng để theo dõi từng sinh viên trong công tác học tập, tổ chức truyền đạt những thông tin từ khoa xuống từng mỗi sinh viên một để sinh viên nắm vững, lớp còn có nhiệm vụ thống kế số sinh viên hiện tại và nhận xét từng cá thể để gửi lên khoa xét duyệt. Như các bạn cũng đã biết việc chuyên môn hóa trong trường học là vô cùng cần thiết để quản lý một cách chặt chẽ nhất đến từng sinh viên một. Giúp đảm bảo nắm bắt một cách chặt chẽ nhất về mọi mắt nhằm đem đến lợi ích chung cho tập thể và cá nhân. Công tác quản lý học sinh sinh viên ở trường chúng tôi cũng vô cùng quan trọng, để đảm bảo sinh viên luôn được quyền lợi về khen thưởng Phòng công tác chính trị học sinh sinh viên đã liên kết với nhiều ban nghành để quản lý học sinh trên hồ sơ được chặt chẽ và minh bạch hơn. Nếu nhắc đến là một người sinh viên thì chắc hẳn trong ta ai cũng nghĩ đến những việc làm có ích cho xã hội, ở lứa tuổi của tuổi thanh niên thế kỉ 21 không chỉ học tập sinh viên Trường Đại học Vinh luôn là những tình nguyện viên xuất sắc bằng việc tổ chức nhiều các công tác tình nguyện trong và ngoài địa bàn tỉnh Nghệ An. Sinh viên Đại học Vinh đang ngày càng khẳng định được mình không chỉ là sinh viên giỏi về chuyên môn mà còn là một sinh viên giỏi về kỹ năng và năng động trong các phong trào đoàn thể. Chính vì thế mà Đoàn thanh niên trường và Hội sinh viên trường đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bằng việc với nhiều chương trình ra quân như: giờ trái đât, gây quỹ ủng hộ... Quang trong nhất đó là việc tổ chức định kỳ mùa hè xanh đây là một chiến lược quan trọng trong công tác tình nguyện vì cộng đồng mà Đoàn thanh niên và hội sinh viên trường đã hoành thành rất tốt, Tổ chức Đoàn thanh niên và Hội sinh viên cũng thường trao giấy khen bằng khen cho những sinh viên tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào tình nguyện. Nhằm mục đích kích lệ tinh thần và tạo niềm tiên cho sinh viên học tập và phát triển. Theo tôi đây cũng là hai tổ chức có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng hoạt động đoàn thể và bộc lộ được những tài năng vốn có của sinh viên, tiếp nối một người sinh viên 5 tốt kiểu mẫu. Trong bất kỳ những thời kỳ nào cũng vậy ngay cả trong thời chiến lẫn thời bình thời kỳ nào cũng có những tấm gương tiêu biểu để mọi người học tập và noi gương theo. Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi bước vào Thư viện Trường Đại học Vinh để dành nguyên một vị trí cao nhất để đặt ảnh những gương mặt tiêu biểu về sự vượt khó làm giau hay những vị lãnh tụ vĩ đại... Để sinh viên có thể học tập và noi theo những tấm gương đó mà học tập và phát triển. Ta có thể nói đến Bill Gates một doanh nhân thành công và là tỉ phú giàu nhất tính tới cuối năm 2016 ông đã được xứng danh 3 lần vào vị trí tỉ phú giàu nhất thế giới này cho người sáng lập Microsoft này. Đó là băng tất cả sự nỗ lực của ông để đổi lấy thành công như ngày hôm nay, đó cũng là một tấm gương mà ta đáng để học hỏi và noi theo. Không kể đâu xa ngay trên dải đất hình chữ S này một người con vượt ra ngoài đất nước đó chính là vị lãnh tụ vĩ đại Chủ tịch Hồ Chí Minh, bác là một tấm gương cho mọi thanh niên việt nam noi theo về tính ham học tìm tòi và tính cần kiệm liêm chính của bác. Đó là những tấm gương lớn ta có thể noi theo và học hỏi. Nhưng ngay tại khoa của tôi cũng có những tấm gương khiến tôi đáng nể và khâm phục, những tấm gương về học tập cũng như tình nguyện. Nhưng người mà tôi học hỏi được nhiều nhất đó chính là anh: Nguyễn Văn Lâm sinh viên lớp 54B ngành Du Lịch Khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh anh là một tấm gương của khoa tôi mà tôi nể phục nhất, bởi là một người theo Công giáo nên bản tính anh ấy rất hiền từ và dễ gần, không những vậy mà tôi còn học hỏi về anh ấy bởi sự tự tiên 3 năm liền được Sinh viên giỏi, Sinh viên 5 tốt cấp trường, giải Sao tháng Giêng... bằng những thành tích học tập tốt và việc tham gia một cách có hiệu quả các phong trào của nhà trường và của khoa. Đó chắc hẳn là một tấm gương đáng để nhiều sinh viên phải noi theo và học tập. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc sống tôi chợt nhận ra rằng mình cần phải làm gì đó để không phụ lòng mong mỏi của gia đình và mọi người và tôi đã quyết định lựa chọn Trường Đại học Vinh để thực hiện đam mê và ươc mơ của mình, chọn nghành giáo viên để theo đuổi nó để sau này có thể truyền đạt lại cho học sinh của mình những gì tôi đã được học tại mái trường này. Nhìn nhận một bức tranh toàn cảnh về Trường Đại học Vinh ngôi trường mà tôi đang theo học nó đưa ta đi tới những nét đẹp trọn vẹn cho đam mê. Tôi đã từng nghĩ: "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khẳ năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất từ trái tim". Đó cũng là những đặc thù mà chuyên nghành của chúng tôi được đào tạo tôi tự hào vì đã lựa chọn ngôi trường này, tôi yêu nghành và yêu nghề biết bao.

            Đưa các bạn đi khắm Đại học Vinh để cảm nhân ngôi nhà mà tôi đang sống và học tập nó đẹp biết bao nhiêu, tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè trong và ngoài nước biết và tìm hiểu về vẻ đẹp trường tôi. Nét đẹp trường tôi không chỉ nhìn nhận từ vẻ đẹp bề ngoài mà bạn và tôi hãy cùng học và trải nghiệm vẻ đẹp hoàn hảo của nó suốt quãng đời sinh viên nhé. Bằng những lời dẫn dắt và giới thiệu một vòng quanh Đại học Vinh của hành trình tôi đi cùng các bạn đã khép lại một bức tranh buổi chiều tàn phía sau núi Dũng Quyết nơi thờ cúng người anh hùng dân tộc Quang Trung là nơi tọa lạc của một trường Đại học mang tên Trường Đại học Vinh, hãy cùng tới và cảm nhận nhé. Tôi vinh dự là sinh viên Trường Đại học Vinh luôn tiếp nối 8 chữ vàng của sinh viên Trường Vinh: "Bản lĩnh, Trí tuệ, Văn minh và Tình Nguyện".

 

----------------------------------------------------------

 

11. Nguyễn Thị Huyền - 56A1 Giáo dục Tiều học

 

NÉT ĐẸP TRƯỜNG VINH

 

            Tôi sinh ra và lớn lên tại mảnh đất huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An, một huyện miền núi còn rất nhiều khó khăn. Lớn lên, tôi mong muốn tìm cho mình một tương lai tươi sáng. Tôi không chọn thủ đô phồn hoa, cũng không chọn chốn Sài thành tấp nập, không phải là nơi nào khác, tôi gửi gắm ước nguyện đó vào mái Trường Đại học Vinh - trường đại học nằm trên mảnh đất quê hương Nghệ An yêu dấu.

            Trường Đại học Vinh ở số 182 đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, được thành lập vào ngày 16 tháng 07 năm 1959, lúc đầu có tên là " phân hiệu trường đại học Sư phạm Vinh, sau đó đổi tên thành " trường Đại học Sư phạm Vinh (1962) và đến năm 2001 trường được đổi tên thành " Trường Đại học Vinh, đây là một trong 17 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực Bắc miền Trung và cả nước, là thành viên của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

            Ban giám hiệu nhà trường gồm có GS.TS.NSUT. Đinh Xuân Khoa - Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; phó hiệu trưởng gồm PGS.TS. Ngô Đình Phương và TS. Trần Tú Khánh.

            Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đa cấp (từ bậc mầm non, tiểu học, trung học phổ thông đến đại học, sau đại học), đa ngành (50 ngành bậc đại học, 35 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ) với gần 48.000 học sinh, sinh viên và học viên đến từ 54 tỉnh, thành trong cả nước và hơn 500 sinh viên quốc tế đến học tập, nghiên cứu; với đội ngũ gần 1000 cán bộ, giảng viên trong đã có 65 Giáo sư, Phó Giáo sư, 200 Tiến sĩ, gần 500 Thạc sĩ, 4 Giảng viên cao cấp, 121 Giảng viên chính... Trường Đại học Vinh là một trong những trường đại học đầu tiên của cả nước đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

            Cơ cấu của Trường Đại học Vinh là trường đại học 3 cấp: trường - khoa - trường trực thuộc, bộ môn. Trường có 18 khoa đào tạo: khoa công nghệ thông tin, khoa Địa lý - Quản lý tài nguyên, khoa Điện tử Viễn thông, khoa Giáo dục, khoa Giáo dục Chính trị, khoa Giáo dục Tể chất, khoa Giáo dục Quốc phòng, khoa Hóa học, khoa Kinh tế, khoa Lịch sử, khoa Luật, khoa Nông Lâm Ngư, khoa Sinh học, khoa Sư phạm Ngoại ngữ, khoa Sư phạm Ngữ văn, khoa Sư phạm Toán học, khoa Vật lý và Công nghệ, khoa Xây dựng; có 2 trường trực thuộc là trường trung học phổ thông Chuyên và trường thực hành sư phạm.

            Trường có phòng ban, trung tâm, trạm: tổ chuyên trách, phòng Công tác chính trị - học sinh sinh viên, phòng Đào tạo, phòng Đào tạo sau đại học, phòng Hành chính Tổng hợp, phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, phòng Kế hoạch - Tài chính, phòng Quản trị và Đầu tư, phòng thanh tra giáo dục, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Bảo vệ, nhà Xuất bản, trung tâm Công nghệ thông tin, trung tâm Đảo bảo chất lượng, trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Đào tạo liên tục, trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh Vinh, trung tâm nội trú, trung tâm thông tin - thư viện Nguyễn Thúc Hào, trung tâm Thực hành - Thí nghiệm, trạm Y tế, trung tâm Nghiên cứu Hồ Chí Minh.

            Cơ sở vật chất của trường đang ngày càng được hoàn thiện, mở rộng và hiện đại hóa. Các phòng học với trang thiết bị đạt tiêu chuẩn. Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ - Trường Thi (14ha), Trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tịch 258 ha (cho khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường đang xây dựng một số cơ sở phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở một số địa phương khác (Trại thực hành thuỷ sản Hưng Nguyên, Trung tâm thí nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Nghi Xuân,…). Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.

            Trường Ðại học Vinh liên kết với hơn 40 trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều hội nghị, hội thảo cấp quốc gia, khu vực và quốc tế đã được tổ chức thành công tại trường. Nhiều giáo sư và các nhà khoa học của Ðại học Vinh là thành viên nhiều hội đồng, tổ chức quốc gia và quốc tế, cộng tác viên khoa học tại Ðức, Italia, Nhật, Pháp, Hà Lan, Nga, Thái Lan và Canađa. Nhiều chuyên gia đã được cử đến giảng dạy tại các trường đại học ở Angola, Mozambique, Madagascar, Algeri, Lào và Cam-Pu-Chia.

            Trong những năm gần đây, trường Ðại học Vinh mở rộng Quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực. Nhiều cán bộ của trường đi học tập nghiên cứu tại Thái Lan, đi thăm và làm việc với các trường đại học Sakôn Nakhon, Khon Kèn, Nakhôn Phanôm, tiếp xúc gặp gỡ nhiều quan chức, chính khách nhà báo của Thái Lan. Nhiều đoàn đại biểu của các trường đại học và các sở giáo dục Thái Lan đã đến thăm và làm việc với Ðại học Vinh. Nhà báo Natiphum đã giới thiệu về Ðại học Vinh trên truyền hình Thái Lan. Trường cũng có các mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc, Lào.

            Song song với các hoạt động hợp tác quốc tế, trường Ðại học Vinh liên kết đào tạo với các trường đại học trong nước (ÐH Bách Khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân Sự, Ðại học Thuỷ sản Nha Trang, Ðại học Quốc gia Hà Nội, Ðại học Kiến trúc Hà Nội, Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội, Ðại học Xây dựng, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TW I) về các ngành Hoá dầu, Ðiện tử viễn thông, Tin học, Nuôi trồng thuỷ sản, Xây dựng, Ngôn ngữ, Báo chí, Toán tin ứng dụng, Văn thư lưu trữ, Du lịch, Quản lý Văn hoá - Giáo dục.

            Nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Nhà trường đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì (1979), Huân chương Lao động hạng Nhất (1992), Huân chương Độc Lập hạng Ba (1995), Huân chương Độc Lập hạng Nhì (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động (2004), Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ(2007), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009), Huân chương Hữu nghị do Nhà nước Lào tặng và nhiều phần thưởng cao quý khác. Trường có 25 cán bộ được tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, có 47 tập thể và 185 cá nhân được tặng Huân chương Lao động Hạng nhì, Huân chương Lao động Hạng Ba, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,…

            Hiện nay, Trường Đại học Vinh đang quyết tâm thực hiện sứ mạng tuyên bố của mình là: cơ sở đào tạo đại học đa ngành cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu xã hội; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, xứng đáng là trường đại học trọng điểm quốc gia.

            Tôi tự hào là sinh viên Trường Đại học Vinh! Nơi đây, tôi có cơ hội được học tập, rèn luyện rất nhiều các kỹ năng. Tôi đã thực sự trưởng thành hơn rất nhiều. Là sinh viên khoa Giáo dục, tôi được tiếp xúc với rất nhiều các thầy cô giáo vừa có tâm, vừa có tầm - những người giúp tôi hiểu được và hiểu tường tận ý nghĩa của cái nghề nhà giáo mà tôi đang theo đuổi bấy lâu nay. Với hệ thông đào tạo theo tín chỉ, mỗi sinh viên chúng tôi được tự do học tập, chủ động hơn trong mọi công việc. Đặc biệt, khoa và nhà trường tổ chức rất nhiều các chương trình để chúng tôi cùng nhau giao lưu học hỏi như: Hội thi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Hội thi rèn nghề,… được tổ chức hằng năm, tạo cho chúng tôi những sân chơi thú vị và bổ ích. Nhà trường cũng đã có các chính sách nhằm hỗ trợ những bạn học sinh nghèo và những bạn có kết quả học tập tốt, đó là các chính sách như: Hỗ trợ chi phí học tập, trợ cấp xã hội, học bổng khuyến khích học tập…

            Đây là một môi trường tốt để tôi học tập, tôi tự hưa với mình phải cố gắng thật nhiều để trở thành người có ích cho xã hội, xứng đáng trở thành một sinh viên Trường Đại học Vinh Bản lĩnh - Trí tuệ - Văn minh - Tình nguyện.

 

----------------------------------------------------------

 

12. Nguyễn Huy Nam - 53K2 Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa

 

NGƯỜI THẦY CÓ CHỮ "TÂM"

 

Vinh, đêm 20/11/2016

            Đã gần mười hai giờ, trong tiết trời chớm đông của mảnh đất miền trung có bốn mùa rõ rệt, dư âm của ngày nhà giáo việt nam vẫn trong tâm trí của một cậu sinh viên kỹ sư gần ra trường với gần năm năm gắn bó ở khoa điện tử viễn thông Trường Đại học Vinh. Mọi thứ vẫn như xưa, vẫn hình ảnh những bạn sinh viên bán hoa mời chào trước cổng trường, những nhóm bạn bè gọi nhau í ới tay cầm nhừng lẵng quà, hay là những chương trình văn nghệ, thể dục thể thao, những câu khẩu hiệu chào mừng… Tất cả hòa quyện vào nhau vẽ nên một bức tranh nhộn nhịp tất bật và hào khí của một ngày hội giáo chức.

            Mỗi tối khi hàng triệu người Việt Nam đang ngồi trước màn hình tivi đều được xem chương trình quảng cáo của tập đoàn cà phê Trung Nguyên về chương trình tặng một trăm triệu cuốn sách: "Ba tôi nói có ba thứ quan trọng nhất trên cuộc đời này, bạn tốt của bạn là ai, thầy giỏi của bạn là ai? Sách của bạn? Với tôi sách vừa là bạn vừa là thầy…" Ở đây tôi không dám đề cập đến người thầy giỏi mà tôi mong muốn người thầy có "tâm". Vì có ai sinh ra đã có kiến thức đâu? Nhưng nhờ sự nổ lực rèn luyện nghiên cứu tìm tòi mà có cả thôi. Và nhân dịp này, tôi muốn tri ân đến người thầy có chữ tâm đó mới bằng ba chữ tài. Mới về nhận chức được khoảng hai năm tại khoa chuyên ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, quảng thời gian không phải là dài nhưng củng không quá ngắn để sinh viên như chúng tôi nhìn nhận được một người thầy có tâm. Dáng người mảnh khảnh với cặp kính cận thư sinh của một chàng kỹ sư bách khoa Hà Nội ngày ấy. Sáng nào củng vậy, không kể có tiết hay không có tiết, dù mưa hay nắng người thầy ấy đã có mặt rất đúng giờ tại phòng làm việc A0.505. Điều đó củng đồng nghĩa với việc chưa một lần thầy bắt sinh viên phải chờ tiết của mình đó chính là nguyên tắc thời gian làm việc của thầy. Tối ngày mười chín, rồi tối ngày hai mươi khi cả trường đang ngập tràn trong không khí ngày nhà giáo, thì lớp chúng tôi vẫn học thực hành đến mười giờ, nhìn đi nhìn lại chỉ có vài chiếc xe của mấy đứa chúng tôi trong nhà giữ xe của trường. Nhưng cái quan trọng tôi muốn nói ở đây chính là cách giảng bài, hay một khi sinh viên thắc mắc, thầy giải đáp rất tận tình và sáng tỏ. Học thực hành củng thế sau khi hướng dẫn xong lý thuyết thầy đi xem từng người, từng người một để giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên. Người biết rồi thì đi sâu vào, người chưa biết thì hướng dẫn chậm hơn đi từ cái cơ bản, nhưng tất cả đều chăm chỉ làm việc và kết thúc một buổi thực hành ai nấy đều có đam mê và tự nhận thấy mình có nhiều bài tập về nhà cần giải quyết, và ước gì có thêm tiết nữa để làm thêm mặc dù buổi nào củng học full năm tiêt.

            Tôi từng nghe ai đó nói về biểu tượng ngọn đuốc của ngành giáo dục, mỗi người thầy giáo, cô giáo chính là một ngọn đuốc sống thắp sáng những ước mơ, những hoài bão của người học trò, là ngọn lữa đốt cháy những đam mê qua năm tháng mà không hề tắt. Nên có lẽ chử tâm trong người thầy là cực kỳ quan trọng, và còn gì tuyệt vời hơn khi sinh viên như chúng tôi được học người thầy có tâm lại chắc kiến thức chuyên ngành thì quả thật đó là ước mơ của mọi người. Hãy là ngọn đuốc nhỏ thắp sáng và nuôi hi vọng cho ngành học mới mở này thầy nhé. Tuy con đường phía trước còn nhiều chông gai thử thách, và các thế hệ sinh viên phía sau mới bước chân vào ngành. Chúc thầy sức khỏe và thành công trên sự nghiệp trồng người mà mình đã chọn.

 

----------------------------------------------------------

 

13. Nguyễn Văn Toàn - 56B3 Luật học

 

TRƯỜNG TÔI - ĐẠI HỌC VINH

 

            Giữa cái nắng chói chang của tháng 6, thành phố Vinh như 1 chảo lửa đốt cháy những người đi đường. Còi các xe buýt cứ thay nhau kêu tíu tít chuẩn bị đến điểm đón trả khách tại điểm dừng đại học Vinh. Xe buýt tuyến số 23 thành phố Vinh - Thanh Chương dừng lại. Bảo - 1 chàng thanh niên dáng cao, hơi gầy trên vai đeo 1 chiếc ba lô màu đen, trên tay cầm thêm 1 chiếc ba lô màu tím bước xuống xe. Đặt ba lô trên tay xuống đất Bảo chạy lại cửa xe dắt Mai cô bạn học có làn da ngăm đen, tóc ngang vai xuống xe. Có vẻ Mai bị say xe nhìn mặt cô gái xanh mét, cắt không ra máu. Sau vài phút thấy Mai có vẻ không đỡ thì anh cất giọng nói với Mai:

            - Mệt lắm không ?

            - Để Bảo đưa ba lô lại phòng bảo vệ của Đại học Vinh xin bác cho Mai nằm nghỉ tí đỡ mệt đợi chị Trà học xong ra đón bọn mình nhé !

            Mai ngẩng mặt lên nhìn Bảo cười nhẹ rồi gật đầu 2 người cùng đi tới phòng bảo vệ.

            Lần đầu được xuống Vinh, Bảo cảm thấy thật thích thú làm sao. Anh chàng say mê ngắm vẻ đẹp của những tòa nhà cao tầng, chiếc xe tăng của viện bảo tàng quân khu 4 đối diện với cổng Đại học Vinh. Mải ngắm nhìn, Bảo vô tình quên mất Mai đang đứng cạnh đợi anh dìu vào phòng bác bảo vệ. Tiếng thở dài mệt mỏi của Mai làm Bảo chợt nhớ Mai đang chờ mình dìu lại phòng để nghỉ. Bước vào cổng trường Bảo thấy choáng ngợp với vẻ đẹp của đại học Vinh nhất là dãy nhà 5 tầng A0. Bảo thốt lên :

            - Mai ơi ! Đại học Vinh kìa, đẹp quá !

            Thấy Bảo nói, Mai có vẻ tò mò, cô gái rất mệt nhưng cũng mở mắt ra nhìn xem những gì Bảo nói có thật không. Thật bất ngờ, Mai tròn vo mắt. trong cổ họng cô muốn phát ra "to quá, đẹp quá, rộng quá" nhưng không có hơi sức để phát ra tiếng nứa. Cô chỉ biết cầm tay Bảo cả 2 cùng nhìn ngắm vẻ đẹp của Đại học Vinh.

            Từ nhỏ tới giờ, cả 2 đứa đều học nhà cấp 4 đến khi lớn lên học cấp 3 cũng chỉ có học nhà 3 tầng. Đôi bạn thân cứ nhìn 1 cách say mê, bỗng phía sau giọng nói ồm ồm của 1 người đàn ông cũng chạc chừng gần 60 tuổi:

            - 2 cô cậu đang làm gì đó? Đi đâu mà mang theo ba lô rồi cứ đứng trước cổng trường mà nhìn kỹ vậy.

            Bảo và Mai nhìn nhau, mặt có vẻ lo lắng . Bảo nói :

            Bọn... bọn cháu xuống đi thi ạ. Vì bạn cháu mệt qúa định lại phòng bảo vệ xin bác ấy cho nghỉ ngờ chút đợi chị cháu học xong ra đón.

            Người đàn ông nhìn 2 cô cậu học trò có vẻ mệt mỏi, có chút ngây thơ thật thà của những đứa nhà quê. Người đàn ông vội nói:

            - Đưa bạn vào đây mà nghỉ cháu. Bác tên Châu, bác là bảo vệ Đại học Vinh.

            Bảo vội vàng đưa ba lô và dìu Mai vào phòng, người đàn ông vội trải chiếu và bảo Mai lên đó nằm nghỉ. Mai có vẻ khát nước bác Châu liền rót nước mời Bảo và Mai uống. Vì mệt quá, Mai vội uống hết cốc nước rồi lại gường nằm nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ. Lúc này căn phòng chỉ còn Bảo và bác Châu, cuộc trò chuyện giữa 2 người đàn ông diễn ra sôi động khi cả 2 thế hệ cùng nhau chia sẻ về những vấn đề xã hội và những thứ xung quanh cuộc sống của họ. Tự nhiên không khí chìm lắng lại khi Bảo nghe bác Châu kể về cuộc đời của bác. Bác Châu - chàng lính Trường Sơn năm nào giờ là bảo vệ của Trường Đại học Vinh. Ngôi trường mà đứa con gái duy nhất của bác đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành Luật học. 20 tuổi bác đăng kí đi lính gần 15 năm chiến đấu bảo vệ quê hương, bác trở về quê hương Đức Thọ để xây dựng gia đình. Cuộc sống cứ trôi qua êm đềm với vợ chồng trẻ, rồi 1 ngày bác vỡ òa hòa hạnh phúc khi người con gái chào đời. Nhưng nghịch lý thay ngày con gái chào đời là ngày bác mất đi người vợ, người mẹ của đứa con gái chưa kịp nhìn mặt mẹ khi mới cất tiếng khóc chào đời. Vợ bác qua đời, mình bác nuôi con gái ăn học mặc dù mọi người và cô con gái cứ khuyên bác đi bước nứa nhưng bác không chịu thà sống cảnh gà trống nuôi con để giữ lời hứa với vợ. Khi bác biết cô con gái đậu đại học đẫu thủ khoa ngành Luật của Trường Đại học Vinh. Bác vui lắm, bao năm vất vả nuôi con giờ con đã đỗ đại học. Nhưng lòng bác bỗng thắt lại 1 nỗi lo toan trong đầu "Tiền đâu cho con ăn học". Nhưng bác vội trấn an lòng mình là con gái đã đậu đại học lại đậu thủ khoa đậu được ngôi trường con gái luôn hằng mong. Trường Đại học Vinh ngôi trường mà bác luôn ước mơ là con gái sẽ trở sinh viên của trường. Đến ngày con gái nhập học bác quyết định đóng cửa nhà ở quê theo con vào Vinh kiếm việc nuôi con. Ngồi nghe bác kể những khó khăn khi mới bước vào Vinh để kiếm việc làm, bao nhiêu việc điều được đặt đôi vai gầy guộc: bốc hàng, phụ hồ, lao công... bác đều làm qua. Nghe bác Châu kể mà Bảo thấy trong lồng ngực Bảo tim như muốn thắt lại. Bảo còn nghe kể bác rất hạnh phúc và tự hào khi thấy điểm con gái luôn đứng đầu ngành. Rồi 1 ngày cô giáo chủ nhiệm của con gái biết chuyện về gia đình. Vài ngày sau bác nhận được cuộc gọi của cô giáo chủ nhiệm của con. Cô giáo rất thương hoàn cảnh của gia đình, có lần bác bệnh cả tháng không có tiền ăn với nộp tiền học cho con. Các bạn trong lớp và cô giáo đã giúp đỡ và kêu gọi ủng hộ cho 2 cha con bác. Đặc biệt cô đã giúp bác được nhận làm bảo vệ của trường. Vậy là từ nay 2 bố con sẽ được gần nhau hơn, sẽ không có cảnh bố con cùng phòng mà 1 tuần mới nhìn thấy nhau. Chợt bác Châu quay sang Bảo và hỏi:

            - Con tính nếu đỗ đại học con sẽ học ở đâu ?

            Bảo nhìn bác Châu rồi trả lời rất hào hứng:

            - Cháu mà đỗ đại học cháu cũng sẽ học ngành luật Đại học Vinh.

            Lúc này trong đầu cậu thanh niên là 1 cảnh tượng vô cùng đẹp, 1 ngày không xa anh cũng sẽ được học trên giảng đường Đại học Vinh, được trải qua 4 năm sinh viên dưới mái trường này.

            Bỗng tiếng chuông báo hiệu thời gian hết tiết 5 rung lên, Mai cũng tỉnh dậy. Bác Châu đi mở cửa để các xe thầy cô ra về. Bảo và Mai nhìn ngắm cảnh sinh viên ra về mà lòng ước mong 1 kỳ thi sắp tới diễn ra tốt đẹp để 2 người cũng sẽ là sinh viên sẽ là 1 trong những dòng người đang trong sân trường bước ra. Tiếng gọi xa xa của chị Trà Bảo và Mai vội xách ba lô chào bác Châu và theo chị Trà về phòng trọ.

            Kể từ khi nghe câu chuyện của bác Châu anh càng cố gắng và lấy đó là động lực để cố gắng đậu đại học. 1 tháng sau, Bảo biết tin mình đã đẫu nguyện vọng 1 ngành Luật học Đại học Vinh với số điểm 22,5. Bảo mừng lắm anh thông báo tin mừng cho bố mẹ, bố mẹ Bảo hạnh phúc ôm anh vào lòng: "Con mẹ giỏi lắm". Nhưng câu nói đó có pha 1 chút nỗi lòng, Bảo nhìn thấy trong mắt mẹ có vẻ buồn có 1 nỗi lo toan lớn. Đêm lúc Bảo chuẩn bị xuống Vinh nhập học, Bảo nghe được trò chuyện của bố mẹ. Câu chuyện chỉ xoay quanh việc bán gì cho Bảo có tiền nhập học, tiền thuê phòng trọ, mua sắm đồ dùng cho Bảo. Bảo lại nhớ đến chuyện của Bác Châu, Bảo sợ cái cảnh xa bố mẹ thương bố mẹ phải đi làm thuê nuôi Bảo ăn học. Sáng hôm sau Bảo được mẹ gọi dậy sớm hơn mọi ngày 2 mẹ con sắp sửa đồ đạc để xuống Vinh nhập học. Lần thứ 2 xuống Vinh Bảo thấy Vinh không có gì thay đổi mà người thay đổi đó là Bảo. Anh thấy mình cần phải cố gắng hơn trong việc học hành để không phụ lòng của bố mẹ anh. Vô tình đi qua trường Bảo nhìn thấy bác Châu, bảo vội chào và nói:

            - Cảm ơn bác đã cho cháu động lực để cháu cố gắng học hành, bác cũng như bố mẹ cháu, cũng như người cha người mẹ khác trên những vùng quê nghèo. Đều phải vất vả lo toan chắt chiu từng đồng tiền để cho Bảo cũng như các bạn sinh viên khác để đi tìm cái ước mơ sự nghiệp của con trẻ.

            Giờ đây khi đã là sinh viên năm 2 của khoa Luật Trường Đại học Vinh Bảo càng yêu trường, yêu cái ngành mà Bảo đang theo học. Bảo tự hứa với bản thân sẽ học thật tốt để không phụ lòng thầy cô đã truyền dạy kiến thức và cha mẹ đã luôn vất vả vì anh, nhất là cha Bảo dù đã gần 60 tuổi cũng đang phải đi làm thuê bán sức lao động để Bảo học hành. Bảo nhắm mắt lại và nghĩ 2 năm đã trôi qua 2 năm sau dù ra sao anh cũng sẽ vượt qua, Bảo tin trên con đường anh đi có người sỏi đá, gập ghềnh nhưng anh tin bố mẹ cũng như sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè thầy cô anh sẽ thành công. Bởi anh đã có sự chọn sáng suốt khi đã quyết định theo học tại đại học Vinh. Bảo được sống trong 1 môi trường lành mạnh, thân thiện. Là 1 trong 19 trường đại học trọng điểm quốc gia, đại học Vinh đang dần phát triển để thành trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chất lượng lớn nhất Bắc Trung Bộ. Nhà trường đang dần hoàn thiện cơ sở vât chất trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy. Bên cạnh được học trong môi trường tốt anh còn được tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa. Sinh viên Trường Đại học Vinh luôn vững vàng với tinh thần bản lĩnh, trí tuệ, năng động, sáng tạo, văn minh đồng thời được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo sinh viên nên phong trào sinh viên ngày càng lớn mạnh, có ảnh hưởng sâu rộng, tạo được uy tín trong và ngoài trường. Hàng năm, sinh viên Trường Đại học Vinh hưởng ứng nhiệt tình trong các phong trào tình nguyện như Mùa hè tình nguyện, Hiến máu nhân đạo... Ngoài ra, có rất nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm để các bạn tham gia sinh hoạt ngoài giờ học trên giảng đường. Những hoạt động này đã giúp sinh viên Trường Đại học Vinh được học hỏi, rèn luyện bản thân trưởng thành hơn về mọi mặt trong cuộc sống, đặc biệt là các kỹ năng mềm mà sinh viên chúng ta còn yếu. Không những thế, Bảo còn được cùng các bạn sinh viên khác tham gia vào những hoạt động mình yêu thích như âm nhạc, thể thao và hơn hết là được tự mình tổ chức các chương trình, sự kiện, công việc chung của toàn trường hay biến những ý tưởng mà từ trước đến nay vẫn còn ấp ủ thành hiện thực. Thật đáng tự hào và hãnh diện khi Bảo được là 1 trong những sinh viên của Trường Đại học Vinh. Và sau này ra trường anh sẽ tự hào và nói cho họ rằng anh từng là sinh viên Trường Đại học Vinh...

 

----------------------------------------------------------

 

14. Nguyễn Thị Hải Yến - 55A5 Sư phạm Toán học

 

TRƯỜNG VINH TRONG TÔI LÀ

 

            Quay ngược thời gian đến với sáu năm về trước, lần đầu tiên tôi đặt chân đến cổng Trường Đại học Vinh. Lúc đó tôi còn là một cô bé với ước mơ chinh phục được ngôi trường THPT chuyên Đại học Vinh - một ngôi trường với bề dày thành tích-một ngôi trường đáng mơ ước của bao nhiêu đứa trẻ như tôi, với niềm đam mê môn Toán. Lúc đó ấn tượng đầu tiên của tôi về trường là "Ôi! Sao trường này rộng thể nhỉ? Chắc phải rộng gấp hơn mười lần trường mình đang học". Tôi rảo bước trên sân trường để tìm đến phòng thi vì hôm đầu tiên chỉ đến để xem phòng thi nên tôi cứ thế chầm chậm bước đi vừa ngắm cảnh trường luôn. Cứ thế tôi đi từ dãy nhà này đến dãy nhà khác, tôi còn tới được cả khu kí túc. Nhưng khi đến đây bỗng giật mình nhận ra hình như là tôi đã bị lạc, tôi loay hoay mãi mà vẫn không tìm được đường để đi ra cổng chính cũng như chưa tìm thấy phòng thi của mình. Xung quanh một cô bé nhà quê mới lên thành phố mọi thứ đều lạ lẫm, lúc đó tôi chỉ muốn khóc thật to thôi. Nhìn nhiều anh chị sinh viên cứ đi qua đi lại nhưng tôi nhát lắm tôi không dám hỏi đường thế rồi từ phía xa xa tôi thấy thấp thoáng bóng một chị mặc chiếc áo xanh tình nguyện. Tôi vội chạy đến hỏi chị ấy, chị nhìn tôi nở một nụ cười thân thiện rồi dắt tay tôi đến tận phòng thi, trên đường đi thì chị còn hỏi han trò chuyện để tôi vơi đi nỗi sợ. Cuối cùng thì tôi cũng đến được phòng thi số A3104 của mình. Trước khi để tôi vào phòng thi thì chị còn tỉ mỉ chỉ cho tôi đường để ra cổng chính. Và rồi màu áo xanh và nụ cười thiện cảm của chị luôn hiện lên thật đẹp trong tâm trí của một đứa trẻ mới lớn như tôi. Thế nhưng do may mắn đã không mỉm cười với tôi hay do tôi với trường Vinh chưa có duyên với nhau mà năm đó tôi đã thi trượt. Tôi chấp nhận về học ở trường huyện. Nhưng không vì thất bại đầu đời đó mà tôi từ bỏ niềm đam mê với môn Toán của mình vì bố mẹ tôi vẫn dạy tôi rằng "khi cánh cửa này khép lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra. Trên đời này không có thứ gì là tuyệt đối cả, con hãy cứ đam mê với những gì con thích rồi một ngày nào đó chúng sẽ quay lại mỉm cười với con". Vì vậy tôi luôn cố gắng phấn đấu để theo đuổi ước mơ của mình.

            Rồi thời gian cứ thế trôi đi cô bé ngô nghê ngày xưa đã rở thành thiếu nữ, khi đứng rước quyết định qua trọng của cuộc đời mình - chọn nghề - chọn thứ sẽ gắn bó và quyết định một phần lớn cuộc đời mỗi con người, tôi đã không ngần ngại khi quyết định chọn thi vào khoa Sư phạm Toán học Trường Đại học Vinh. Lý do tôi chọn rất đơn giản thứ nhất là vì tôi muốn thỏa sức với tình yêu môn Toán và thứ hai là tôi muốn một lần nữa thử xem mình với trường Vinh thật sự có duyên với nhau không. Lúc đó bạn bè tôi ai cũng hỏi: vì sao lại chọn như vậy? Vì sao không chọn những trường khác ở Hà Nội để ra đó học với chúng? Vì sao? Vì sao? Nhưng lúc đó tôi chỉ cười rồi hồn nhiên đáp lại rằng "vậy các thầy cô đang dạy chúng ta chủ yếu học đại học ở đâu? Và đối với mình học ở dâu không quan trọng quan trọng là mình phải có đam mê với cái mình đã chọn hơn nữa Trường Đại học Vinh cũng là một ngôi trường lớn còn gì". Và rồi mùa thi năm ấy cũng đã trôi qua một cách tốt đẹp và tôi đã được cầm chắc trong tay tờ giấy báo trúng tuyển của trường Vinh. Tôi hạnh phúc, sung sướng vô cùng.

            Đúng như ngày hẹn trong giấy báo nhập học, tôi khăn gói vào Vinh để nhập học. Một lần nữa tôi lại được quay trở lại Trường Đại học Vinh nhưng lần này với một tâm trạng hoàn toán khác, đứng trước cổng trường nhìn vào thì tôi cảm thấy trường nay và xưa không khác nhau là mấy. Rồi tôi bước đến hội trường A để chuẩn bị làm câc thủ tục nhập học. Lần đầu tiên bước vào trước mắt tôi là một khán phòng rộng giống như một sân khấu của một rạp hát lớn vậy. được biết đây là nơi để tổ chức các sự kiện lớn của trường.Ngồi trong hội trường có điều hòa mát lạnh đã xua tan đi cái nóng bức của những ngày cuối hạ cũng như không khí bận rộn của buổi nhập học. Ở đây tôi được các anh chị sinh viên tình nguyện hướng dẫn cách viết hồ sơ và các thủ tục nhập học. Rời khỏi hội trường tôi được dẫn tới các phòng ban khác nhau để lần lượt hoàn thành các thủ tục. Đi lòng vòng được một lúc thì tôi đến trạm y tế cuả trường để khám sức khỏe. Trạm y tế lại nằm gần khu kí túc xã ngày xưa nhưng bây giờ nó được xây mới hoàn toàn với những dãy nhà năm tầng khang trang sạch sẽ hơn. Bao nhiêu cảm xúc ngày xưa cứ thế ùa về trong tôi. Sau khi nhập học tôi được tham gia tuần sinh hoạt học sinh công dân cho khóa mới. Qua những buổi sinh hoạt này tôi được biết thêm nhiều về truyền thống vẻ vang của trường cũng như nhận thức được các quyền nghĩa vụ mà một người sinh viên phải làm. Sau đó chúng tôi được đi tham quan nhà truyền thống của trường để thấy tận mát những dấu tích của ngôi trường trong quá khứ để lại. Và cũng thật may mắn khi tôi vào nhập học thì trường đang tổ chức lễ kỉ niệm 55 năm ngày thành lập trường. Với nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu văn hóa văn nghệ làm cho những sinh viên mới như tôi thêm yêu hơn và tự hào hơn về ngôi nhà mới của mình-trường Vinh một ngôi trường với bề dày thành tích nơi đã đào tạo ra lớp lớp nhân tài cho quê hương đất nước.

            Buổi học đầu tiên,lớp học mới, bạn mới, thầy cô giáo mới, môn học cũng hoàn toàn mới - Toán A2 (giải tích 1) tất cả kiến tôi - một cô bé nhút nhát cảm thấy mình như một chú chim non lạc bầy. Chuông đã điểm báo hiệu giờ vào học. Bước vào lóp là một thầy giáo với dáng dấp thật mô phạm giản dị, khi nhìn thầy tôi có cảm giác gần gũi thân thương đến lạ. Khi thầy cất giọng nói lên thì chao ôi giọng Nghệ một thứ giọng thật ấm áp nhưng cũng rất vừa phải dễ nghe cho các ban ở tỉnh khác. Qua giới thiệu thì tôi được biết thầy tên là Đinh Huy Hoàng là giảng viên bộ môn giải tích của khoa Toán và những bạn sinh viên học ngành Sư phạm Toán thì sẽ được gặp thầy ở nhiều môn khác nữa. Khi giảng bài thày luôn ân cần tỉ mỉ dìu dắt chúng tôi từ định nghĩa đến định lý vì thầy biết chúng tôi đang chưa quen với một môi trường học tập hoàn toàn mới. Tất cả những cử chỉ của thầy đã cho tôi biết tôi đã sai khi nghĩ rằng lên học Đại học các thầy cô sẽ không quan tâm đến học trò của mình như các thầy cô ở trường THPT. Sau một thời gian được học tập với thầy tôi tìm ra được ở thầy nhiều phẩm chất cũng như kỹ năng mà một người giáo viên nên có và thầy trở thành một hình mẫu lý tưởng để tôi phấn đấu, dù biết là sẽ phải rất rất lâu nữa tôi mới có thể có được kinh nghiệm đứng bục giảng như người thầy-người tiền bối-người cha này. Ngoài môn Toán A2 ra hồi kỳ 1 năm nhất tôi còn được học nhiều môn khác và gặp được nhiều giảng viên có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với nghề khác nữa, đây là lần đầu tiên tôi được dạy bởi nhiều giáo sư tiến sỹ như vậy. Và môn học khiến tôi ấn tượng nhất là môn "Những nghuyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1" thứ nhất là vì nội dung củ nó rất trừu tượng và khó hiểu, thứ hai là tôi được học với một phương pháp hoàn toàn mới đó là học Online. Chúng tôi được ngồi trong một giảng đường rộng có gắn rất nhiều camera theo dõi và chỉ nhìn được thầy giáo qua màn hình tivi. Tất cả những thú đó đều làm cho tôi cảm thấy thích thú và mới lạ, nó cũng là động lực để thôi thúc tôi học bài. Lúc rảnh tôi thường lên thư viện của nhà trường-thư viện Nguyễn Thúc Hào để mượn sách cũng như học bài. Nói đến thư viện tôi đã ví nó như chốn thiên đường phục vụ học tập vậy vì ở trên này rất sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát mà không gian lại rất yên tĩnh nữa và đầy đủ trang thiết bị, đa dạng các loại sách, thư viện còn có cả phong máy hiện đại để phục vụ sinh viên.

            Vì chỉ mới bắt đầu với cuộc sống sinh viên, mới bắt đầu cuộc sống xa nhà xa bố mẹ nên tôi vẫn chưa thể hòa mình vào nhịp sống sôi động của tuổi trẻ nơi đây. Hoạt động hằng ngày của tôi diễn ra như một vòng lặp định sẵn chỉ đi học rồi về phòng trọ. Thi thoảng vào mỗi buổi chiều muộn tôi trường hay vào trường đi bộ coi như là để tập thể dục và để được hít thở một bầu không khí trong lành tránh xa bụi bẩn ồn ào bên ngoài. Và đặc biệt vào mùa thu hoa sữa nở rộ và tỏa một mùi hương cực kỳ nhẹ nhàng nó khiến tôi như chìm đăm trong chốn tiên cảnh vậy.Lúc đang đi dạo tôi lại thấy các câu lạc bộ nào là hát nào là nhảy nào là võ thuật còn có cả những câu lạc bộ tình nguyện nữa hoạt động rất sôi nổi trong khuôn viên của trường. Những lúc đó tôi chỉ ước mình được là một trong họ để được thỏa sức cống hiến tuổi trẻ của mình. Và một lần nữa hình ảnh chị gái mặc chiếc áo xanh tình nguyện với nụ cười thân thương năm ấy lại xuất hiện trong đầu tôi. Nó thôi thúc tôi phải cống hiến sức trẻ của mình để một phần nào đó có thể giúp đỡ cho những người xung quanh tôi. Nhưng phải đến học kỳ 2 tôi mới vượt lên được sự nhút nhát của bản thân để mạnh dạn đăng kí tham gia một hoạt động tình nguyện, tôi lựa chọn được cho mình hoạt động dạy học ở làng trẻ SOS trong rất nhiều các hoạt động của tuổi trẻ trường Vinh. Bởi qua hoạt động này tôi có thể giúp đỡ được nhiều em nhỏ có hoàn cảnh thiệt thòi và nó cũng phù hợp với chuyên môn và khả năng của tôi. Ngoài những giờ đi dạy tình nguyện tôi còn tham gia các ngày chủ nhật xanh để vệ sinh làm sạch môi trường. Thông qua những hoạt động tình nguyện đó tôi đã cảm thấy tự tin hơn, năng động hơn. Vì vậy vào mùa hè năm đó tôi đã đăng kí tham gia chiến dịch mùa hè xanh với vai trò là tình nguyên viên của chương trình tiếp sức mùa thi. Được gióp một phần sức nhỏ của mình để được nhìn thấy những nụ cười rạng rõ của các sĩ tử và người nhà của các em khiến cho tôi cảm thấy cuộc sống này ý nghĩa biết bao nhiêu.

            Và rồi năm nhất đại học của tôi cũng đã khép lại với nhiều trải nghiệm mới và hơn nữa tôi đã thay đổi được bản thân mình một cách tích cực. Sau thời gian nghỉ hè thì tôi lại tiếp tục xuống trường thực hiện công việc học tập của mình và bên cạnh đó cũng tham gia các phong trào đoàn thể một cách sôi nổi. Trong năm học này tôi có một kỉ niệm đẹp mà tôi tin chắc rằng bất kỳ sinh viên Đại học Vinh nào cũng không thể quên được, đó chính là quãng thời gian đi học Giáo dục Quốc phòng-An ninh. Những môn học này chúng tôi được học tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng-An ninh Vinh. Ăn ở tập trung và sinh hoạt như trong môi trường quân đội là cái tạo nên điểm đặc biệt cho khóa học kéo dài một tháng này.

            Dòng thời gian không ai đẩy nhưng nó vẫn cứ thế trôi đi, mới đó thôi mà giờ tôi cũng đã sắp hết năm thứ ba đại học. Để rồi lúc này đây khi ngồi viết ra những dòng cảm xúc này bao nhiêu kỉ niệm cứ thế ùa về trong tâm trí tôi, Những buổi học thú vị, những lần được nghe các giáo sư nổi tiếng trong nước và quốc tế do trường mời về nói chuyện trao đổi kinh nghiệm học tập, những buổi được tranh luận và nêu lên ý kiến của mình trực tiếp với thầy Hiệu trưởng, những giây phút hồi hộp đến nghẹt thở của các cuộc thi, hay những giây phút thoải mái bên bạn bè qua các hoạt động tình nguyện và hoạt động ngoại khóa... tất cả như mới xảy ra vào hôm qua vậy. Tôi ước gì có thể quay ngược thời gian để một lần nũa được sống lại những giây phút đó, để rồi giờ đây tôi càng tân trọng hơn những ngày tháng còn được gắn bó với trường - những ngày tháng còn là sinh viên. Tất cả những kỉ niệm đẹp đó là động lực để tôi tiếp tục học tập tiếp tục phấn đấu, đế sau này ra trường trở thành công dân có ích cho đất nước, để cho mọi người thấy được rằng tôi đã không sai khi lựa chọn trường Vinh là nơi học tập và để ngẩng cao đầu mà nói "tôi tốt nghiệp tại Trường Đại học Vinh - ngôi trường anh hùng trên quê Bác". Hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong ngành giáo dục. Cả thầy và trò Trường Đại học Vinh cũng đang nỗ lực hết sức trong quá trình chuyển đổi đó để đưa trường Vinh sánh vai với các trường Đại học lớn trong cả nước và trở thành trường Đại học có vị thế trên trường quốc tế, để đào tạo ra nhiều nhân tài trong thời đại mới phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nhưng cho dù trường có thay đổi như thế nào đi nữa thì tôi vẫn luôn tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của Trường Đại học Vinh- trường Đại học trọng điểm quốc gia - nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ. Và trường Vinh mãi là kỉ niệm đẹp trong tôi và là tuổi thanh xuân của tôi.

 

----------------------------------------------------------

 

15. Trần Thị Trâm - Khoa Sinh học

 

ĐẠI HỌC VINH - LỰA CHỌN ĐÚNG ĐẮN CHO TƯƠNG LAI

 

"Đường vô xứ nghệ quanh quanh

Như tranh nước biếc như mây họa đồ"

 

            Chắc khi hát lên hai câu thơ này ai là người Việt Nam cũng biết tôi sinh ra trên mảnh đất Nghệ An... đầy nắng và gió. Một quê hương mà mỗi khi ai hỏi đến tôi rất đỗi là tự hào. Mảnh đất này là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi sản sinh ra rất nhiều vị anh hung dân tộc cho đất nước như Phùng Chí Kiên, Nguyễn Thị Minh Khai,... Nơi đây cũng là nơi mà tôi sinh ra và lớn lên học tâp được 21 năm. Và mái trường tôi học không đâu khác chính là mái Trường Đại học Vinh. Trường nằm ở thành phố Vinh xinh đẹp. là trung tâm đào tạo nghiên cứu chính của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh. Trường Đại học Vinh là một trong 16 trường trọng điểm quốc gia, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lược và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực bắc miền trung và cả nước, đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Được thành lập từ năm 1959 Trường đã có bề dày lịch sử trên 56 năm, đào tạo ra bao thế hệ học trò

            Đối với tôi Đại học Vinh là một lựa chọn đúng đắn cho tương lai. Lý do tôi dám nói như vậy vìnằm trong nhóm 20 trường đầu tiên được hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục với 92,8% phiếu bầu. Giảng viên và cán bộ trong trường gồm rất nhiều nhà giáo ưu tú và giáo sư, củ thể trường có 65 giáo sư, phó giáo sư; 175 tiến sĩ; 500 thạc sĩ; 4 giảng viên cao cấp và 121 giảng viên chính. Đúng với bản chất con người xứ nghệ rất hiếu khách nhiệt tình, cái giảng viên rất quan tâm đến sinh viên.

            Khi trở thành một sinh viên Đại học Vinh tôi được tham gia rất nhiều hoạt động do trường do khoa tổ chức, đặt biệt là khoa Sinh - khoa mà tôi đang theo học. Là một khoa có bề dày lịch sử. Khoa Sinh được thành lập từ năm 1961, với nhiều thành tích đặt biệt khoa sinh được trao tặng huân chương Lao Động hạng 3. Không những thế Trong vòng gần 50 năm, khoa Sinh học đã đào tạo được 2509 cử nhân sư phạm, 244 cử nhân khoa học Sinh học, 598 cử nhân khoa học sinh học hệ tại chức, 607 kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản, 59 cao học, 146 thạc sĩ và 4 tiến sĩ. Tôi luôn luôn tự hào vì mình là một sinh viên khoa sinh. Khi được học tập dưới mái trường này tôi luôn được tạo điều kiện thuận lơi nhất để học tập và tham gia các hoạt động trau dồi kỹ năng sống cho riêng mình. Trong khoa thường hay tổ chức nhiều chương trình cũng như cuộc thi bổ ích như duyên dáng sinh học; cặp đôi hoàn hão. Qua đó không những tôi được làm quen nhiều bạn mới mà còn gần gũi với thầy cô hơn nửa. Quá trình học tập được thầy cô hiết sức quan tâm tạo điều kiện để chúng tôi học hỏi tập quen dần với nghiên cứu khoa học. Theo như tôi được biết thì khoa có 29 Cán bộ công nhân viên chức, trong đó có 27 CBGD (3 PGS, 15 TS, 9 ThS, 2 cán bộ văn phòng). Cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm của khoa đã được trang bị khá hiện đại và đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) hiện nay trong các lĩnh vực: Sinh học, Môi trường, Công nghệ sinh học và một số lĩnh vực khác. Khoa có 7 Phòng Thí nghiệm bộ môn (Động vật; Thực vật; Sinh lý Người và Động vật; Di truyền - Phương pháp; Vi sinh; Hoá sinh; Sinh lý Thực vật), 1 PTN Sinh học Trung tâm, 1 Bảo tàng Sinh học, 1 PTN Nuôi cấy mô - TBTV phục vụ nghiên cứu thực nghiệm. Với một đội ngũ giảng viên nhiệt huyết với sinh viên như thế thì khoa sinh sẽ ngày càng lớn mạnh và có nhiều thành tích hơn nửa. Sau khi học tập ở trường được 3 năm thì quảng đường sinh viên có lúc thăng lúc trầm nhưng cảm nhận 3 năm ở đây đưa đến cho tôi rất nhiều kỹ niệm về thầy cô dạy tôi. Những người rất nhiệt tình và tâm huyết hết long vì sinh viên. Mỗi người thầy cô như một tấm gương để tôi học hỏi và phấn đấu cho sau này. Mồi kỳ học trôi qua tôi được học thêm nhiều môn chuyên ngành và đại cương để trau dồi kiến thức. mỗi môn chuyên ngành tôi đều được thêm kiến thức về chuyên môn để sau này có đủ kiến thức để giảng dạy. Tôi tin chắc sau này ra trường tôi sẽ có đủ kiến thức chuyên môn để có thể trở thành một giáo viên tốt. Khi học thì tôi được thực hành nhiều được tiếp cận với nhiều khoa học hiện đại, các phương pháp thực hành mới. Kể cả cách giảng dạy cảu thầy cô cũng được đỏi mới, dạy theo nguyện vọng của sinh viên để phù hợp với nhu cầu giáo dục của nước nhà.

            Biết khi bản thân chon nghề sư phạm là sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin việc làm sau này nên bản thân tôi luôn cố gắng và phấn đấu để có thể có một tấm bằng tốt thuận lợi cho việc xin việc sau này. Nhưng tôi tin quyết định của mình chọn vào Đại học Vinh là hoàn toàn đúng... Đại học Vinh nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ. Đại học Vinh là bàn đạp để thanh niên vươn mình và khẳng định mình trong thời buổi hội nhp hiện nay.

 

----------------------------------------------------------

 

16. Hoàng Thị Hương Giang - 56B9 Luật Kinh tế

 

ĐẠI HỌC VINH TRONG TRÁI TIM TÔI

 

            Sẽ ra sao nếu con người chúng ta không có ước mơ? Ước mơ là gì? Đây là một câu nói nghe tưởng chừng có vẻ hơi mông lung khó hiểu. Ước mơ là niềm hi vọng của mỗi một cá thể sống. Đó có thể chỉ đơn giản là mua được một chiếc váy thật xinh xắn, được yêu thương hay được học tập trong một môi trường lành mạnh…

            Trong mỗi một con người chắc hẳn ai cũng đều sống với ước mơ, biến ước mơ đó trở thành sự thật thông qua quãng thời gian của tuổi trẻ, của tuổi thanh xuân.

            Tuổi trẻ là gì?

            Đối với bạn, bạn định nghĩa gì về hai từ đó. Còn đối với tôi, "tuổi trẻ" là tuổi thanh xuân, nơi nhiệt huyết luôn bùng cháy mãnh liệt trong huyết quản, là cái nôi nuôi dưỡng tinh thần và niềm khao về tương lai tươi sáng. Tuổi hai mươi, quãng thời gian tươi đẹp của đời người. Tôi - một cô sinh viên năm hai đang học tập tại Trường Đại học Vinh, một ngôi trường với bề dày lịch sử.

            Đã từng có rất nhiều người đặt ra câu hỏi đối với tôi: "Tại sao lại chọn một ngôi trường xa như vậy để học?", "Sao không chọn trường học gần nhà mà học vào trong đấy xa xôi lắm" hay còn có người hỏi "Có hối hận khi học xa nhà không?"… Xin thưa rằng "Đối với tôi, đây chính là quyết định mà tôi không hối hận". Tuổi mười tám, cái tuổi mà đang phân vân chọn hướng đi cho tương lai. Đại học Vinh như một dấu mốc đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời tôi. Chọn học ở nơi đây, nó không phải là một quyết định sốc nổi, bồng bột của tuổi trẻ. Mà là sự lựa chọn mà tôi luôn nghĩ đến.

            Khi nghe về Trường Đại học Vinh, suy nghĩ đầu tiên thoáng hiện trong tâm trí mỗi người ắt hẳn đó là tỉnh Nghệ An quê hương - nơi sinh ra và lớn lên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc, Người đã lãnh đạo nhân dân toàn quốc đứng lên bảo vệ Tổ quốc chống mọi kẻ thù xâm lược bảo vệ hòa bình để chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay. Đây là mảnh đất của những người con xứ Nghệ với lòng nhiệt huyết luôn rực cháy. Thuộc khu vực Bắc Trung bộ luôn chịu ảnh hưởng của gió Lào và bão, lũ lụt… thời tiết khắc nghiệt song dẫu vậy nó không ảnh hưởng đến nghị lực vươn lên của người dân nơi đây.

            Lần đầu tiên tôi biết đến Trường Đại học Vinh đó là thông qua cuốn "Tìm hiểu các trường đại học qua những số liệu tuyển sinh năm 2015", điều đầu tiên ấn tượng nhất đối với tôi chính là khuôn viên rộng lớn và những ngành đào tạo của trường. Tiếp tục tìm hiểu thông qua internet khiến bản thân lại càng có động lực quyết tâm học tập tại môi trường ở nơi đây hơn. Ngày nhận giấy báo trúng tuyển đại học, ngày đầu tiên nhập học dường như đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng khá sâu sắc.

            Đại học Vinh - ngôi trường bề thế với lịch sử được xây dựng từ ngày 16 tháng 07 năm 1959 đến nay đã trải qua 57 năm, hiện nay là một trong mười bảy trường trọng điểm quốc gia Việt Nam. Để đạt được những thành tựu to lớn như ngày hôm nay đó là công sức của tập thể các giảng viên đã và đang giảng dạy tại trường, biết bao lớp thế hệ học sinh đang học tập trên ghế nhà trường, các thế hệ sinh viên đang học tập, nghiên cứu những tri thức trên ghế giảng đường. Trường có 06 Viện: Sư phạm Tự nhiên, Kỹ thuật - Công nghệ, Công nghệ Hoá Sinh và Môi trường, Nông nghiệp và Tài nguyên, Sư phạm Xã hội, Khoa học Xã hội và Nhân văn. Năm Khoa: Giáo dục, Kinh tế, Luật, Xây dựng, Khoa Ngoại ngữ. Các Phòng ban, Trung tâm, Trường Trung học phổ thông chuyên và Trường Thực hành Sư phạm.

            Đại học Vinh - một ngôi trường đã đào tạo nên bao lớp thanh niên, những thành phần tri thức có nhiều đóng góp lớn cho xã hội. Hiện nay trường đang quyết tâm xây dựng nhà trường với khẩu hiệu "Đại học Vinh - nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ" và nét đặc trưng của sinh viên Trường Đại học Vinh "Bản lĩnh - Trí tuệ - Văn minh - Tình nguyện". Khẩu hiệu của trường như một lời thôi thúc mãnh liệt về việc học tập tốt, sự nỗ lực hết mình trong mọi chuyện nhất định sẽ thành công, đó chính là động lực chính, học tập tại môi trường đầy tính chuyên nghiệp tại trường Vinh chiếc nôi gây dựng tương lai tươi sáng cho tuổi trẻ.

            Bản lĩnh là gì? Bản lĩnh là tính cách của người có năng lực và tự tin, dám chịu trách nhiệm, không lùi bước trước khó khăn, trở ngại. Nét đặc trưng của sinh viên đại học Vinh, điều đầu tiên hẳn là bản lĩnh. Mỗi một con người nếu muốn hướng tới sự thành công, điều căn bản đầu chính là sự bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, dám thực hiện ước mơ của chính mình. Ngoài ra thái độ tích cực cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. "Để thành công, thái độ cũng quan trọng ngang bằng khả năng"- theo Walter Scott.

            Mỗi năm Trường Đại học Vinh đã mở ra biết bao sân chơi bổ ích nhằm giúp sinh viên có thể thể hiện sự sáng tạo trong suy nghĩ, tư duy đầy trí tuệ của mỗi người. Các cuộc thi Rèn nghề được tổ chức giúp sinh viên hiểu thêm về bộ môn đang học và những hành trang cho tương lai sau này, cuộc thi Rung chuông vàng để các sinh viên có thể biểu đạt sự trí tuệ của bản thân thông qua các lĩnh vực kinh tế - xã hội…

            Thái độ Văn minh của sinh viên đại học Vinh được thể hiện rõ trong việc chấp hành các quy định của nhà trường. Các hoạt động bảo vệ môi trường hay giờ trái đất được tập thể sinh viên hưởng ứng nhiệt liệt.

            Tình nguyện là sự tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội mang tính chất góp phần xây dựng tổ quốc giàu đẹp, học cách giúp đỡ mọi người xung quanh. Hàng năm Trường Đại học Vinh luôn tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện như chiến dịch tình nguyện hè, tiếp sức mùa thi… và còn nhiều chiến dịch tình nguyện khác được đông đảo sinh viên hưởng ứng nhiệt tình.

            Tôi một sinh viên năm hai, ngành luật kinh tế khoa luật, là một sinh viên khóa 56 của trường. Khoa Luật được thành lập ngày 02 tháng 01 năm 2009, tuy tuổi đời của khoa còn trẻ tuy vậy với quãng thời gian 08 năm đến nay là năm 2017 khoa Luật đang từng bước khẳng định được vị thế của mình bằng số lượng sinh viên đã và đang đào tạo. Đây cũng là một trong số những cơ sở đào tạo luật uy tín trên cả nước.

            Để phát triển đất nước ngày một lớn mạnh hơn, việc hiểu biết về luật pháp luôn là nhu cầu cần thiết của xã hội. Để hòa bình và ổn định đất nước, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những luật riêng nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng "Nhà nước ổn định duy nhất là nhà nước mà ở đó tất cả con người đều bình đẳng trước pháp luật" theo Aristotle. Khoa luật Trường Đại học Vinh đang ngày một lớn mạnh hơn, mỗi năm số lượng học sinh đăng ký vào ngành luật khá lớn đây chính là kết quả của sự nỗ lực trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy của đội ngũ giảng viên lành nghề. Khung chương trình học luôn được đổi mới nhằm nâng cao hiểu biết cho sinh viên tránh tình trạng thụ động trong học tập. Hàng năm khoa luật luôn tổ chức cuộc thi rèn nghề nhằm giúp cho sinh viên có thêm hiểu biết về pháp luật, là một khoa trẻ nhưng luôn tiên phong trong các hoạt động của trường… Việc học luật để đem đến một xã hôi luôn công bằng.

            Ngoài thời gian học tập trên lớp, Trường Đại học Vinh có cơ sở đào tạo giáo dục quốc phòng đầy đảm bảo. Học tập trong môi trường quân đội giúp ta hiểu rõ hơn các công việc mà những chiến sỹ đang ngày đêm bảo vệ tổ quốc. Những bộ đồng phục màu xanh lá, sự rèn luyện kỷ cương trong trường. Ngoài thời gian học lý thuyết trên lớp ta cũng có thời gian học thực hành về những kỹ năng của người bộ đội như tháo lắp súng, học các chiến thuật, học lắn súng, học điều lệnh… Thời gian học tập theo giờ giấc giúp sinh viên đi vào nề nếp hơn. Tập thể dục buổi sáng rèn luyện cơ thể khỏe mạnh. Việc học tập những ngày đầu tiên có thể sẽ khiến cho ta cảm thấy vất vả, nhưng vài ngày sau khi đã quen với môi trường nơi đây, ta sẽ không muốn rời xa trung tâm quốc phòng an ninh Vinh nữa. Đội ngũ giảng viên nhiệt tình luôn giúp đỡ cho các sinh viên có cơ hội trải nghiệm đầy lý thú và bổ ích. Ở đây khác với giờ lên lớp còn có các hoạt động văn nghệ giao lưu giữa các đại đội với nhau. Việc trực gác đêm khuya nhằm tăng tính cảnh giác trước những kẻ thù đang nhòm ngó vào nền hòa bình dân tộc, nó cũng là nơi chắp cánh tình đồng chí, đồng đội vững mạnh hơn.

            Đại học Vinh - một ngôi trường đáng học tập. Đây là ngôi trường với cơ sở trang thiết bị tân tiến hiện đại. Một môi trường thân thiện, lành mạnh đáng học tập với đội ngũ giảng viên nhiệt tình. Có các sân chơi bổ ích thỏa sức sáng tạo. Là một sự lựa chọn đáng tin cậy. Tự hào là sinh viên đại học Vinh. Ngôi trường với bề dày lịch sử. Đại học Vinh - nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ. Sinh viên Đại học Vinh "Bản lĩnh - Trí tuệ - Văn minh - Tình nguyện".

 

----------------------------------------------------------

 

17. Thái Phương Ly, Nguyễn Thảo Ly - 57B3 Ngôn ngữ Anh

 

ĐẠI HỌC VINH

 

            I. Giới thiệu về Trường Đại học Vinh

            Trường Đại học Vinh là một trong 17 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực Bắc miền Trung và cả nước, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

            Trường được thành lập năm 1959 với tên gọi là Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh (theo Nghị định số 375/NĐ ngày 16/7/1959 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục), sau đó đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Vinh vào năm 1962 (theo Quyết định số 637/QĐ ngày 28/8/1962 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục). Trường được Thủ tướng Chính phủ quyết định đổi tên thành Trường Đại học Vinh vào năm 2001 (theo Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ), được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào danh sách các trường đại học xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia (theo Công văn số 1136/TTg-KGVX ngày 11/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

            Trải qua 54 năm xây dựng và phát triển, Trường đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng trên nhiều lĩnh vực, tạo nên vị thế xứng đáng của một trường đại học đa cấp, đa ngành ở khu vực Bắc Trung bộ.

            Tên gọi trường Vinh qua các thời kỳ:

            1959 - 1962: Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm Vinh

            1962 - 2001: Trường Đại học Sư phạm Vinh

            2001 đến nay: Trường Đại học Vinh

            Hiện tại, Trường có 18 khoa đào tạo đại học, 01 trường trung học phổ thông chuyên, 01 trường mầm non thực hành và 26 phòng, ban, trung tâm. Trường đào tạo 50 ngành đại học hệ chính qui (14 ngành đào tạo giáo viên, 13 ngành đào tạo kỹ sư, 23 ngành đào tạo cử nhân), 27 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 14 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và 05 môn chuyên hệ trung học phổ thông (Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học và Tiếng Anh).

            Trường đã hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng cán bộ với trên 40 cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan, tổ chức khoa học trong nước và quốc tế. Nhiều nhà giáo, cán bộ khoa học của Trường là thành viên, cộng tác viên của các hội đồng khoa học hoặc tổ chức khoa học quốc gia, khu vực và quốc tế (Đức, Italia, Nhật Bản, Pháp, Ba Lan, Nga, Canađa, Hoa Kỳ, Hội Thiên văn quốc tế,…). Nhiều cán bộ của Trường được mời làm chuyên gia giáo dục và giảng dạy tại các trường đại học ở Ăngôla, Môzămbic, Madagaxca, Algiêri, Lào, Campuchia, Thái Lan.

            Trường Đại học Vinh có trụ sở chính (cơ sở 1) tại Số 182 đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với diện tích trên 14 ha và 4 cơ sở khác:

            - Cơ sở 2: Hiện tại là nơi đào tạo của khoa Nông - Lâm - Ngư và Trung tâm Giáo dục Quốc phòng; địa chỉ: xã Nghi Ân, thành phố Vinh và xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, diện tích 258 ha.

            - Cơ sở 3: Trung tâm Thực hành nuôi trồng Thủy sản mặn-lợ; địa chỉ: xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, diện tích trên 9,3 ha.

            - Cơ sở 4: Trung tâm Thực hành nuôi trồng Thủy sản nước ngọt; địa chỉ: khối 4, thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, diện tích gần 5 ha.

            - Cơ sở 5: Khu kí túc xá sinh viên; địa chỉ: khối 22, phường Hưng Bình, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, diện tích gần 0,5 ha.

            Trong hơn nửa thế kỉ qua, Trường Đại học Vinh đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho 43.826 sinh viên hệ chính qui, 39.862 học viên hệ vừa làm vừa học, 4.293 học viên cao học, 96 nghiên cứu sinh và 5.821 học sinh trung học phổ thông. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm chiếm trên 90% số sinh viên tốt nghiệp. Sinh viên của Trường được trang bị toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ nên khi ra trường sớm khẳng định được khả năng, được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Nhiều cựu sinh viên của Trường đã trở thành các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, công nghệ, kinh tế lớn trong nước và quốc tế.

            Với những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Trường Đại học Vinh đã được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì (1979), Huân chương Lao động hạng Nhất (1992), Huân chương Độc lập hạng Ba (1995), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (2004), Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (2007), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009), Huân chương Hữu nghị của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2009) và nhiều phần thưởng cao quí khác.

            Đảng bộ Trường được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An công nhận là đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh 15 năm liên tục (1998-2012). Công đoàn Trường được tặng Huân chương Lao động hạng Ba (2000), Huân chương Lao động hạng Nhì (2006). Đoàn Trường được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2004) và Huân chương Lao động hạng Ba (2006). Hội Sinh viên Trường được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2004).

            Trường đã có 30 cán bộ được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú; có 9 đơn vị và 22 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba.

            Hiện tại, Trường có 974 cán bộ, công chức, viên chức (gồm 669 giảng viên, giáo viên và 305 cán bộ, viên chức hành chính). Trong tổng số 669 giảng viên, có 56 giáo sư, phó giáo sư, 03 giảng viên cao cấp, 163 tiến sĩ, 423 thạc sĩ, 130 giảng viên chính. Trong tổng số 305 chuyên viên, kỹ thuật viên, cán bộ hành chính, phục vụ có 13 chuyên viên chính và 88 thạc sĩ.

            II. Cấu trúc đào tạo

            Nhà trường là cơ sở đào tạo đa cấp (từ bậc mầm non, tiểu học, trung học phổ thông đến đại học, sau đại học), đa ngành (45 ngành bậc đại học, 31 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ) với gần 40.000 học sinh, sinh viên và học viên đến từ 53 tỉnh, thành trong cả nước và hơn 500 sinh viên quốc tế đến học tập, nghiên cứu. Trường Đại học Vinh là một trong những trường đại học đầu tiên của cả nước đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

            Chương trình giáo dục của Trường Đại học Vinh được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, học hỏi kinh nghiệm các chương trình tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu xã hội và đảm bảo tính liên thông. Hiện tại, Trường Đại học Vinh đang áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Sau năm 2010, Trường Đại học Vinh sẽ đạt được một số chương trình đào tạo tiên tiên tiến.

            Hiện tại, Trường Đại học Vinh là một trường đào tạo đa ngành, trong đó sư phạm vẫn là nòng cốt.

            Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá; cơ sở hạ tầng được cải tạo… Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ-Trường Thi (14ha), Trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tịch 258 ha (cho khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường đang xây dựng một số cơ sở phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở một số địa phương khác (Trại thực hành thuỷ sản Hưng Nguyên, Trung tâm thí nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Nghi Xuân,…). Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.

            III. Các hoạt động hợp tác và đào tạo với các trường đại học khác.

            Trường Ðại học Vinh liên kết với hơn 40 trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều hội nghị, hội thảo cấp quốc gia, khu vực và quốc tế đã được tổ chức thành công tại trường. Nhiều giáo sư và các nhà khoa học của Ðại học Vinh là thành viên nhiều hội đồng, tổ chức quốc gia và quốc tế, cộng tác viên khoa học tại Ðức, Italia, Nhật, Pháp, Hà Lan, Nga, Thái Lan và Canađa. Nhiều chuyên gia đã được cử đến giảng dạy tại các trường đại học ở Angola, Mozambique, Madagascar, Algeri, Lào và Cam-Pu-Chia.

            Trong những năm gần đây, trường Ðại học Vinh mở rộng Quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực. Nhiều cán bộ của trường đi học tập nghiên cứu tại Thái Lan, đi thăm và làm việc với các trường đại học Sakôn Nakhon, Khon Kèn, Nakhôn Phanôm, tiếp xúc gặp gỡ nhiều quan chức, chính khách nhà báo của Thái Lan. Nhiều đoàn đại biểu của các trường đại học và các sở giáo dục Thái Lan đã đến thăm và làm việc với Ðại học Vinh. Nhà báo Natiphum đã giới thiệu về Ðại học Vinh trên truyền hình Thái Lan. Trường cũng có các mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc, Lào.

            Song song với các hoạt động hợp tác quốc tế, trường Ðại học Vinh liên kết đào tạo với các trường đại học trong nước (ÐH Bách Khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Ðại học Thuỷ sản Nha Trang, Ðại học Quốc gia Hà Nội, Ðại học Kiến trúc Hà Nội, Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội, Ðại học Xây dựng, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TW I) về các ngành Hoá dầu, Ðiện tử viễn thông, Tin học, Nuôi trồng thuỷ sản, Xây dựng, Ngôn ngữ, Báo chí, Toán tin ứng dụng, Văn thư lưu trữ, Du lịch, Quản lý Văn hoá - Giáo dục.

 

----------------------------------------------------------

 

18. Võ Thị Thu

 

TRƯỜNG VINH TRONG CON

 

            Mẹ yêu!

            Vinh đã bắt đầu mùa hạ với cơn nắng khiến con chỉ muốn trốn mình trong phòng mẹ ạ. Đã lâu rồi con không về thăm nhà vì lịch học và những buổi dạy thêm. Con nhớ mẹ, cuộc sống tự lập xa nhà với con chỉ dần quen nhưng chưa bao giờ con thấy nó dễ dàng mẹ ạ.

            Hôm nay con chỉ học hai tiết và hàng ghế đá ở sân trường níu chân con lại. Con đã không về phòng và lấy một quyển sách ra đọc. Nhưng mẹ à, cảm xúc lúc này khiến con không thể tập trung được và con muốn viết thư cho mẹ. Nhìn những anh chị khóa trên chụp kỷ yếu và con chợt nhận ra con sắp hết năm ba. Thời gian trôi nhanh khiến con cứ ngỡ ngày con bước vào ngôi trường đại học này mới chỉ hôm qua thôi mẹ à. Đã rất nhiều lần mẹ hỏi con về ngôi trường con đang học - trường Vinh. Nhưng rồi những vòng vèo không đáng lại làm con quên đi những câu hỏi của mẹ. Và ngay giây phút này đây, con rất muốn kể với mẹ những vẻ đẹp của ngôi trường này, cả những kỷ niệm con đã có khi may mắn được học tập ở đây.

            Nhìn cái nắng gay gắt ở thành Vinh hôm nay, con lại nhớ đến cảm giác ngày con tới đây nhập học mẹ ạ. Đó là một ngày đâù tháng chín, trường Vinh đón con với biết bao háo hức và bỡ ngỡ. Lần đầu tiên trong đời con được thấy khoảng sân trường rộng và những dãy nhà với nhiều phòng học đến thế. Đó là những dãy nhà bốn tầng được đặt tên bằng những chữ cái rất dễ nhớ. Nhưng trong những dãy nhà A, B hay D ấy lại có rất rất nhiều những phòng học mà với con để tìm chúng là một việc chẳng hề đơn giản chút nào trong suốt học kỳ đầu tiên. Con nhớ đã có lần con bị muộn học vì phải chạy lòng vòng tìm phòng học. Hay như năm học này vậy, suốt một học kỳ qua bọn con học bên thư viện của trường và mẹ biết không, kỳ này khi trở lại học ở những dãy nhà học cũ, việc tìm phòng cứ như lại đặt ra thách thức cho con vậy. Rất nhiều tòa nhà khang trang đã được xây dựng, hệ thống trang thiết bị của trường đang từng bước được hoàn thiện để đáp ứng một cách tốt nhất cho công tác dạy học. Được thành lập năm 1959, qua hơn 55 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Trường Đại học Vinh đã có cho riêng mình một hệ thống cơ sở vật chất đáng mơ ước và từng bước hiện đại. Chúng con được học với máy chiếu và được tiếp xúc với nhiều dụng cụ thí nghiệm trong những tiết học thực hành. Suýt nữa con quên giải thích cho mẹ về những chiếc máy chiếu. Ở trường con, mỗi phòng học đều có một chiếc máy chiếu và bài giảng của thầy cô sẽ được chiếu lên đó, những hình ảnh cũng được đưa vào rất sống động giúp chúng con hiểu bài hơn.

            Đã có rất nhiều người bạn từng hỏi con rằng tại sao con không chọn thi vào một trường ở Hà Nội hay ở những thành phố lớn? Họ cũng hỏi con đã bao giờ mày cảm thấy hối hận vì đã chọn trường Vinh cho 4 năm đại học chưa? Thực sự lúc đầu ngôi trường mơ ước của con không phải là Trường Đại học Vinh nhưng cuối cùng, ngày viết hồ sơ ấy con đã điền tên ngôi trường này cũng bởi một lý do rất đơn giản mà có lần con từng tâm sự với mẹ, cô giáo chủ nhiệm của con từng học ở đây và trong những buổi học, con đã nghe cô kể về rất nhiều về ngôi trường đại học cô từng gắn bó. Ba năm qua, những ý nghĩ về việc được học ở một ngôi trường ở Hà Nội hay Đà Nẵng không còn làm con bận tâm nữa. Trải qua những năm tháng học tập ở trường Vinh, có điều gì đó khiến con cảm nhận được con đã đúng khi lựa chọn thi vào ngôi trường này.

            Mẹ biết không, tiền thân của Trường Đại học Vinh là một trường sư phạm với nhiệm vụ chính là đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhưng trước những yêu cầu phát triển của đất nước, Đảng Uỷ, Ban Giám Hiệu đã quyết tâm đưa trường trở thành một trung tâm đào tạo đa ngành vào cuối những năm 1980. Cho đến năm 2015, trường có 18 khoa đào tạo với 45 ngành và trong năm nay, đã có những khoa được hợp lại thành các Viện. Bây giờ trường có 6 viện và 5 khoa mẹ ạ. Những đổi mới này nằm trong chiến lược phát triển lâu dài về chất lượng giáo dục và đào tạo của trường. Cả trường có gần 1000 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có nhiều cán bộ giảng dạy là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và thạc sĩ. Với hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nhà trường cho phép sinh viên được chủ động trong việc học của mình. Trong suốt chặng đường vừa qua, Trường Đại học Vinh đã hoàn thành được nhiều khóa đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực đáng kể đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ. Bên cạnh đẩy mạnh công tác giảng dạy chuyên môn, trường còn tạo cơ hội để sinh viên được rèn luyện kỹ năng mềm, trau dồi ngoại ngữ. Những cuộc thi, hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên được tổ chức hàng năm như rèn nghề, nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu khoa học,…Đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhà trường đặt chuẩn đầu ra B1 cho tất cả sinh viên các ngành không chuyên ngữ. Có thể nói nhà trường đang từng bước đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng cả chất và lượng cho giai đoạn phát triển mới của nước nhà. Với những thành công đã đạt được, trường vinh dự được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý như Huân chương Độc lập hạng Nhất(2009), Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào(2009), Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ(2007, 2010), Huân chương độc lập hạng Nhì(2001) và nhiều phần thường cao quý khác. Rất nhiều bạn sinh viên từ các nước Thái Lan, Lào, Trung Quốc,.. cũng đã chọn trường Vinh để du học. Con luôn tự hào khi được học tập tại ngôi trường này ˗một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia. Con tin rằng, những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng mềm mà thầy cô đã dạy sẽ là hành trang vững chắc để con lập nghiệp sau này.

            Cũng trong hôm đầu nhập học ấy, màu áo xanh của các anh chị sinh viên tình nguyện làm con thấy ấn tượng. Dưới cái nắng chói chang của những ngày cuối hè, con thấy rõ giọt mồ hôi nhễ nhãi trên từng khuôn mặt nhưng với sức trẻ của tuổi đôi mươi, các anh chị ấy vẫn hướng dẫn bọn con rất nhiệt tình. Con tưởng tượng nếu buổi nhập học hôm ấy không có sự giúp đỡ của các anh chị hẳn nó sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Trong những buổi học chính trị đầu tiên, thầy đã truyền cho chúng con tinh thần, nhiệt huyết ấy với khẩu hiệu tám chữ vàng đặc trưng cho sinh viên Đại học Vinh: " Bản lĩnh ˗ Trí tuệ ˗ Văn minh ˗ Tình nguyện". Và con cũng đã thấy nhiệt huyết của sinh viên trường Vinh tỏa nắng trong những mùa tình nguyện như tiếp sức mùa thi, đông ấm, sưởi ấm bản làng, đôi bạn cùng tiến với các du học sinh Thái Lan và Lào. Có những anh chị đã chọn một mùa hè xa gia đình để vào Hà Tĩnh làm tình nguyện hay sang Lào dạy tiếng. Những nụ cười, những chiếc áo màu xanh làm con them yêu, them tự hào về mái trường này mẹ ạ!

            Trước lúc vào học con đã kịp ghé qua thư viện và mượn được hai cuốn sách hay. Mẹ biết không, lúc vừa đặt chân tới đây, con không tin được tòa nhà cao bảy tầng trước mặt con là thư viện của trường. Thực sự nó quá lớn, quá rộng so với những gì con từng biết. Thư viện được đặt theo tên của thầy Nguyễn Thúc Hào˗ nguyên là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Vinh. Đây là nơi chúng con có thể tìm đọc những cuốn sách bổ ích với rất nhiều thể loại khác nhau. Cơ sở vật chất và trang thiết bị trong thư viện cũng được nhà trường đầu tư xây dựng và nâng cấp. Những chiếc điều hòa và không gian mát mẻ, yên tĩnh dường như khiến con muốn tới đây nhiều hơn và cũng nhờ thế con may mắn được biết đến những cuốn sách đang đọc. Vừa qua, để xây dựng văn hóa đọc sách trong sinh viên, trường đã có chủ trương cho bọn con được mượn sách miễn phí. Thật tốt biết bao khi con có thể mang sách về phòng và đọc từng cuốn sách kỹ hơn vào lúc rảnh mà không phải lật vội một vài trang vì sợ thư viện đến giờ đóng cửa. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên được học tập, khám phá, tìm tòi tri thức cũng như có các quỹ học bổng khuyến khích, hỗ trợ cho những sinh viên có thành tích xuất sắc, những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với quyết tâm không để sinh viên phải nghỉ học vì không có đủ điều kiện để tiếp tục đến trường.

            Lên đại học chúng con không còn phải cắt cử nhau đến sớm để làm trực nhật nữa. Trường có riêng một đội ngũ lao công đảm nhận về công tác vệ sinh của trường. Công việc thầm lặng sau những tiết học của các gì đã góp phần làm cho khuôn viên trường luôn sạch đẹp. Con đã không biết đến những mệt nhọc trong công việc của các gì cho đến hôm con ở lại nghỉ trưa tại trường. Và con biết mỗi công việc có ý nghĩa riêng của nó, có sự vất vả riêng của nó. Cũng mỗi lần nhắc đến họ, con lại nhớ mẹ và thương mẹ của con nhiều hơn..

            Con ước ngay lúc này, bên cạnh con là mẹ. Thay vì viết lên đây, con sẽ dẫn mẹ đi tham quan ngôi Trường Đại học Vinh. Thời gian con được học tập ở đây sẽ không còn nhiều nữa và con biết mình sẽ phải cố gắng hơn để có được hành trang tốt nhất cho ngày mai. Con rất muốn cảm ơn mẹ vì những tảo tần, vì những lời động viên để con mạnh mẽ hơn với cuộc sống xa nhà, xa bố mẹ. Cảm giác của chia xa, cảm giác tạm biệt bạn bè đến gần làm con thấy buồn mẹ ạ. Nhưng con sẽ không nghĩ nhiều về nó nữa, sẽ trân trọng những giây phút của hiện tại để sau này khi xa mái trường này con không phải nói hối hận. Nắng đã nhẹ dần và con phải dừng câu chuyện về trường với mẹ rồi. Con rất hi vọng vào ngày này năm sau khi lớp con chụp kỉ yếu, con gái sẽ được ôm mẹ chụp một bức ảnh kỉ niệm trên khoảng sân trường con đang đứng. Yêu mẹ, mẹ của con!

            Thương yêu,

            Con gái của mẹ!

 

----------------------------------------------------------

 

19. Nguyễn Thị Lý Linh

 

TRƯỜNG VINH - MỘT THOÁNG TRONG TÔI

 

            Có thể nói quãng đời sinh viên là khoảng thời gian đẹp nhất của mỗi người và tôi tự hào khi là một sinh viên Trường Đại học Vinh. Ba năm học - một con số không hề nhỏ nhưng đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc về nơi đây.

            Nằm ở khu vực Bắc Trung bộ với tiền thân là trường Đại học sư phạm, Trường Đại học Vinh đã qua 3 lần đổi tên: Phân hiệu Đại học sư phạm Vinh (16/7/1959), trường Đại học sư phạm Vinh (28/8/1964) và nay là Trường Đại học Vinh (25/4/2001). Ngày 11 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản bổ sung Trường Đại học Vinh vào danh sách một trong mười sáu trường Đại học trọng điểm quốc gia. Đây vừa là niềm vinh dự vừa là chứng tỏ sự ghi nhận và đánh giá cao của chính phủ đối với sự phát triển vững mạnh và vai trò, vị trí của Trường Đại học Vinh trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

            Với bề dày kinh nghiệm và truyền thống lịch sử lâu đời, Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đa ngành, đa cấp với 45 ngành đào tạo đại học, 31 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Trước đây, trường gồm 18 khoa đào tạo tuy nhiên nay đã được tái cơ cấu thành 6 viện (viện sư phạm Tự nhiên, viện Kỹ thuật- Công nghệ,viện Công nghệ Hóa - Sinh- Môi trường, viện Nông nghiệp Tài nguyên,viện sư phạm Xã hội, viện Khoa học Xã hội và Nhân văn), 5 khoa (khoa Giáo dục, khoa Kinh tế, khoa Luật, khoa Ngoại ngữ, khoa Xây dựng) và các trường trực thuộc (trường THPT Chuyên, trường Thực hành sư phạm với 4 cấp học). Không những thế trường còn có 20 phòng ban, trung tâm, viện, trạm (phòng Hành chính tổng hợp, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Công tác Chính trị-học sinh sinh viên, phòng Đào tạo, phòng Đào tạo sau đại học, phòng Hợp tác quốc tế, phòng Kế hoạch tài chính, phòng Quản trị và đào tạo, phòng Thanh tra giáo dục, phòng Bảo vệ, trung tâm Đảm bảo chất lượng, trung tâm Giáo dục thường xuyên, trung tâm Công nghệ thông tin, trung tâm Thực hành-Thí nghiệm, trung tâm Nội trú, trung tâm Dịch vụ, hợp tác sinh viên và quan hệ doanh nghiệp, trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trạm y tế, Nhà xuất bản).

            Bên cạnh đó là 10 ban chuyên môn, nghiên cứu, ứng dụng: Tạp chí Khoa học, trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Trung tâm tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Kiểm định an toàn thực phẩm - Môi trường, Trung tâm Thực hành và Tư vấn pháp luật, Trung tâm nghiên cứu Hồ Chí Minh, Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Quản lý lịch vụ, ban quản lý các dự án giáo dục.

            Trường có 2 văn phòng đại diện: văn phòng đại diện thành phố Hồ Chí Minh và văn phòng đại diện tại tỉnh Thanh Hóa.

            Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Trường Đại học Vinh không ngừng lớn mạnh. Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ với hơn hơn 1.000 người; trong đó có 62 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, gần 500 thạc sĩ. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh.

            Hiện nay, Nhà trường đang quyết tâm thực hiện tuyên bố sứ mạng: Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với tầm nhìn: Trường Đại học Vinh là trường đại học trọng điểm quốc gia, là thành viên của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

            Trải qua hơn 55 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Vinh đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo về đất nước, được xã hội, Đảng và nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý nổi bật là danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (2004).

            Đại học Vinh là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước. Một trong số những tấm gương tiêu biểu là tân giáo sư trẻ tuổi nhất 2016_GS-TS Trần Đình Thắng sinh năm 1975 hiện là phó trưởng khoa Hóa học. Trong quá trình công tác, thầy đã có rất nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và giảng dạy. Trong đó, nổi bật đã xây dựng được nhóm nghiên cứu liên ngành Hóa-Sinh-Dược-Công nghệ thực phẩm đầu tiên gồm các nhà khoa học trong và ngoài nước (Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan...) chuyên nghiên cứu về các hợp chất có hoạt tính sinh học của nấm lớn ở Việt Nam. Thầy cũng đã có 75 công bố quốc tế (ISI) có uy tín gồm 26 SCI và 49 SCIE. Đồng thời đã tích cực hợp tác với các chuyên gia và cơ sở khoa học, đào tạo trong và ngoài nước, cùng viết sách, đồng hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh với các giáo sư nước ngoài; tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế. Ngoài là giảng viên Trường Đại học Vinh, PGS. Tiến sỹ Trần Đình Thắng còn là Ủy viên thường vụ Hội hóa học hữu cơ, Kỹ thuật hóa học, Hợp chất thiên nhiên, Hội Hóa học Việt Nam.

            Bên cạnh đội ngũ giảng viên tài năng và nhiệt huyết còn có những sinh viên tiêu biểu trong học tập cũng như công tác Đoàn hội như anh Trần Quốc Luật (Lớp 50A Sư phạm Toán). Anh Luật đã tham gia và liên tục giành giải Nhất trong kỳ thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc các năm 2010, 2011 và 2012; được Hiệu trưởng Nhà trường khen thưởng về thành tích xuất sắc trong NCKH hai năm liền 2010 - 2011, 2011 - 2012. Đặc biệt, sau 5 năm Trường Đại học Vinh triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Trần Quốc Luật là sinh viên đầu tiên của trường tốt nghiệp chỉ với 3 năm và là một trong 10 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc năm 2012. Bên cạnh những thành tích học tập đáng nể, Luật còn tham gia nhiệt tình các hoạt động Đoàn - Hội của Khoa và Nhà trường, là một trong 10 gương mặt sinh viên tiêu biểu nhất của cả nước nhận Giải thưởng "Sao Tháng Giêng" năm học 2011 - 2012 do Trung ương Hội sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam bình chọn.

            Một ví dụ khác như bạn Lô Thị Kiều là tấm gương sáng, hình ảnh đẹp tiêu biểu của sinh viên Trường Đại học Vinh. Là sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn. Tuy nhiên với nỗ lực hết mình,bạn đã phấn đấu trong học tập vè rèn luyện đạt được nhiều thành tích đáng nể. Gần đây Kiều vinh dự được gặp Chủ tịch nước tại lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số tiêu biểu năm học 2014 - 2015.

            Đại học Vinh không những nổi bật về thành tích học tập mà còn luôn đi đầu trong phong trào công tác Đoàn, Hội. Với khẩu hiệu sinh viên đại học Vinh "Bản lĩnh -Trí tuệ - Văn minh - Tình nguyện", Đại học Vinh luôn là ngọn cờ đầu trong các hoạt động của Trung ương Hội. Gần đây nhất, Đại học Vinh vươn lên vị trí thứ nhất trong cuộc thi "Ánh sang soi đường" với số lượt sinh viên tham gia đông đảo nhất toàn quốc. Hằng năm, Đoàn Hội còn tổ chức vô vàn các hoạt động nhằm tạo ra sân chơi bổ ích cho sinh viên như: Miss Đại học Vinh, tìm kiếm tài năng Vinhuni’s got talent, giọng hát hay các khóa,… hơn thế nữa, trường còn tổ chức các hoạt động tình nguyện đóng góp cho cộng đồng như dạy trẻ em làng SOS, hiến máu tình nguyện, sưởi ấm bản làng,… Bằng nghị lực và hoài bão cùng với sự quyết tâm của chính mình, Tuổi trẻ Trường Đại học Vinh nguyện xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng bộ trong chặng đường phía trước của nhà trường đầy gian nan và thử thách. Những thành tích đó là sự kết tinh của sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Đoàn các cấp, của Đảng bộ Ban Giám hiệu, sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, tổ chức trong nhà trường và sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể Đoàn viên thanh niên.

            Với những thành tích đã đạt được, Trường Đại học Vinh đã, đang và sẽ vươn cao, vươn xa hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo cho những thế hệ tương lai để xây dựng đất nước Việt nam tươi đẹp và giàu mạnh hơn. Đối với riêng tôi, khi viết đơn nguyện vọng vào đại học, đại học Vinh chính là sự lựa chọn đầu tiên của tôi.Nơi đây đã tôi luyện tôi thành công dân tốt, thành một sinh viên giỏi, thành những chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Tôi nguyện cống hết sức trẻ, sự nhiệt huyết của mình cho mái trường tôi yêu.

 

----------------------------------------------------------

 

20. Phạm Thu Hiền - 55B Báo chí

 

NHỮNG GÓC THU Ở ĐẠI HỌC VINH

 

            Ở Việt Nam, mỗi độ thu về, người ta thường nhớ ngay tới mùa thu Hà Nội với hương cốm làng Vòng mà ít ai biết rằng xứ Nghệ vào thu cũng đẹp, cũng lôi cuốn lòng người với những nét riêng, độc đáo. Tuy chỉ là một góc nhỏ nhưng thu ở Trường Đại học Vinh - ngôi trường với 58 tuổi đời này thực sự trẻ lại trong màu xanh của những hàng cây, những con đường...

 

            Khi tôi ngồi đây (tại phòng học B.2101 - Trường Đại học Vinh) viết những dòng chữ này, ngoài kia thu đã chớm nở trên những nhành cây hao gầy dọc đường phố Vinh. Vinh mùa này đẹp lắm, đường phố tinh sạch và không khí trong veo, nhẹ bẫng, đến nỗi tôi có thể ngửi thấy mùi ngai ngái, thơm thơm của cơn gió heo may đã len lỏi trong từng ngõ ngách, ghé vào ô cửa sổ bé nhỏ của những phòng học.

            Đêm qua Vinh trở gió, gió len lỏi vào từng khe cửa chưa khép chặt, cảm giác se lạnh đủ mạnh để khiến cô gái 22 tuổi như tôi dâng lên những cung bậc cảm xúc lẫn lộn. Một ngày cuối tuần, Đại học Vinh vắng lặng, cởi bỏ lớp vẻ ngoài náo nhiệt, không còn bon chen, hối hả hay ganh đua nhau trong học tập và lao động mà thay vào đó là màu của tình yêu, của nỗi nhớ. 22 tuổi, tôi đã đi qua 22 mùa thu để trưởng thành và đánh đổi. Bao vị đắng, vị ngọt, vị của sự trưởng thành, vị của quá khứ và vị của cô đơn. Thanh xuân mà, vẫn mơ mộng nhiều lắm, tự vẽ ra nhiều viễn cảnh tương lai tươi đẹp.

            Một sớm mùa thu tại Trường Đại học Vinh, thời tiết se se lạnh quyến rũ, nắng vàng vẫn len lỏi khắp nơi. Bầu trời trong vắt không một mảng mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tôi tưởng chừng mỗi lần tôi nhìn lên là thấy cả bên kia Trái Đất. Tôi yêu bầu trời mùa thu và yêu cả vạn vật mùa thu nữa. Nhìn qua ô cửa sổ, trên nhành cây,tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi. Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng,... sao mà đẹp đến vậy! Mùa thu ở Đại học Vinh là khi nắng đã bớt giòn, những cơn mưa rào đã thôi ngột ngạt nhường chỗ cho những tia nắng nhẹ nhàng, len lỏi trong những đám mây bồng bềnh thả trôi cùng làn gió. Gió heo may - nét đặc trưng không lẫn vào đâu được của mùa thu, không rít, không thét gào như gió mùa Đông Bắc; không ẩm ướt như gió mùa xuân; không nóng rát như gió mùa hạ, mà man mát, nhè nhẹ riêng biệt. Không hiểu sao tôi yêu gió heo may đến thế! Yêu nhiều lắm! Cơn gió ấy, nó cứ thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả, cứ thích lùa vào tóc của thiếu nữ thanh thanh mang hương ngọc lan...

            Mùa thu còn là mùa của nhớ nhung, mùa của kí ức. Đã 3 năm kể từ khi xa nhà vào Đại học Vinh để học tập, cũng là 3 năm tôi đón mùa thu xa gia đình. Tôi chợt nhớ dáng mẹ hao gầy gánh gồng cơm áo mưu sinh, những giọt mồ hôi lăn dài trên trán của cha vất vả kiếm tiền cho tôi ăn học. Mùa thu nhắc tôi về những ngày cơ cực, không được lãng quên quá khứ của mình. Để rồi khi dần dần lớn lên, mùa thu lại gợi nhớ kí ức về một tình yêu non dại, những giận hờn vu vơ, những cái nắm tay siết chặt truyền cho nhau tất cả hơi ấm, tình yêu thương... Yêu lắm sự tinh tế, nhẹ nhàng của mùa thu.

            Nhưng nào đâu mùa thu chỉ có thế! Mùa khai trường lại về cho lòng rạo rực, sống dậy những kí ức tuổi học trò. Những cô bé, cậu bé ríu rít theo tay mẹ đến trường trong màu áo trắng tinh khôi, xôn xao, tíu tít tụ họp nhau kể về những trải nghiệm thú vị của mùa hè. Mùa khai trường về, Đại học Vinh cũng tưng bừng chào đón các tân sinh viên của mọi miền của Tổ quốc tụ họp về đây, dưới cái nắng nhè nhẹ của sắc thu...

            Thu ở Vinh có gì đó khác với thu ở Hà Nội, đậm vị hơn. Mùi hoa sữa trên từng con đường thoang thoảng gặm nhấm từng góc tâm hồn. Không phải ngẫu nhiên mà tôi yêu mùi hoa sữa một cách nồng nàn và mãnh liệt đến vậy. Bởi tôi bắt gặp mình trong mùi hoa sữa thơm ấy, có gì đó thân thuộc và gần gũi. Yêu đến nỗi mà tôi nghĩ: ‘‘Nếu không còn hương hoa sữa, hẳn thu ở Vinh sẽ không còn trọn vẹn".

            Cái khoảnh khắc giao mùa thật lạ, cứ sâu thăm thẳm, khiến cho người ta cứ có cảm giác đang đứng trước những bờ vực của sự thay đổi, của sự chia tay... Có khi nào là vì cái thời tiết hơi hanh hanh, chơm chớm lạnh không nhỉ? Tôi thấy trong không trung thơm mùi hoa sữa, tự nhủ Đại học Vinh vẫn thế, dẫu có đầy nghẹt xe, khói, bụi lúc giờ tan tầm nhưng mùi hoa sữa vẫn không thay đổi, vẫn nhẹ nhàng mà quyến rũ.

            Tôi đã tìm thấy cho mình một khoảng lặng lúc giao mùa để tận hưởng trọn vẹn những góc thu ở Đại học Vinh. Còn bạn, bạn cũng sẽ tìm cho mình một khoảng lặng như thế để cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu trong cái nắng, cái gió, trong ánh mắt, nụ cười chứ.

 

----------------------------------------------------------

 

21. Trần Thị Mỹ Liên - 57B3 Ngôn ngữ Anh

 

GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

 

            Hôm nay đã là những ngày giữa tháng 4, chỉ còn gần 2 tháng nữa các sĩ tử sẽ bước vào mùa thi, lại gặp vấn nạn chọn nghành, chọn trường. Một trong những lựa chon cho nền giáo dục tốt ở bậc đại học cho các sĩ tử là đại học.

            Trường Đại học Vinh là một trong 17 trường đại học trọng điểm quốc gia, một trung tâm nghiên cứu khoa học đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực Bắc Miền Trung và cả nước, đơn vị lao động thời kỳ đổi mới. Trường thành lập ngày 16/7/1959 theo Nghị Định 375/NĐ Chính Phủ, trụ sở chính nằm tại 182 đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đại học Vinh thuộc tốp 20 trường đại học đầu tiên được hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt tiêu chuẩn. Những ngày đầu tiên Đại học Vinh mang phân hiệu Đại học sư phạm Vinh. Từ phân hiệu Đại học sư phạm Vinh đổi tên thành Đại học sư phạm Vinh theo Quyết định 637/QĐ ngày 28/8/1962 của Bộ Trưởng Bộ GDĐT. Ngày 25/4/2001, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh.

            Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Bộ GDĐT, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu và có biểu tượng riêng. Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ Tướng đã quy định nhiệm vụ của đại học Vinh là đào tạo giáo viên có trình độ đại học và từng bước mở them các nghành đào tạo khác phù hợp với khả năng của trường và nhu cầu nhân lực của xã hội,nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

            Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp bậc ở khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn lực chất lượng cao và thích ứng nhanh với môi trường việc làm, là trung tâm nghiên cứu khoa học,chuyển giao công nghệ, phục vụ sự phát triển trong khu vực và cả nước, là trường đại học trọng điểm Quốc gia và được phong tặng nhiều danh hiệu phần thưởng cao quý. Nhà trường đã được tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Nhì (1979), Huân chương Lao Động hạng Nhất (1972), Huân chương độc lập hạng 3 (1995), Huân chương độc lập hạng Nhì (2001), Danh hiệu Anh Hùng Lao Động (2004). Hiện tại Đại học Vinh có 19 khoa đào tạo, 1 trường THPT Chuyên, 1 trường Mầm non Thực hành, 1 trường tiểu học thực hành, 1 viện nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa, 1 tạp chí khoa học, 1 nhà xuất bản, 1 thư viện hiện đại mang tên Nguyễn Thúc Hào, 26 phòng ban, trung tâm, viện trạm.

            Đại học Vinh có hơn 1.000 cán bộ công chức, trong đó có hơn 700 cán bộ giảng dạy, 300 cán bộ hành chính. Về chức danh trình độ đào tạo trường có 175 tiến sĩ, 500 thạc sĩ, 65 giáo sư phó giáo sư, hơn 4 giảng viên cao cấp, 124 giảng viên chính và 13 sĩ quan quân đội được phái đến công tác tại khoa GDQP.

            Vừa qua, thực hiện đề án tái cấu trúc Nhà trường theo ý kiến chỉ đạo của bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy Nghệ An, ngày 4/4/2017 tại hội nghị giao ban tháng 4/2017, Trường Đại học Vinh đã công bố quyết định thành lập Viện Sư Phạm Tự Nhiên, Viện Kỹ Thuật và Công Nghệ, Viện Công Nghệ Hóa Sinh và Môi Trường và Trung tâm nghiên cứu khởi nghiệp sáng tạo. Nhà trường tái cấu trúc dựa trên mô hình 3 cấp Trường - Viện/Khoa - Bộ môn. Đại học Vinh đang ngày càng cải tiến và phát triển trong việc giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội.

 

----------------------------------------------------------

 

22. Phạm Thu Hiền - 55B Báo chí

 

TỰ HÀO LÀ SINH VIÊN BÁO CHÍ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

 

            Tôi, một cô gái 22 tuổi đầy năng lượng, nhiệt huyết và đam mê. Tôi yêu sự bấp bênh, chông chênh và cả sự nguy hiểm. Vì thế mà tôi chọn "báo chí". Và Đại học Vinh là ngôi trường tôi chọn dừng chân để học nghề và rèn nghề.

            Hiện nay, chúng ta đang sống trong một giai đoạn khá sôi động của lịch sử, kể cả ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Con người cần thông tin để sống một cách vững vàng trong một thế giới đầy biến động. Ở Việt Nam, báo chí vẫn được xem như một "điểm tựa" đáng tin cậy của nhân dân, là cơ quan ngôn luận của Đảng; đồng thời là tiếng nói của nhân dân. Và không phải ngẫu nhiên mà báo chí được phong là thứ "quyền lực thứ 4". Nó đang thực sự trở thành một nghề nghiệp hấp dẫn đối với nhiều người, nhất là những bạn trẻ. Trong đó có cả tôi.

            Hiện nay ở Việt Nam có 4 thành phố với 5 cơ sở đào tạo ngành báo chí. Đó là Hà Nội (2 cơ sở), TP Hồ Chí Mình, Huế, Đà Nẵng. Hàng năm, các cơ sở này cho ra trường khoảng 450 cử nhân báo chí. Với một đất nước có hơn 90 triệu dân, gần 1000 cơ quan báo chí các loại thì con số này không nhiều. Hơn nữa, trong số 17.000 nhà báo được cấp thẻ, có khoảng một nửa không có bằng chuyên ngành báo chí. Điều này dẫn đến một số hành vi không đẹp, thậm chí là phạm pháp của một số nhà báo như: Thiếu nghiệp vụ chuyên môn, chạy theo thị hiếu thấp của một bộ phận độc giả, nói thêm, nói quá, dàn dựng vụ việc, thậm chí là bịa chuyện... Điều này chứng tỏ họ chưa được đào tạo bài bản, chính quy về nghề báo.

            Rất nhiều trường đại học muốn mở ngành báo chí, nhưng không phải trường nào cũng hội đủ điều kiện. Trường Đại học Vinh đã xây dựng và phát triển 58 năm, có nhiều thành tích trong việc đào tạo nguồn nhận lực cho đất nước. Hiện nay trường có hơn 1000 cán bộ, công chức và khoảng 25.000 sinh viên. Trong tổng số 583 giảng viên, có 62 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, gần 500 thạc sĩ. Đội ngũ này có khả năng đào tạo cử nhân ở hàng trăm chuyên ngành.

            Nhận thấy tầm quan trọng và nhu cầu của học sinh, sinh viên, Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, khoa Ngữ văn đã có ý đồ mở ngành báo chí từ lâu. Họ lặng lẽ tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm của các trường ở Hà Nội, gửi người đi đào tạo sau đại học về báo chí, xây dựng chương trình...

            Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chặt chẽ trong việc cấp phép mở ngành báo chí cho các trường. Một trong những điều kiện cần là trường phải có ít nhất một tiến sĩ chuyên ngành Báo chí thuộc biên chế của trường.

            Vào tháng 10 năm 2013, Trường Đại học Vinh đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiến sĩ Hồ Bất Khuất từng học chuyên văn Nghệ An, du học Nga, Mỹ; bảo vệ luận án tiến sĩ tại khoa Báo chí Trường Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov năm 1995 được mời về trường giảng dạy. Trong "làng" báo Việt Nam, tiến sĩ Hồ Bất Khuất là một trong rất ít người vừa nghiên cứu lý luận, vừa tham gia giảng dạy, vừa trực tiếp làm việc tại các cơ quan báo chí; hàng tuần, hàng tháng viết bài đều đặn. Với các bút danh Hồ Bất Khuất, Nguyên Hồ, Hồ Trọng Đàm, Nghè Nghệ,...

            Sau khi thẩm định đi, thẩm định lại hồ sơ xin mở mã ngành Báo chí của Trường Đại học Vinh, ngày 08/10/2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 4553/QĐ-BGDĐT giao cho Trường Đại học Vinh đào tạo thí điểm ngành Báo chí trình độ đại học hệ chính quy. Có thể nói Trường Đại học Vinh đã được lĩnh "ấn tín" của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, dù nhận quyết định muộn, mùa tuyển sinh năm học 2013 - 2014 đã gần kết thúc, nhưng do đã được chuẩn bị kỹ càng nên Trường Đại học Vinh vẫn mở khóa báo chí đầu tiên, khai giảng vào ngày 10/11/2013.

            Đây không chỉ là tin vui đối với Trường Đại học Vinh, mà còn là tin vui đối với các tỉnh khu vực Bắc miền Trung, vì từ nay con em họ không phải đi xa để học ngành báo chí. Đại học Vinh cũng được xem là trường Đại học đầu tiên ở khu vực Bắc miền Trung đào tạo chuyên ngành báo chí.

            Tuy ngành mới thành lập, còn non trẻ và chỉ là một ngành học trong khoa Sư phạm Ngữ văn nhưng tất cả sinh viên báo chí đã chứng tỏ được sự năng động, nhiệt huyết và đam mê của mình. Qua 3 mùa tuyển sinh, ngành đã có hơn 120 sinh viên. Con số này không quá nhiều nhưng đủ để giảng viên cũng như sinh viên có thể trao đổi trực tiếp những kỹ năng nghiệp vụ và tổ chức những sân chơi thiết thực dành riêng cho sinh viên chuyên ngành báo. Thực tế đã chứng minh, CLB báo chí được thành lập và tổ chức sinh hoạt định kỳ 1 lần/ tháng. Ở mỗi kỳ sinh hoạt, Ban chủ nhiệm CLB sẽ đưa ra một chủ đề được xem là "hot" nhất trên các phương tiện truyền thông đại chúng và được mọi người quan tâm để cùng bàn bạc, thảo luận, đưa ra những chính kiến riêng dưới góc độ là những nhà báo trẻ tương lai. CLB thành lập với mục đích tạo ra sân chơi thật sự bổ ích, thú vị và lành mạnh cho các bạn trẻ. Đồng thời, tôi luyện kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin cũng như khả năng thuyết trình, phản biện trước đám đông. Bên cạnh đó các cuộc thi như Ảnh báo chí, Hội thi sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp,… đã giúp những sinh viên ngành báo như tôi có cơ hội hiện thực hóa những kiến thức lý thuyết khô khan bằng các sản phẩm báo chí; đồng thời là sân chơi bổ ích để trau dồi khả năng nghiệp vụ, bản lĩnh và sự sáng tạo. Hiện nay, nhà trường cũng chú trọng liên kết với một số báo lớn, có uy tín và chất lượng như Báo Nghệ An, Báo Lao động Nghệ An,...

            Tôi - một sinh viên năm 3 chuyên ngành báo chí, khoa Sư phạm Ngữ văn,Trường Đại học Vinh. Với tôi, cuộc sống là những chuyến đi. Tôi nghĩ sẽ không bao giờ để tuổi trẻ trôi qua một cách tẻ nhạt và vô vị trong bốn bức tường. Bỏ qua sự can ngăn của bố mẹ, bỏ qua những định kiến của một cô gái theo ngành báo, tôi vẫn quyết định chọn. Chọn vì muốn khám phá, chọn vì ước muốn chinh phục đam mê và đơn giản chọn vì tôi muốn được là tôi. Và Đại học Vinh là ngôi trường tôi chọn dừng chân để học nghề và rèn nghề. Ở đây, tôi được những người thầy, người cô truyền lửa với nghề, lòng đam mê của tôi như được tiếp thêm sức mạnh. Và cũng chính tại ngôi trường này, tôi được trải nghiệm những vùng kiến thức mới, được trò chuyện, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của một số nhà báo thế hệ trước. Đặc biệt, tôi được làm những công việc đúng với ngành nghề của mình như viết tin, bài cho website của khoa hay cộng tác với một số báo, đài. Điều này vừa giúp tôi có thêm tiền trang trải cho cuộc sống sinh viên (từ nhuận bút), vừa nâng cao tay nghề để sau khi bước chân ra khỏi cánh cổng Đại học, tôi sẽ không run sợ mà tự tin bước đi một cách vững vàng. Có một câu nói mà tôi luôn ghi nhớ: "Nếu bạn không có đam mê cho công việc của mình thì đừng chọn nó, và nếu đã lựa chọn thì hãy đốt cháy bản thân để theo đuổi nó".

            Tôi biết rằng, với những người làm báo, không chỉ cần có "tài" mà quan trọng hơn là cần có cái "tâm" trong sáng. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng khẳng định: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Đối với bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có cái tâm, đặc biệt là nghề báo. Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ dẫn đến một số báo chạy theo lợi nhuận, đưa tin sai sự thật và đánh mất đi lương tâm và trách nhiệm của người làm báo. Tôi sẽ không để mình trôi theo dòng xoáy đó. Nhất định không!

            Nghề báo với tôi là nghề đầy thử thách và khốc liệt. Nó không cho phép tôi lười biếng, không biết tìm tòi, sáng tạo, không biết quan sát mà luôn luôn phải học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, trau dồi những kỹ năng nghề nghiệp để sau khi tốt nghiệp có thể tự tin theo đuổi đam mê của mình. 4 năm - không phải là quãng thời gian quá dài, nhưng đủ để ta thu lượm những tri thức tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng thực sự vô cùng giá trị.

            5 năm, 10 năm hay 20 năm nữa, tôi chắc mình luôn còn đủ sức, đủ nhiệt huyết, đủ can đảm để trụ vững và đeo bám trên con đường mà tôi đang chọn. Và tôi luôn tự hào khi được là một sinh viên báo chí của Trường Đại học Vinh.

 

----------------------------------------------------------

 

23. Phan Thị Lý - 55A Giáo dục chính trị

 

TRƯỜNG TÔI - ĐẠI HỌC VINH

 

            Cái thời học sinh, ngây ngô trong sáng đó đã qua cách đây khá lâu rồi. Từ thời còn học cấp ba, tôi đã có rất nhiều dự định cho bản thân, muốn thực hiện rất nhiều thứ, nhưng một đứa con gái nhỏ nhắn, gầy gầy và có phần nhút nhát đã cản trở tôi rất nhiều, thời đó, tôi làm cán bộ trong lớp nhưng ít nói lắm… thế nhưng mọi hoạt đông của lớp, của trường tôi luôn tham gia và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ… bao nhiêu cuộc thi, văn nghệ, hội hè, thoắt cái đã lên lớp 12. Chao ôi! Sao thời gian trôi nhanh đến lạ khi tôi bước vào lớp 12. Buổi học cuối thời học sinh sao nó lặng lẽ đến thế,tôi đã khóc, ai nói câu gì là tôi như muốn òa lên khóc, đến nỗi tôi còn không dám kêu tên mấy đứa bạn thân, nghĩ lại cái khoẳng khắc đó, cảm xúc của tôi vẫn không hề thay đổi.

            Bạn bè ai ai cũng tất bật chọn ngành chọn trường còn bản thân tôi không hiểu sao chẳng lo nghĩ nhiều vì tôi nghĩ sẽ nghe theo trái tim mình, sở thích của mình, chỉ đơn giản vậy thôi. Tôi biết lực học của mình đang ở đâu để chọn ngôi trường đại học phù hợp. Mấy đứa bạn tôi, đứa thích bác sĩ, kỹ sư, báo chí... và hầu như đứa nào cũng thích đi học xa, nào là Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, TP HCM…, còn tôi lại khác với bọn nớ, thích học gần nhà, gần bố mẹ, với tôi học ở đâu cũng được, tất cả là do mình, nên tôi nói với bọn bạn là sẽ chọn trường đại học ở Nghệ An, mà đứa nào cũng khuyên đừng, nên học ở nơi xa lạ, để tìm hiểu được nhiều cái mới nhưng tôi nhất quyết không, thật ra thì tôi cũng có vài lý do khách quan để chọn trường Vinh, ngoài sở thích của tôi thì còn lý do về sức khỏe nên muốn tôi học gần để có gì tiện đường đi lại.Rồi cái ngày làm hồ sơ đại học cũng đến, từ lời khuyên của thầy chủ nhiệm, của bố mẹ, và suy nghĩ cá nhân, tôi đã làm hai bộ hồ sơ: ngành công nghệ thực phẩm trường - Trường Đại học Vinh và cao đẳng điều dưỡng - trường đại học y khoa vinh.

            Mùa hè năm tôi thi đại học trời nắng nóng 37,38 độ, cái nóng của thời tiết cũng giống như khí thế thi đại học trong tôi. Đợt thi ấy, tôi đã đỗ hai nguyện vọng đăng kí,với số điểm 17 khối a và 17,5 khối b,mặc dù số điểm không cao nhưng tôi vẫn tự hào về bản thân vì mình đã làm được những gì mình học.

            Điều băn khoăn bây giờ là không biết chọn trường nào để học, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, hỏi ý kiến từ nhiều hướng. Với mong muốn cá nhân, tôi thích học tập và rèn luyện trong một môi trường năng động, tích cực, vật chất kỹ thuật tốt. Cuối cùng tôi đã lựa chọn Đại học Vinh, mọi người đều ủng hộ điều đó. Đợt đó, tôi thi đại học tại địa điểm đại học vinh, và ấn tượng trong tôi là thư viện Nguyễn Thúc Hào, tôi đã mơ tưởng về một môi trường học tập tốt qua đợt thi đó.Ngày lên nhập học, hai mẹ con đúng là "nhà quê ra phố" mọi thứ đều lạ lẫm, vậy mà giờ đây đã bốn năm rồi,, khoảng thời gian bốn năm không phải quá dài nhưng đã đọng lại trong tôi bao kỉ niệm dưới mái trường Vinh thân yêu!

            Bốn năm, cũng đã có rất nhiều biến động trong cuộc sống của tôi,, quan trọng nhất có lẻ là quyết định thi lại đại học. Do học được một kỳ, tôi cảm thấy bản thân không phù hợp với nghành công nghệ thực phẩm nên đã đưa ra quyết định đó, lần thi lại này tôi đã chọn sư phạm ngoại ngữ, bởi trong qua trình học tôi nhận ra mình thích nghề giáo và có đam mê tiếng anh, thi lại nhưng tôi vẫn chọn học tại trường Vinh. Không may lần thi đó tôi đã không đậu như ý mình, tuy nhiên đó lại là cái may đối với tôi, để tôi tìm đến với nghành giáo dục chính trị - Đại học Vinh, một cái duyên mà tôi không hề ngờ tới.

            Và hiện nay, tôi đang là một cô sinh viên năm ba, ngành giáo dục chính trị, tôi cảm thấy may mắn vì sự lựa sai lầm ở những lần đầu tiên đó, đã đưa tôi đến với niềm đam mê thực sự. Dưới mái nhà khoa giáo dục chính trị Trường Đại học Vinh, tôi đã không ngừng học tập, rèn luyện để phát triển và hoàn thiện bản thân mình. Tôi đã thay đổi rất nhiều từ một người nhút nhát, ít nói trở thành một cô gái tự tin rất nhiều khi đứng trước đám đông. Thời gian học tập tại trường, tôi được hòa mình vào những hoạt động rất bổ ích và thú vị như: nghiệp vụ sư phạm, rèn nghề, tình nguyện tiếp sức mùa thu, giờ trái đất, chủ nhật xanh, và nhiều cuộc thi khác.. đã giúp tôi rèn luyện và học hỏi thêm được nhiều kỹ năng, cùng với những bài giảng rất tâm huyết của thầy cô đã tạo nên con người tôi bây giờ.

            Trường Đại học Vinh là một môi trường học tập rất tốt, đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập, nghiên cứu cho sinh viên. Tôi thấy nhiều bạn trong trường có những chia sẻ không tốt về trường, tôi thiết nghĩ những bạn đó chắc không tìm hiểu,hay chưa đi ra nhiều nơi, tôi muốn nói với họ: "trường ta tuyệt lắm các bạn ạ", tôi thì khác, tôi luôn quảng bá trường mình, mái trường mà thanh xuân của tôi gắn liền với nó. Tôi nghĩ không xin được việc làm là do bản thân mình chứ không phải do nhà trường, các bạn không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, tiếng anh không có, kỹ năng tin học không, kiến thức chuyên nghành kém thì dù bạn học bất kỳ trường nào cũng không có nỗi một việc làm tốt cho bạn, đừng đổ lỗi cho xã hội, mà đó là do chính bản thân các bạn tạo nên. Tôi đã kiểm nghiệm được điều đó qua chuyến đi thực tế của khoa mình, đợt đó tôi đã thực tế tại huế, nghe danh tên nhiều trường đại học nổi tiếng, tuy nhiên nhìn lại thì trường Vinh vẫn là nhất.

            Chỉ còn một năm nữa là ra trường rồi, giờ đây tôi bắt đầu có cảm giác lưu luyến lắm, đang thấy nhớ dần thời sinh viên. Nhìn lại một quảng đường dài, tôi thấy lựa chọn của mình là rất đúng, khi học tập và rèn luyện ở đại học Vinh, hơn nữa là tại khoa giáo dục chính trị. Cảm ơn trường Vinh đã cho tôi rất nhiều thứ.

 

----------------------------------------------------------

 

24. Nguyễn Thị Lệ Thu - 56B2 Việt Nam học

 

ĐẠI HỌC VINH - CƠ HỘI HỌC TẬP CHO MỖI SINH VIÊN

 

            Dòng đời có cả những chuyến đi và có cả những chuyến đi đưa ta về với những nơi nghi dấu nhiều ý nghĩa. Trở thành sinh viên của Trường đại học là ước mơ, mục tiêu phấn đấu không chỉ riêng tôi mà còn của bao bạn trẻ khác trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường. Trường đại học là nơi để tiếp cận nguồn trí thức mới, cách làm việc khoa học, trau dồi kỹ năng mềm, là nơi để chúng ta tu dưỡng bản thân để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Và tôi chọn Trường Đại học Vinh là nơi để tôi thực hiện ước mơ đó.

            Trường Đại học Vinh là 1 trong 17 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, một trung tâm nghiên cứu văn khoa học, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực Bắc Miền trung và cả nước, đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Được thành lập ngày 16/7/1959 Trường Đại học sư phạm Vinh nay là Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đa cấp đa nghành trong đó sư phạm văn là nòng cốt với gần 40.000 học sinh, sinh viên và học viên đến từ 53 tỉnh, thành trong cả nước và hợn 500 sinh viên quốc tế đến học tập, nghiên cứu. với đội ngũ gần 1000 các bộ, giảng viên trong đí có 65 giáo sư, phó giáo sư, 175 tiến sĩ, 500 thạc sĩ, 4 giảng viên cao cấp, 121 giảng viên chính… Trường Đại học Vinh là một trong những trường đại học đầu tiên của cả nước đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Không những vậy hoạt động đào tạo của nhà trường ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trường có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Với những điều kiện đó không chỉ tôi mà còn rất nhiều bạn trẻ luôn phấn đấu để trở thành sinh viên của trường.

            Ước mơ trở thành một sinh viên của Trường Đại học Vinh xuất hiện từ 2 năm về trước - từ ngày tôi còn là một học sinh cấp 3. Con đường dẫn tôi tới ngôi trường này cũng nhiều khó khăn nhưng bằng chính những nỗ lực của mình mà tôi đã được đền đáp xứng đáng. Những bỡ ngỡ khi chuyển mình từ một học sinh thành một sinh viên đã được xóa nhòa bằng sự tận tâm, nhiệt huyết của những thầy, cô . Sẽ thật khó khăn nếu phải thích nghi với cuộc sống mới nếu chỉ có một mình nhưng sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bên ta có các thầy cô, bạn bè và các anh chị tiền bối. Và tại ngôi trường này tôi đã cảm nhận được tình yêu thương đó. Ngành mà tôi đang theo học đó là Việt Nam học - chuyên ngành du lịch và bản thân tôi tự hào về ngành mà mình đã chọn. Là một ngành mới, tuy nhiên sau hơn 9 năm xậy dựng và phát triển ngành du lịch của Trường Đại học Vinh đã có những bước tiến quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đối với ngành du lịch ở Trường Đại học Vinh được cập nhật chương trình của các trường đại học danh tiếng trên thế giới và trong nước. Cùng với việc học tập các môn cơ sở và chuyên ngành trên giảng đường, sinh viên du lịch còn được đào tạo nghiệp vụ thông qua nhiều hình thức như tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, lịch sử nổi tiếng. Đặc biệt đếm với ngành du lịch của Trường Đại học Vinh, bạn có cơ hội chọn cho mình một chuyên ngành theo sở thích và năng lực của bản thân.

            Khoa mà tôi đang theo học đó là khoa Lịch sử, nơi đã đào tạo ra nhiều nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước. Khoa lịch sử luôn dẫn đầu trong các phong chào đoàn, hội, các cuộc thi được tổ chức hang năm. Đó là đội tuyển nghiệp vụ sư phạm khoa lịch sử giành giải nhất bảng B hội thi nghiệp vụ sư phạm cấp trường năm học 2016-2017… Trong khoa lịch sử có 4 chuyên ngành đào tạo là Du lịch - ngành học của khát vọng khám phá và lập nghiệp, Quản lý văn hóa - ngành học năng động với cơ hội việc làm rộng mở, ngành Công tác xã hội - ngành học của xã hội hiện đại và Sư phạm lịch sử - nghành học được xem là chủ chốt. Cùng với khoa Lịch sử là các khoa, các ngành học đem lại cơ hội việc làm cao cho mỗi sinh viện. Với quy mô đào tạo ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của nhiều địa phương. Trong những năm qua trường đã đào tạo gần 5000 thạc sĩ, hơn 150 tiến sĩ ở hai lĩnh vực vốn là thế mạnh của trường : Khoa học cơ bản và Khoa học giáo dục. Như vậy, với nguồn giảng viên có uy tín, chất lượng. Đây sẽ là thuận lợi cho mỗi sinh viên.

            Ngày 11/7/2011, Trường Đại học Vinh được bổ sung vào danh sách các trường đại học xây dựng thành trường trọng điểm quốc gia. Với sứ mệnh là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, là trung tâm nghiên cức khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ. Tầm nhìn trong tương lai, Trường Đại học Vinh là trường trọng điểm quốc gia, là thành viên của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á. Trải qua 57 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Vinh đã từng bước thể hiện vị thế của mình với vai trò là một trong những cơ sở đào tạo có uy tín hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam, là trung tâm khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Với đội ngũ cán bộ, giảng viên được đào tạo chính quy và tu nghiệp hằng năm tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới, nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước là giảng viên của trường. Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập và sinh hoạt năng động, đổi mới phương pháp học, nhà trường luôn đặt lợi ích của người học lên hàng đầu. Đồng hành cùng sinh viên là quỹ hỗ trợ HSSV, trường luôn dành mọi sự quan tâm về mặt tinh thần cũng như vật chất nhằm giúp đỡ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

            Tôi cảm thấy tự hào vì đã chọn cho mình một ngành học ý nghĩa và thực tế. Từ đây tôi càng tự tin hơn về tương lai của mình và tự nhủ tôi sẽ biến những kiến thức trên giảng đường này trở thành những kiến thức ứng dụng thục tế để phục vụ cho công việc của mình và cả cộng đồng. Tôi không nói tất cả những khoảnh khắc của cuộc sống đều vui vẻ, hạnh phúc, cũng giống như những bản nhạc có nốt trầm nốt bổng mới tạo ra một bản nhạc hay. Trong cuộc đời sinh viên bạn hãy tạo ra cho mình đam mê đối với ngành nghề mình đã chọn. Chắc chắn bạn sẽ thành công!

 

----------------------------------------------------------

 

25. Lường Thị Hạnh - 56A1 SP Toán học

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - CÁI NÔI ƯƠM MẦM SỰ SÁNG TẠO!

 

            Các bạn có biết không? Lúc đầu tôi cứ phân vân không biết sự lựa chọn của mình là đúng hay sai, nhưng một thời gian tiếp xúc với thầy cô, với trường lớp, tôi đã thực sự ấn tượng và yêu thích mái Trường Đại học Vinh. Ngày qua ngày, tôi càng hiểu và yêu thích mái trường nhiều hơn, yêu ngành Sư phạm Toán mà tôi đã chọn, và tôi luôn tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Tôi nhận thấy rằng, đây là một môi trường học đường lý tưởng với đội ngũ giảng viên tâm huyết, có trình độ cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu, chuyên nghiệp; trang thiết bị dạy và học hiện đại, cơ sở vật chất không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện hơn. Không chỉ có vậy tôt chức Đoàn - Hội hoạt động rất sôi nổi và hiệu quả.

            Ngày 16 tháng 7 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định số: 375/NĐ thành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Ngày 28 tháng 8 năm 1962, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Quyết định số: 637/QĐ đổi tên Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Sư phạm Vinh. Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số: 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh.

            Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu và biểu tượng riêng. Quyết định số: 62/2001/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của Trường Đại học Vinh là đào tạo giáo viên có trình độ đại học và từng bước mở thêm các ngành đào tạo khác phù hợp với khả năng của Trường và nhu cầu nhân lực của xã hội, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 11 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số: 1136/TTg-KGVX về việc bổ sung Trường Đại học Vinh vào danh sách xây dựng thành trường đại học trọng điểm.

            Hiện nay, Nhà trường đang quyết tâm thực hiện tuyên bố sứ mạng: Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với tầm nhìn: Trường Đại học Vinh là trường đại học trọng điểm quốc gia, là thành viên của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

            Năm học 2016 - 2017, Trường có 50 ngành đào tạo đại học, 35 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Nhà trường có Trường THPT Chuyên với 6 môn chuyên, Trường TH Sư phạm với 4 cấp học chất lượng cao với quy mô gần 48.000 học sinh, sinh viên, học viên đến từ 54 tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài ra, Trường còn liên kết với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước đào tạo các trình độ đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước.

            Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Trường Đại học Vinh không ngừng lớn mạnh. Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ với hơn hơn 1.000 người; trong đó có 62 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, gần 500 thạc sĩ. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh.

            Cơ cấu của Trường Đại học Vinh là trường đại học 3 cấp: Trường, Khoa - Trường trực thuộc, Bộ môn.

            Ban Giám hiệu có GS.TS.NGƯT. Đinh Xuân Khoa - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; các Phó Hiệu trưởng gồm: PGS.TS. Thái Văn Thành, PGS.TS. Ngô Đình Phương và TS. Trần Tú Khánh.

            Trường có 18 khoa đào tạo: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Địa lý - Quản lý tài nguyên, Khoa Điện tử Viễn thông, Khoa Giáo dục, Khoa Giáo dục Chính trị, Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Giáo dục Quốc phòng, Khoa Hoá học, Khoa Kinh tế, Khoa Lịch sử, Khoa Luật, Khoa Nông Lâm Ngư, Khoa Sinh học, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Khoa Sư phạm Ngữ Văn, Khoa Sư phạm Toán học, Khoa Vật lý và Công nghệ, Khoa Xây dựng; có 2 trường trực thuộc: Trường THPT Chuyên và Trường Thực hành sư phạm.

            Thực hiện Đề án tổng thể tái cấu trúc Nhà trường theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy Nghệ An, sang ngày 4/4/2017, tại hội nghị giao ban cơ quan phiên tháng 4,2017, Trường Đại học Vinh đã công bố quyết định thành lập Viện Sư phạm tự nhiên, Viện Kỹ thuật và Công nghệ, Viện Công nghệ Hóa Sinh - Môi trường và Trung tâm Nghiên cứu - Khởi nghiệp sáng tạo.

            Có 22 phòng ban, trung tâm, trạm: Tổ chuyên trách, Phòng Công tác chính trị - Học sinh sinh viên, Phòng Đào tạo, Phòng Đào tạo Sau đại học, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản trị và Đầu tư, Phòng Thanh tra giáo dục, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Bảo vệ, Nhà Xuất bản, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Đảm bảo chất lượng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Đào tạo liên tục, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh Vinh, Trung tâm Nội trú, Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm, Trạm Y tế, Trung tâm Nghiên cứu Hồ Chí Minh.

            Có 2 văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Thanh Hóa.

            Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá... Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ - Trường Thi (16ha), Trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tích 258ha (đã xây dựng xong khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường còn có Trung tâm nghiên cứu và thực hành nuôi trồng thuỷ sản đặt tại nhiều địa điểm như Hưng Nguyên - Nghệ An, Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, huy động nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động.

            Năm mươi bảy năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Nhà trường đã được tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009, 2014), Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2009, 2011), danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (2004) và nhiều phần thưởng cao quý khác.

            Chương trình giáo dục của Trường Đại học Vinh được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp thu kinh nghiệm các chương trình tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo tính linh hoạt, liên thông. Trong 57 năm xây dựng và phát triển, ở mỗi giai đoạn, Nhà trường đều xây dựng chương trình và phương thức đào tạo phù hợp. Hiện nay, Trường Đại học Vinh đang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với tất cả các bậc học, loại hình đào tạo (triển khai áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2007). Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ XXXI với tinh thần "Nuôi dưỡng say mê - Khuyến khích sáng tạo - Tôn trọng khác biệt - Thúc đẩy hợp tác", xây dựng Trường Đại học Vinh là thành viên của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, là thành viên của hiệp hội CDIO quốc tế, Nhà trường xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tiếp cận CDIO (triển khai áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2018).

            Vâng, "Bản lĩnh - trí tuệ - văn minh - tình nguyện" - đó là khẩu hiệu dường như đã thấm nhuần và ăn sâu vào máu đối với những ai đã từng và đang là sinh viên của Trường Đại học Vinh - Ngôi trường đã nuôi dưỡng và chắp cánh cho bao tâm hồn tuổi trẻ, cho bao trái tim tràn đầy những ước mơ, hoài bão sống và cống hiến cho cuộc đời. Là sinh viên khoa Sư phạm Toán - một trong những khoa đi đầu về thành tích học tập và các nghiên cứu khoa học. Tôi mang trong mình lòng nhiệt thành tuổi trẻ với 8 chữ vàng đó để làm hành trang nâng bước tôi trên vạn nẻo đường đời.

            Có thể nói, khoa Sư phạm Toán - nơi ươm mầm tài năng những nhà giáo tương lai, với 57 năm xây dựng và phát triển đã ngày càng trưởng thành, lớn mạnh hơn không chỉ thể hiện trong các phong trào học tập mà, tình nguyện ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tiếp sức mùa thi… mà còn được thể hiện cụ thể qua các cuộc thi tìm hiểu do các cấp tổ chức. Khoa Sư phạm Toán với đội ngũ thầy giáo, cô giáo nhiệt tình, tâm huyết đã không ngừng cống hiến tài năng và sức lực của mình cho sự nghiệp giáo dục, dẫn dắt các thế hệ học sinh, sinh viên gặt hái được những thành quả lớn lao.

            Trong 57 năm qua, Khoa Toán đã đào tạo:

            • 10.000 cử nhân sư phạm và cử nhân khoa học toán hệ chính quy.

            • 2.000 giáo viên trung học cơ sở cấp bằng cử nhân sư phạm toán - lý.

            • 600 Thạc sĩ và 30 Tiến sĩ Toán học.

            • 1.000 Cử nhân Khoa học ngành Toán hệ tại chức tập trung.

            • 500 Cử nhân Toán - Tin ứng dụng hệ tại chức tập trung.

            Năm học 2007 - 2008, Khoa đang đào tạo 1.110 sinh viên bậc đại học, 408 học viên cao học toán và 22 nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành toán.

            Khoa Toán, các Tổ Bộ môn, Liên Chi đoàn và các cá nhân trong Khoa đã vinh dự được:

            • Nhà nước tặng thưởng 01 Huân chương Lao Động hạng Ba năm 1998;

            • Thủ tướng Chính phủ tặng 19 Bằng khen;

            • Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng 21 Bằng khen;

            • Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng 10 Bằng khen;

            • Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng 10 Bằng khen;

            • Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng 10 Bằng khen;

            • 25 cán bộ được tặng Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục;

            • 22 cán bộ được tặng Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ;

            • Đảng bộ Khoa Toán liên tục được công nhận danh hiệu đơn vị vững mạnh;

            • Khoa nhiều năm được công nhận danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc;

            Chặng đường 57 năm xây dựng và phát triển của Khoa Toán đã đạt được những thành tựu to lớn rất đáng trân trọng và tự hào. Trong đội ngũ 185 cán bộ đã hoặc đang giảng dạy tại Khoa Toán - ĐH Vinh, vinh dự đã có: 1 Nhà giáo Nhân dân, 12 Nhà giáo ưu tú, 4 Giáo sư, 30 Phó giáo sư, 35 Tiến sĩ.

            Có 18 sinh viên đạt giải cao trong Hội thi sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có 2 giải Nhất và 4 giải Nhì. Đội tuyển Olimpic sinh viên Khoa Toán đã đạt được tổng cộng 107 giải (trong đó có 14 giải Nhất) trong các kỳ thi Olimpic Toán học sinh viên toàn quốc do Bộ Giáo dục & Đào tạo và Hội Toán học Việt Nam đồng tổ chức. Các sinh viên Thiều Đình Phong (khóa 42A Toán), Dương Xuân Giáp (khóa 44A Toán) đạt Giải Nhất môn Đại số và Giải Nhì môn Giải tích trong cùng một kỳ thi. Đặc biệt, tại kỳ thi Olimpic Toán học sinh viên toàn quốc năm 2009, sinh viên Nguyễn Trần Thuận (khóa 46A Toán) đạt 2 Giải Nhất, với điểm tuyệt đối môn Đại số 30/30 cùng với sinh viên Nguyễn Trọng Nghĩa của Trường đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh.

            Sinh viên - một trong những tầng lớp tri thức của mỗi quốc gia, là tương lai của đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng quốc gia giàu mạnh, phát triển. trong những năm học qua, Trường Đại học Vinh có nhiều sinh viên theo học ở các ngành khác nhau. Cũng giống như sinh viên mọi miền Tổ quốc, sinh viên Trường Đại học Vinh đang đứng trước nhiều thách thức trong tình hình thế giới có nhiều biến động. Để chuẩn bị hành trang vào đời, các bạn sinh viên nói chung và các bạn sinh viên Trường Đại học Vinh nói riêng phải không ngừng cố gắng phấn đấu tiếp thu kiến thức chuyên môn, đồng thời phải tích cực tham gia các hoạt động để tích lũy những kỹ năng cần thiết để từ đó góp một phần vào sự phát triển xã hội và đất nước.

            Những năm học qua có rất nhiều bạn sinh viên đã nỗ lực cố gắng hết mình trong việc học tập. Các bạn đã vượt qua hoàn cảnh để đạt kết quả và thành tích cao trong các kỳ thi quốc gia. Ngoài việc hoàn thành tốt các môn học, có nhiều sinh viên Trường Đại học Vinh rất năng động sang tạo. Các bạn đã tích cực hưởng ứng tham gia phong trào nghiên cứu khoa học do khoa và nhà trường tổ chức hằng năm. Nhiều đề tài mang tính thực tiễn, ứng dụng cao thể hiện sự say mê tìm tòi, nghiên cứu cũng như sang tạo của sinh viên. Các bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để giành kết quả cao nhất mang lại thành công cho bản thân cũng như nâng cao hình ảnh của trường thể hiện trong các giải thưởng nhận được. Không chỉ vậy, rất nhiều sinh viên Việt Nam đã hỗ trợ giúp đỡ các sinh viên Lào đang theo học tại trường trong việc cải thiện khả năng sử dụng tiếng Việt cũng như trong quá trình học tập ở các học phần khác nhau.

            Bên cạnh việc nỗ lực trong học tập, sinh viên Trường Đại học Vinh ngày càng tham gia nhiều trong hoạt động công tác xã hội đặc biệt thông qua Hội sinh viên. Đây là môi trường là ngôi nhà chung để sinh viên giao lưu, học hỏi, tự bồi dưỡng và giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện. Hội sinh viên trường đã luôn xác định nhiệm vụ hang đầu là cùng với tổ chức Đoàn Thanh niên củng cố, xây dựng, góp phần bồi dưỡng cho sinh viên lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vun đắp cho sinh viên những ước mơ, hoài bão cao đẹp từ đó giúp sinh viên xác định và có được động cơ, thái độ, phương pháp đúng đắn trong học tập, nếp sống. Sinh viên Trường Đại học Vinh luôn tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, năng động, sáng tạo, đồng thời được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo sinh viên nên phong trào sinh viên ngày càng lớn mạnh, có ảnh hưởng sâu rộng, tạo được uy tín trong và ngoài trường. Hàng năm, sinh viên Trường Đại học Vinh hưởng ứng nhiệt tình trong các phong trào tình nguyện như Mùa hè tình nguyện, Hiến máu nhân đạo... Ngoài ra, có rất nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm để các bạn tham gia sinh hoạt ngoài giờ học trên giảng đường. Những hoạt động này đã giúp sinh viên Trường Đại học Vinh được học hỏi, rèn luyện bản thân trưởng thành hơn về mọi mặt trong cuộc sống, đặc biệt là các kỹ năng mềm mà sinh viên chúng ta còn yếu. Không những thế, các bạn còn được cùng các bạn sinh viên khác tham gia vào những hoạt động mình yêu thích như âm nhạc, thể thao và hơn hết là được tự mình tổ chức các chương trình, sự kiện, công việc chung của toàn trường hay biến những ý tưởng mà từ trước đến nay vẫn còn ấp ủ thành hiện thực. Chính các bạn sẽ là lực lượng xung kích đi đầu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử trong sự hài hòa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; khơi nguồn sáng tạo, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ sinh viên học tập; giữ vai trò tiên quyết trong các chiến dịch tình nguyện chung sức vì cộng đồng.

            Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động tích cực trong học tập cũng như các công tác xã hội, sinh viên Trường Đại học Vinh còn tồn tại một số yếu kém. Thực tế, hiện nay, tại Trường Đại học Vinh, ngày càng đông sinh viên chưa có thái độ nhận thức đúng đắn đối với việc học tập. Phần lớn sinh viên chưa tìm được phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm nhận thức cá nhân, một bộ phận không nhỏ bộc lộ phong cách thụ động trong quá trình học tập. Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, sinh viên học theo tín chỉ đòi hỏi phải tự học, tự nghiên cứu nhưng điều này vẫn còn hạn chế đối với sinh viên của trường. Rất nhiều sinh viên không có ý thức tự học, tự nghiên cứu bài trước khi lên lớp. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật, sinh viên ngày nay tiếp cận quá nhiều với các phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, truyền hình cáp, facebook, các trang mạng xã hội internet… nên ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian học tập cũng như chất lượng học tập.

            Sinh viên chính là thế hệ đóng góp rất lớn trong quá trình thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, sinh viên Trường Đại học Học Vinh cần phấn đấu hơn nữa bồi dưỡng trình độ, năng lực và tu dưỡng đạo đức, góp phần cùng sinh viên cả nước trong việc tiếp cận với những thay đổi nhanh chóng của xã hội để làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.

            Tôi - một sinh viên Sư phạm Toán Trường Đại học Vinh và tôi tự hào, hãnh diện về điều đó.

            Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên bước tới giảng đường đầy bỡ ngỡ. Tuy có gặp chút khó khăn vào những ngày đầu, nhưng rồi tôi cũng dần thích nghi với cách giảng dạy mới lạ, giúp tăng khả năng tư duy của sinh viên. Các thầy cô giáo mới mỗi người một tính cách, có thầy thì vui tính, có thầy thì điềm đạm, có cô thì nghiêm khắc, mỗi tiết học vì thế mà trôi qua một cách thú vị và đầy hứng thú. Thật vui khi nghĩ về tập thể lớp tôi, mỗi người một chất giọng vì hội tụ nhiều vùng miền khác nhau. Nhìn nhau bằng ánh mắt xa lạ, không dám bắt chuyện với nhau, vậy mà giờ đây, tất cả đã thân thiết, gắn bó với nhau như anh em một nhà. Mặc dù lũ bạn cứ hay trêu đùa, bày trò để chọc giận nhau, cười nắc nẻ khi nhìn bạn mình "nổi đóa", nhưng khi có khó khăn, "lũ quỷ sứ" ấy luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mà chẳng suy nghĩ tính toán gì. Chính những lúc đó mới cảm nhận đươc cái cảm giác quan tâm của bạn bè khi xa nhà không được bố mẹ chăm sóc. Tính tới bây giờ đã một năm trôi qua, thời gian thấm thoắt nhanh quá. Một năm học gắn bó với giảng đường đầy đủ tiện nghi dạy học, sống trong khu kí túc xá đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sinh viên và vui chơi thể dục thể thao được nhà trường đầu tư như nhà thi đấu đa năng, sân bóng trường với tầm cỡ lớn, tôi lại càng yêu mến ngôi trường này hơn bao giờ hết.

            Hơn thế nữa nhà trường còn tổ chức liên hệ với cựu sinh viên của thành đạt, những người đã đạt được các học hàm học vị cao trở thành những doanh nhân trẻ, cán bộ lãnh đạo về lại trường tư vấn và trao những suất học bổng cho sinh viên nhằm định hướng làm động lực cho thế hệ sinh viên trong trường . Giờ đây tôi không còn là một tân sinh viên ngày nào còn lạ lẫm đứng trước trường như ngày đầu nữa mà thay vào đó với một cô bé tự tin, tích cực tham gia hoạt động đoàn hội do trường tổ chức, khoác trên mình màu áo xanh tình nguyện hằng ao ước. Như thế mới khẳng định hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên thực sự là chỗ dựa, là môi trường giáo dục rèn luyện sinh viên - thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Tôi mong mỏi cái cảm giác khoác trên vai màu áo cử nhân như những thế hệ sinh viên ra trường đi khắp mọi miền tổ quốc, không ngại khó, không ngại khổ phục vụ đất nước này.

            Năm mươi bảy năm đã trôi qua với biết bao sự đổi thay, ngôi trường giữa long thành phố Vinh xinh đẹp giờ đây đã bề thế khang trang hơn nhiều. Mọi thành quả, chất lượng trong công tác đào tạo và uy tín của Trường Đại học Vinh trong hơn nửa thế kỷ qua là có sự chung tay, góp sức của bao thế hệ CB, GV, SV trong toàn trường.

            Dưới sự dìu dắt nâng đỡ của các thầy cô giáo, tôi tự thấy rõ nét hơn con đường đi của riêng mình và tôi cũng nhận thấy trách nhiệm của mình đối với nhà trường và xã hội. Là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng tôi - những sinh viên của Trường Đại học Vinh sẽ nguyện không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội để có thể góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của nhà trường và của đất nước, đưa đất nước ta trở thành một nước sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ đã căn dạy. Em xin được gửi tới Thầy Cô mến yêu của mình lời hứa: dù ở nơi đâu, làm bất cứ việc gì, em cũng sẽ luôn cố gắng để xứng đáng với thương hiệu mang tiêu chí "BẢN LĨNH - TRÍ TUỆ - VĂN MINH - TÌNH NGHUYỆN" của nhà trường, để không phụ lòng công ơn thầy cô dạy dỗ. Em sẽ không bao giờ quên những tiết học, những buổi tranh luận, những buổi thuyết trình hay, những giây phút bên nhau cùng bạn bè đầy kỷ niệm ở ngôi trường này!

 

----------------------------------------------------------

 

26. Trần Thị Hoài Trang - 56A2 Sư phạm Toán

 

TÔI!

 

            Sinh ra và lớn lên trên một vùng quê nghèo khó, quanh năm nắng gió mưa bão,khí hậu khắc nghiệt, nơi mà những người dân cần cù, chịu khó, suốt ngày bán mặt cho đất,bán lưng cho trời, một nắng hai sương dầm mưa dại nắng. Thấu hiểu được cái khổ, sự vất vả của người dân quê tôi cùng với bản tính vốn thích khám phá, tìm tòi,  muốn thay đổi tất cả cùng với ước mơ hoài bão lớn tôi luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng học thật giỏi, cố gắng mọi mặt để có thể đóng góp một phần năng lực,công sức cho việc phát triển đất nước,làm giàu quê hương, đặc biệt nơi tôi sinh ra và lớn lên.

            Cứ mỗi chiều đi học, tôi lại bắt gặp hình ảnh thân quen của những em nhỏ vùng quê tôi, những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, không được đến trường, đến lớp, rất muốn học chữ nhưng cái nghèo, cái khổ không cho phép các em được đến trường, các em không được biết đến môi trường học tập, suốt ngày làm bạn nô đùa cùng những chú trâu trên những cánh đồng dài. Tôi nhớ có lần vô tình bắt gặp ánh mắt khao khát,thèm muốn học chữ của bé Na cạnh nhà tôi khi em đang say sưa ngồi nhìn tôi học bài. Ánh mắt đó luôn ám ảnh tôi khiến ước mơ trở thành một cô giáo trong tôi ngày càng lớn, càng rạo rực, ước mơ có thể mang những vần chữ, những con số đến với những em nhỏ kém may mắn ở quê tôi. Và từ đó tôi càng chắc chắn hơn con đường mình sẽ đi đến là con đường sư phạm, trở thành một người giáo viên mang ước mơ nhỏ bé đến các em. Thế rồi, ngày tháng trôi qua, cũng đã đến cái ngày tôi và các bạn bận rộn cho những thủ tục thi đại học,những băn khoăn, đắn đo trong việc chọn trường làm tôi càng bối rối. Mẹ tôi vẫn luôn căn dặn "Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn" làm tôi cứ cố kiếm tìm, xem xét các trường đại học ngoài Bắc, trong Nam, tôi muốn được đến học tập ở những thành phố lớn, trải nghiệm cuộc sống xa nhà. Tôi cứ cố tìm các trường ở Hà Nội, Sài Gòn mà quên mất đi cái nơi chẳng thua kém gì Hà Nội, Sài Gòn, nơi có mọi điều kiện phù hợp với tôi hơn tất cả đó là Thành phố Vinh xinh đẹp và ngôi trường danh tiếng, ngôi trường trọng điểm quốc gia mang tên Đại Học Vinh. Tôi bắt đầu thích thú và bắt đầu tìm kiếm mọi thông tin về ngôi trường thân yêu này. Qua tìm hiểu tôi được biết:

            "Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đại học đa ngành,cung cấp nguồn nhân lực cao,là trung tâm nghiên cứu khoa học,ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

            Trường Đại học Vinh là trường đại học trọng điểm quốc gia, là thành viên của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

            Trường Đại học Vinh sau ba lần đổi tên thì cuối cùng mang tên Đại Học Vinh. Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo,có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu và biểu tượng riêng.

            Trường Đại học Vinh có 50 chuyên ngành đào tạo đại học, 35 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Nhà trường có Trường THPT Chuyên với 6 môn chuyên, Trường TH Sư phạm với 4 cấp học chất lượng cao. Ngoài ra trường còn liên kết với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước đào tạo các trình độ đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên không ngừng lớn mạnh. Cơ cấu Trường Đại học Vinh là trường đại học 3 cấp: Trường, Khoa - Trường trực thuộc, Bộ môn, có 18 khoa đào tạo, 22 phòng ban, trung tâm, trạm. Trường có 2 phòng đại diện tại TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Thanh Hóa. Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng, hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hóa. Ngoài ra trường còn có thêm 2 cơ sở khác đáp ứng đầy đủ mọi hoạt động, học tập của sinh viên.

            57 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh được tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Nhà trường đã được tặng rất nhiều huân chương và nhiều phần thưởng khác.

            Đặc biệt, Trường Đại học Vinh có chương trình giáo dục xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đao tạo, tiếp thu kinh nghiệm các chương trình tiên tiến trên thế giới,đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo tính linh hoạt và liên thông. Hiện nay, trường đang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đây là một hình thức đào tạo đem lại nhiều hiệu quả, giúp sinh viên có thể quản lý thời gian của mình, thuận tiện trong việc sắp xếp thời gian biểu".

            Từ đây,Trường Đại học Vinh là ngôi trường tôi lựa chọn để gửi gắm ước mơ của mình vào đó. Sau bao nhiêu cố gắng,cuối cùng tôi cũng được bước chân vào giảng đường đại học, bước chân vào khám phá ngôi Trường Đại học Vinh mà tôi đã chọn.

            Tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác hồi hộp, lo lắng, bỡ ngỡ, một chút lạ lẫm khi lần đầu tiên tôi được lên thành phố, đến một ngôi trường rộng lớn, với bao nhiêu thứ mới lạ trong ngày đầu tiên nhập học. Bước vào trong là một thế giới rộng mênh mông toàn những ngôi nhà cao tầng sát vách nhau,với những kiểu thiết kế có chút riêng,chút đặc biệt mà ở quê tôi chưa từng được nhìn thấy,những con đường rộng dài hơn cả con đường làng nơi tôi. Ngày đầu tiên đến trường là ngày nhập học, tôi rời xa vòng tay của gia đình tự bản thân mình làm mọi thứ, tôi biết mọi lo lắng, khó khăn tôi sắp phải đối mặt. Nhưng không, mọi lo lắng, khó khăn của tôi đã được xua đi bởi nơi đây, nơi tôi đã gặp những con người tài giỏi, thân thiện, nhiệt tình, những anh chị mang màu áo tình nguyện. Các anh chị chỉ dẫn nhiệt tình, hướng dẫn chu đáo giúp tôi hết lo lắng và có một ngày nhập học suôn sẻ, nhanh chóng.Màu áo xanh tình nguyện, màu áo xanh nhiệt huyết ấy có khắp nơi trong trường, đâu đâu cũng thấy khiến tôi càng thích thú với cuộc sống sinh viên hơn.

            Sau ngày nhập học tôi chính thức trở thành một cô sinh viên nhỏ, một cô sinh viên chuyên ngành sư phạm Toán. Tôi bắt đầu làm quen với giảng đường, với thầy cô, bạn bè mới, mọi thứ lạ lẫm nhưng chẳng làm tôi thấy khó khăn bởi nơi đây, thầy cô rất nhiệt tình, gần gũi, giúp đỡ sinh viên tận tình, bạn bè mặc dù là những người từ những nơi khác nhau, nhưng mới gặp đã như quen nhau từ trước, gần gũi, vui vẻ, hòa đồng, giúp đỡ nhau mọi lúc, mọi nơi. Không còn là những câu từ miêu tả về Đại học Vinh tôi từng được đọc nữa mà là những gì tôi được thấy là có thật. Đại Học Vinh là nơi có cơ sở vật chất rất hiện đại, đầy đủ,đáp ứng mọi nhu cầu, phục vụ tốt cho việc học của sinh viên. Nhà trường phân bố đủ mọi bộ phận phục vụ tất cả mọi hoạt động của sinh viên. Với thiết kế mỗi khu nhà học là 4 tòa cao tầng được xây thành vòng khép kín, có đến hai khu nhà như thế luôn là điều kiện tốt nhất trong việc đầy đủ phòng học phục vụ việc lên lớp của sinh viên và giảng viên. Ngoài ra, trong khuôn viên nhà trường còn có rất nhiều dãy nhà cao tầng rộng lớn khác, là các dãy nhà làm văn phòng, phòng thí nghiệm, phòng máy tính thực hành, nhà truyền thống, nhà thi đấu,… Điều quan trọng nhất và kinh nghiệm thu về nhiều nhất cần nói đến có lẽ là những bài thi giữa kỳ, cuối kỳ, điều mà khiến tất cả các bạn sinh viên luôn ở tâm thế lo sợ. Bởi vì ở Trường Đại học Vinh là thi thật, sinh viên có học thì mới thi được, và có thi thì mới có kết quả để biết rằng năng lực của bản thân mình đang ở đâu? Quãng đời sinh viên ở trường tôi những ngày ôn thi luôn gắn liền với thư viện, thư viện Trường Đại học Vinh mang tên thư viện Nguyễn Thúc Hào - là một khuôn viên rộng lớn với những dãy nhà cao tầng thoáng, đẹp và hiện đại với vô vàn điều thú vị. Nơi đây chứa đựng những nguồn kiến thức vô tận, những phòng sách đa dạng, những phòng máy với nhiều thiết bị phong phú, tiện nghi. Với mỗi sinh viên,thư viện cũng chính là địa điểm ôn thi lý tưởng nhất. Nơi đây cho tôi cảm giác thân quen, cảm giác quen thuộc như là ngôi nhà thứ hai của tôi. Đại học Vinh không chỉ là nơi học tập, giảng dạy đào tạo ra những nhân tài cho đất nước mà còn là nơi của những hoạt động, sinh hoạt văn hóa đáng sống, là ngôi trường luôn đi đầu trong các hoạt động của cả nước. Sinh viên Đại học Vinh rất năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết, là những sinh viên thích tham gia tình nguyện. Những cuộc phát động hiến máu tình nguyện, phát cơm từ thiện ,tổ chức gây quỹ cho những người có hoàn cảnh khó khăn luôn thu hút được đông đảo sinh viên tham gia… bằng những việc làm thiết thực như thu gom chai nhựa, bán hoa, bán bánh gây quỹ, bản thân tôi đã từng được tham gia, tôi thấy rất thiết thực và có ý nghĩa. Những hoạt động này không chỉ góp phần giảm bớt khó khăn, giúp đỡ một phần cho các em nhỏ khó khăn, mà còn là những hoạt động giúp chúng tôi giao lưu kết bạn, trải nghiệm cuộc sống muôn màu này.

            Đến với đại học Vinh bạn sẽ được hòa mình trải nghiệm trong vô vàn hoạt động thiết thực được tổ chức có quy mô và thường xuyên ở nơi đây. Những hoạt động mang tầm quốc tế như: hưởng ứng giờ trái đất, là một hoạt động được tổ chức hằng năm và là hoạt động có ý nghĩa lớn. Những hoạt động thú vị như: liên hoan hợp xướng 19/5 nhằm kỉ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, những buổi liên hoan văn nghệ... những cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ được tổ chức sôi nổi, quy mô. Và đặc biệt, hằng năm nhà trường luôn tổ chức hội thi rèn nghề và nghiệp vụ sư phạm cho tất cả các khoa, các ngành trong trường, đây là một hoạt động vô cùng có ý nghĩa, là nơi giao lưu, học hỏi, hiểu biết và trải nghiệm ngành học của mình. Đây là hoạt động làm cho sinh viên như đang được làm việc với ngành mà mình đã chọn, đây cũng là nơi để đem vẻ đẹp riêng, đặc sắc riêng của ngành mình đến với những người bạn ngành khác, giúp gắn kết chặt chẽ giữa các ngành với nhau. Trường Đại học Vinh là một trong những nơi vô cùng sôi nổi trong việc tổ chức các mùa giải bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, nếu được đến bạn không chỉ được thấy những cầu thủ vô cùng xuất sắc mà còn được thấy một lực lượng cổ động viên vô cùng nhiệt tình, mạnh mẽ và đáng yêu đấy. Không chỉ là những hoạt động lớn do nhà trường tổ chức, mà ở đây hoạt động của các khoa, các ngành cũng rất sôi nổi và được tổ chức thường xuyên… Có thể thấy hoạt động văn hóa là một trong những điểm mạnh và nổi bật của trường trọng điểm quốc gia Đại học Vinh.

            Đại Học Vinh không chỉ là nơi giảng dạy, đào tạo những sinh viên của đất nước Việt Nam mà còn là diểm đến học tập của số lượng lớn các bạn du học sinh Lào, Thái Lan. Những bạn du học sinh vô cùng đáng yêu,gần gũi, hiền lành và cũng không kém phần năng động, sáng tạo, nhiệt huyết. Đây cũng là một nét đặc sắc trong sinh hoạt văn hóa của trường. Có thể thấy hoạt động văn hóa là một trong những điểm mạnh và nổi bật của trường trọng điểm quốc gia Đại học Vinh.

            Hôm nay, một mùa hè nữa lại bắt đầu. Tháng tư về, nhìn qua cửa sổ lớp học cây bàng lại thay lá nựa rồi, tôi chợt nhớ về những ngày tháng của 3 năm về trước, những ngày tháng bận rộn, vùi đầu với những chồng sách vở, những ngày thi thử đại học dài miên man, ngày mà tôi cảm thấy khó khăn trong việc chọn trường đại học, mông lung và mĩ miều. Mới đó thôi, tôi còn bập bẽ bước ra thành phố đó mà giờ tôi đã là sinh viên năm 2. Chặng đường đã qua tôi phải thầm cảm ơn gia đình, bạn bè, thầy cô, những người dìu dắt,nâng đỡ tôi,những người luôn sát cánh bên tôi trong muôn vàn khó khăn và thử thách. Và đặc biệt phải cảm ơn nguồn động lực to lớn đã góp phần quan trọng để giúp tôi vững tin hơn trên con đường mà tôi đã lựa chọn và đang đi này đó là thầy cô, là nơi dừng chân vững chãi đáng tôn kính mang tên Đại Học Vinh.

            Tôi luôn tự hỏi mình rằng: "nếu như ngày ấy, tôi không chọn đại học Vinh và đại học Vinh không chọn tôi thì giờ đây tôi sẽ ra sao?" Và điều đó luôn làm tôi cảm thấy thật may mắn khi có thể trở thành một sinh viên Trường Đại học Vinh, sinh viên trường trọng điểm quốc gia. Sau những ngày tháng học tập và rèn luyện ở nơi đây tôi thấy mình trưởng thành hơn và học hỏi được rất nhiều điều mới lạ. Một sinh viên như tôi đã nhiều lần thất bại, nhưng chính việc đến trường mỗi ngày khiến tôi có thêm nhiều năng lượng, động lực và niềm tin vào chính bản thân mình hơn bao giờ hết. Được học tại ngôi trường này là một điều may mắn và cũng là một sự lựa chọn đúng đắn nhất của tôi từ trước tới nay. Chính nơi đây đã trang bị đầy đủ mọi kiến thức, kinh nghiệm để tôi có thể bước tiếp con đường mình đã chọn, chuẩn bị hành trang để bước vào cuộc sống. Chẳng biết từ lúc nào tôi đã yêu nó mất rồi, ngôi trường yêu dấu mang tên "ĐẠI HỌC VINH".

            Đại học Vinh "Nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ", nơi ươm mầm tài năng, đào tạo nhân tài cho đất nước,là sự lựa chọn đúng đắn nhất.

            Là bạn, hãy lựa chọn con đường đi cho mình thật đúng đắn, và hãy tin tưởng,  lựa chọn vào ngôi trường yêu dấu, ngôi trường trọng điểm quốc gia mang tên Đại học Vinh này nhé!

            TÔI YÊU ĐẠI HỌC VINH!

 

----------------------------------------------------------

 

27. Nguyễn Lý Hằng - 57B9 Luật

 

ĐẠI HỌC VINH

 

                        Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu đông, mùa xuân là đẹp nhất. Con người cũng vậy, mùa xuân của chúng ta là đẹp nhất và đó là tuổi trẻ. Nó không chỉ là quoãng thời gian đẹp đẽ nhất, hạnh phúc nhất, đắm say nhất. Mà đây còn là quãng thời gian ngắn ngủi, ít ỏi và đáng trân trọng nhất của đời người. Chính vì vậy, tôi đã chọn gửi gắm tuổi trẻ của mình nơi đây: Đại học Vinh. Tin rằng nơi đây sẽ gắn kết tuổi trẻ của tất cả chúng ta thành mùa xuân của đất nước, để nó thực sự trở nên có ý nghĩa….

            Sau mười hai năm học phổ thông với những dư vị ngọt ngào của tuổi học trò. Bản thân mỗi người chúng ta ai cũng ý thức được sự trưởng thành hơn trong mình. Ý thức được rằng phải có trách nhiệm với chính tương lai của mình. Và dĩ nhiên ai cũng phải lựa chọn cho mình một con đường riêng. Vượt qua kỳ thi trung học phổ thông quốc gia chính là bước khởi đầu cho con đường ấy. Sẽ là bao nỗi vất vả lúc miệt mài ôn thi, bao sự lo lắng hồi hộp trước một trong những kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời. Tất cả để tìm đến một mái trường mơ ước, nơi sẽ trang bị những hành trang quan trọng nhất để chúng ta có thể hoàn thành ước mơ và chạm tới thành công kia nơi phía cuối con đường. Chỉ mới đây thôi, tôi cũng là một sĩ tử đang loay hoay tìm kiếm cho mình một hướng đi đúng đắn và phù hợp với bản thân. Đứng trước bất kỳ một trường đại học nào bản thân tôi cũng cảm thấy e ngại, rụt rè bởi để chọn được ngành học yêu thích và môi trường học tập phù hợp là rất khó khăn. Thế nhưng sau khi trở thành một sinh viên của đại học Vinh, những cảm giác đó đã hoàn toàn mất đi và tôi cảm nhận quyết định chọn đaị học Vinh là một sự lựa chọn đúng đắn. Chính những vẻ đẹp nơi đây đã khiến cho tôi muốn gắn bó và sẽ khiến cho bất kỳ một ai từng ghé tới đều không muốn rời xa…

            Cơ cấu của trường là một trường đại học ba cấp: Trường, Khoa - Trường trực thuộc, bộ môn. Là một cơ sở giáo dục đa ngành, với 50 ngành đào tạo đại hoc, 35 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Nơi đây có tới 18 khoa đào tạo với các ngành nghề đa dạng. Giúp cho học sinh, sinh viên có thẻ lựa chọn được ngành nghề yêu thích và hướng đi đúng đắn cho bản thân. Với sự đổi mới liên tục trong chương trình học và cách thức giảng dạy. Nhà trường đem lại cho sinh viên những phương thức tiếp cận mới mẻ bắt kịp xu hướng phát triển giáo dục trong nước cũng như quốc tế. Đảm bảo cho sinh viên được tiếp cận những phương thức học tập tiên tiến và phát triển toàn diện. Đối với khóa K57 nhà trường chia làm 5 khối ngành: Khoa học, xã hội và nhân văn, Kinh tế, Kỹ thuật công nghệ, Nông - Lâm - Ngư, môi trường và khối ngành Sư phạm . Cùng với các ngành mới được thành lập, thì khi nhắc đến đại học Vinh là người ta nghĩ ngay đến ngành sư phạm. Bởi tiền thân của đại học Vinh trước đây là Phân hiệu Sư phạmVinh (16/7/1959), sau là Trường Đại học Sư phạm Vinh(28/8/1962) và đến ngày 25/4/2001 thủ tướng chính phủ kí quyết định số: 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư Phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh. Đây là một niềm tự hào của trường khi đã nhận được sự ghi nhận của chính phủ đối với sự phát triển vững mạnh và vai trò, vị trí của đại học Vinh trong hệ thống giáo dục Đại học ở Việt Nam. Chính vì có lịch sử hình thành như vậy nên khoa sư phạm của trường đã có một vị thế đáng chú ý trong hệ thống đào tạo ngành sư phạm của nước ta. Và sự thật, chất lượng đội ngũ giáo viên tốt nghiệp Đại học Vinh đã làm hài lòng của xã hội. Dù là làm việc ở bất kỳ một địa bàn nào trên cả nước sinh vien ngành sư phạm của trường cũng thể hiện xuất sắc cả về trình độ chuyên môn lẫn cái tâm huyết của người nhà giáo… Để rồi cứ nhắc đến là tôi lại cảm thấy hân hoan, tự hào vì đã là một thành viên của Trường Đại học Vinh thân yêu.

            Về tổng thể, đại học Vinh là một ngôi trường có sự hòa quyện tinh tế giữa tryền thống và hiện đại. Khuân viên rộng rãi, thoáng mát, có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy. Từ từng phòng học cho đến nhà thể thao, thư viện rồi sân bóng,… Tất cả đã tạo nên một không gian thoải mái, tiện nghi cho việc học tập và tham gia các hoạt động của sinh viên. Đây chính là một trong những nhu cầu cơ bản và tất yếu để tạo nên một môi trường học tâp khoa học và hiệu quả nhất.

            Tuy có một diện tích rộng lớn cùng hệ thống cơ sở vật chất khang trang. Thế nhưng đại học Vinh sẽ chẳng thể trở thành một trong top 17 trường đại học trọng điểm quốc gia cùng rất nhiều danh hiệu cao quý từ nhà nước nếu thiếu đi sự đóng góp miệt mài của đội ngũ giảng viên giàu tâm huyết và trình độ. Có thể nói chính những người cán bộ giảng viên của trường đã đem lại cho đại học Vinh một thương hiệu mà bất cứ giá nào cũng không thể đánh đổi. Họ hầu hết là những người con xứ Nghệ, mang trong mình sự cần cù, hiếu học và cả tâm huyết của những nhà giáo muốn truyền đạt cái hay cái đẹp và chuyên môn tới học trò của mình. Ở đại học Vinh, mỗi thầy giáo, cô giáo, họ đều là một tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên. Khi vượt qua cái khó khăn của cuộc sống, cái cãm dỗ của cuộc đời, cái khắc nghiệt của thời tiết. Chiếm lĩnh lấy tri thức và truyền đạt lại cho thế hệ học trò bằng cái tâm của một người thầy. Với thái độ luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và ân cần của các thầy, các cô đã làm cho mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trở nên gần gũi, cởi mở hơn bao giờ hết. Từ đó nâng cao được hiệu quả trong giảng dạy và học tập. Với đội ngũ cán bộ công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ hơn 1000 người. Trong đó có 62 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, gần 500 thạc sĩ . Họ sẽ là những người chỉ đường, dẫn lỗi và tiếp bước cho bạn trên con đường vươn tới ước mơ. Và họ cũng là những đóa hoa luôn khoe sắc góp phần tạo nên nét đẹp của ngôi trường xứ Nghệ: Đại học Vinh

            Thế nhưng, vậy đã đủ để làm nên một trường Vinh như hôm nay? Câu trả lời chắc chắn là chưa. Bởi nếu thiếu đi những sinh viên ưu tú thì sẽ chẳng thể xây dựng nên một trường đại học hoàn thiện. Sinh viên đại học Vinh, họ là yếu tố tiên quyết quyết định nên tầm vóc của trường. Vậy họ như thế nào? Hẳn sẽ có nhiều người nghĩ, sinh viên đại học Vinh làm sao so sánh được với sinh viên của những trường đại học khác. Rồi nhiều bậc phụ huynh nghĩ con em họ chỉ thành công khi bước ra từ những trường đại học quốc gia… Thế nhưng đừng vội đánh giá bất cứ điều gì khi chưa tận mắt nhìn thấy những thành tích mà họ đạt được trong học tập và công việc, những thành quả trong lao động và sáng tạo, những việc làm tình nguyện đóng góp cho xã hội. Tất cả hội tụ trong họ là "Bản lĩnh, trí tuệ, văn minh và tình nguyện". Cụ thể gần đây nhất như: Trong hội thi "Sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp" năm học 2016 - 2017 dội tuyển khoa Công nghệ thông tin đạt giải nhất bảng B. Đây là cuộc thi thường niên được nhà trường tổ chức nhằm nâng cao cho sinh viên kỹ năng nghề nghiệp, có thể nói đây là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đội chơi đòi hỏi ở họ rất nhiều hiểu biết. Và phải hội tụ đủ năng lực cũng như trí tuệ thì những sinh viên này mới chinh phục được tất cả mà giành chiến thắng;Rồi ở khoa luật ba sinh viên (Cao Hà Thiên, Lê Tiến Dũng và Nguyễn Phương Thảo) đã xuất sắc giành được giải ba chung cuộc trong cuộc thi FIAM, vượt qua hàng chục đối thủ của các trường đào tạo luật khác trên cả nước. Họ đã mang niềm vinh dự tự hào to lớn này về cho khoa luật nói riêng và Đại học Vinh nói chung. Và còn rất rất nhiều các cái tên, các tấm gương sinh viên xuất sắc trong học tập mà tôi không kể hết. Chính họ là những người xây dựng nên nền tảng vững chắc cho thế hệ đàn em mai sau, cho Trường Đại học Vinh . Sẽ là những tấm gương gần nhất và chân thực nhất để các thế hệ khóa tiếp học tập, noi theo và đưa trường Vinh lên những nấc thang mới. Bởi vậy đối với tôi, họ chính là những bông hoa ngát hương, những gì đẹp nhất của ngôi trường thân yêu.

            Bản thân là một sinh viên của trường, được học tập nơi đây tôi càng yêu quý ngôi trường của mình hơn. Tuổi trẻ là đây, là quãng thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ để ta phải nhớ cả một đời. Đến với trường Vinh, không chỉ là một nơi để trau dồi kiến thức, mà còn là nơi để trau dồi các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Với các hoạt động đoàn đội sôi nổi, các hành trình tình nguyện đầy ý nghĩa sẽ mang lại những bài học bổ ích cho sinh viên, giúp họ có thêm được hiểu biết về xã hội và cống hiến một phần sức trẻ của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Cùng với đó là vô số các câu lập bộ trên nhiều lĩnh vực. Ví dụ như ở khoa Luật có câu lập bộ Thực hành pháp luật, Du ca,... Hay ở khoa Sư phạm anh lại có mở các lớp tiếng anh miễn phí giúp ính viên nâng cao kỹ năng tiếng anh như Elight, câu lập bộ We talk,… Những nhóm, đội, câu lập bộ như vậy sẽ tạo ra một sân chơi mà ở đó sinh viên có những giây phút thoải mái, được học hỏi, được làm quen, được thể hiện bản thân… Thông qua đó rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Củng cố hơn hành trang cho chúng ta trước khi rời mái trường. Song song với việc giảng dạy và học tập thì các khoa các lớp cũng tổ chức nhiều cuộc thi, hội diễn văn nghệ, tìm kiếm tài năng,… để tạo thêm cho sinh viên những sân chơi bổ ích và lý thú. Chính vì vậy, khi chọn đại học Vinh là nơi để học tập thì chúng ta sẽ được hoàn thiện cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Cùng với sự nỗ lực của bản thân, tin rằng đại học Vinh sẽ là nơi chắp cánh tương lai cho tất cả chúng ta bay vào đời…

            Hãy đến với đại học Vinh và cảm nhận những vẻ đẹp mà chỉ nơi này mang lại nhé!

 

----------------------------------------------------------

 

28. Đinh Thị Ngọc - 56B Chính trị học

 

GIỚI THIỆU NÉT ĐẸP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

 

            Vậy là quãng đời sinh viên của tôi cũng dần trôi qua, sau gần 2 năm học tập dưới mái Trường Đại học Vinh với biết bao kỷ niệm, vui có, buồn có, nhưng đọng lại trong trái tim tôi vẫn là những cảm xúc ấm áp của những năm tháng cùng sống, cùng học tập và trưởng thành dưới mái trường thân yêu này. Khoảng thời gian ấy tuy không dài so với một đời người, nhưng cũng đủ để in dấu vào lòng người những bài học cuộc sống, sâu sắc và đáng quý.

            Cổng trường mở ra và khép lại, đón và đưa lớp lớp thế hệ sinh viên nhập học rồi ra trường, mang theo những thành quả ước mơ mà trước đó họ đã ấp ủ cho vào hành trang để cùng họ lớn lên trên những giảng đường. Và tôi là một sinh viên lớp 56B Chính trị học - Khoa Giáo dục chính trị cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

            Đại học Vinh là trường đại học đầu tiên, lớn nhất và có nhiều thành tựu nhất xứ Nghệ, có nhiều đóng góp quan trọng với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho cả nươc. Năm 2011, Đại học Vinh đã được Bộ GD & ĐT xác định là trường đại học trọng điểm quốc gia. Và Tôi rất tự hào khi là sinh viên của trường, được học tập và rèn luyện dưới mái trường thân yêu này.

            Con đường để trở thành sinh viên của Trường Đại học Vinh đã xuất hiện trong tôi những năm trước. Con đường dẫn tôi đến với ngôi trường này cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng chính những nỗ lực của mình mà tôi đã được đền đáp xứng đáng. Cổng trường mở rộng đón chào tôi lần đầu tiên trong một ngày tháng 9, khi tôi chính thức cầm trên tay giấy báo trúng tuyển của trường. Ngày đó thật đáng nhớ, đánh dấu sự thành công ban đầu của tôi trong nỗ lực biến ước mơ trở thành sinh viên khoa Giáo dục chính trị thành sự thật.

            Bước chân vào Khoa Giáo dục chính trị, tôi đã cảm nhận được sự ấm áp, thân thiện của bạn bè, sự hỗ trợ, dẫn dắt tận tình của thầy cô và các anh chị khóa trên. Chúng tôi được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên ngành về khoa Giáo dục chính trị, kỹ năng phân tích đáng giá và nghiên cứu khoa học cùng với các kiến thức cơ bản về chính trị học, về xã hội. Bên cạnh đó, song song với giảng dạy kiến thức chuyên môn, thầy cô luôn có những chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm với chúng tôi về việc rèn luyện những kỹ năng cần có của một sinh viên như kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng truyền đạt thông tin, khả năng thích nghi với công việc, khả năng lãnh đạo… giúp chúng tôi tự tin và có được hành trang tốt khi ra trường. Ngoài ra, hàng năm, chúng tôi còn có cơ hội được nhận học bổng của PGS.TS. Đinh Thế Định, Khoa giáo dục chính trị, nhận được học bổng của các tổ chức và nhiều học bổng khác nữa dành cho sinh viên đạt học lực khá, giỏi, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt.

            Trong hơn 400 trường đại học, cao đẳng hiện nay, Trường Đại học Vinh nằm trong nhóm 20 trường đầu tiên được Hộ đòng Quốc gia Kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục vói 92,86 phiếu bầu.

            Nhà trường là cơ sở đào tạo đa cấp (từ bậc mầm non, tiểu học, trung học phổ thông đến đại học, sau đại học), đa ngành (50 ngành bạc đại học, 35 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ) với gần 48.000 học sinh, sinh viên và học viên đến từ 54 tỉnh, thành trongcar nước và hơn 500 sinh viên quốc tế đén học tập, nghiên cứu; với đội ngũ hơn 1000 cán bộ, giảng viên trong đó cố 62 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sỹ, gần 500 thạc sỹ. Ngoài ra. Còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh. Trường Đại học Vinh là một trong những trường đại học đầu tiên của cả nước đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

            Song song với việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường đội ngũ các nhà khoa học, đổi mới phương pháp dạy học, Nhà trường luôn đặt lợi ích của người học lên hàng đầu. Với 22 phòng ban, trung tâm, trạm Nhà trường đã giải quyết và đáp ứng một cách tối ưu các hoạt động cũng như nguyện vọng của người học. Trường đã thành lập và đi vào hoạt động Bộ phận một cửa, nơi hỗ trợ và giải quyết mọi vấn đề thắc mắc cho người học một cách khoa học, đầy đủ và nhanh chóng nhất. Giờ đây, mọi thủ tục hành chính của sinh viên đã được hỗ trợ, đáp ứng tối đa, hiệu quả, không gây phiền hà, tốn kém thời gian cho sinh viên. Hệ thống thư viện, giảng đường, phòng thí nghiệm, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, là một trong những cơ sở đào tạo có điều kiện vật chất tốt nhất của cả nước, đáp ứng được yêu cầu đào tạo đa ngành. Với các hình thức đào tạo đa dạng, phong phú và linh hoạt, nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên có thể chủ động lựa chọn thời gian biểu cho mình, đăng ký học vượt để tốt nghiệp trước thời hạn hoặc có thể đăng ký hai chương trình đại học và tốt nghiệp hai bằng đại học cùng một lúc. Thực tế cho thấy, cách thức đào tạo này của nhà trường đã giúp sinh viên có những lợi thế nhất định trong quá trình học, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên trong quá trình lập nghiệp sau này.

            Ngoài ra, môi trường sinh hoạt dành cho sinh viên hết sức năng động với sự phong phú của hơn 20 câu lạc bộ đội nhóm, các hoạt động phong trào đa dạng, nhiều màu sắc do Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trường tổ chức. Đến với Trường Đại học Vinh, sinh viên có cơ hội được trải nghiệm, rèn luyện các kỹ năng sống được cháy hết mình và được sống đúng với nhiệt huyết tuổi trẻ.

            Trường Đại học Vinh đã trở thành niềm tự hào của riêng tôi và tất cả các bạn. Ở đó, có những người thầy người cô thật tận tụy, những người bạn thật chân thành, và có cả tình người ấm áp trong một môi trường giáo dục chất lượng và đỉnh cao. Mỗi trang giáo án đối với những giảng viên của trường đều thể hiện một chữ tâm và niềm mong mỏi lớn đối với thế hệ thầy trò. Những hoạt động giao lưu, gặp gỡ giữa ban giám hiệu với sinh viên làm cho khoảng cách giữa nhà trường với sinh viên thật gần gũi. Tất cả đều hướng tới một môi trường tốt nhất để sinh viên có thể thệ hiện khả năng và tố chất của mình. Nhà trường cũng luôn theo sát hoàn cảnh của mỗi sinh viên thông qua Đoàn trường và Hội sinh viên, kịp thời động viên và chia sẻ những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học tập tại trường. Đó là sự thể hiên sinh động về hình ảnh Trương Đại học Vinh: cởi mở, thân thiện và giàu tính nhân văn, xứng đáng là "Nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ".

            Ở trường đại học khác thì bạn tôi thường than là rất khó gặp được giảng viên để để được giải đáp những thắc mắc chuyên ngành, toàn phải tự nghiên cứu nhưng tại Đại học Vinh của tôi thì Thầy Cô lại trách sinh viên vì sao không gọi điện hỏi thầy một vấn đề gì cả, rồi thầy còn nhiệt tình lên thư viên trong ít phút giải lao để giúp nhóm làm đè tài… Kể đó ra thì đám bạn ghen tỵ lắm, chúng nó nói tôi may mắn vì được những giảng viên tâm huyết dạy dỗ. Tất cả điều đó chỉ có ở Đại học Vinh và đây chính là thương hiệu của trường.

            Ngay từ khi thành lập nước Viêt nam Dan chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề là phải làm sao cho tất cả các cán bộ, công chức từ Chính Phủ cho đến xã đều là công bộc của nhân dân, đều phải tận tụy phục vụ nhân dân. Người luon nhấn mạnh và khẳng định: đạo đức là cái gốc của người cách mạng, người cán bộ, công chức; và đòi hỏi ở mỗi người, nhất là người cán bộ phải có đạo đức, phải kết hợp chặt chẽ giữa phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài, trong đó đức là gốc: "cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cán bộ phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Bác còn khuyên rằng: "Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thực hiện thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãng đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân". Chính vì lẽ đó, tôi và các bạn đã lựa chọn học Khoa Giáo dục chính trị là nơi học tập, rèn luyện và thể hiện niềm đam mê của mình. Tôi và các bạn tin tưởng rằng, đén với Khoa Giáo dục chính trị - Trường Đại học Vinh, các thầy cô giáo sẽ giúp chúng tôi, những thế hệ trẻ ngày hôm nay có thêm tình yêu và niềm đam mê với công việc này - ngưới cán bộ công chức tương lai. Đồng thời tiếp nối truyền thống tốt đẹp của ông cha, truyền ngọn lửa nhiệt huyết đó mãi mãi về sau.

            Đặc bit, thay mặt lãnh đạo nhà trường, Giáo sư tiến sỹ Đinh Xuân Khoa - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh, bí thư Đảng Ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những thành tựu ma các thế hệ thầy và trò của Khoa Giáo dục chính trị đạt được. Tại buổi lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập khoa giáo dục chính trị (1986 - 2016), Giáo sư tiến sỹ Đinh Xuân Khoa đã trao bằng khen của Bộ GD&ĐT cho tập thể khoa giáo dục chính trị và 3 cá nhân dã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển (1986 - 2016). Ban chấp hành Công đoàn giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen cho Công đoàn khoa và 1 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động Công đoàn.

            Bên cạnh những tấm gương sáng của giảng viên, thì sinh viên, nghiên cứu sinh Đại học Vinh cũng đạt rất nhiều thành tích đáng nể trong học tập, nhiên cứu cũng như rèn luyện. Tiêu biểu như 15 sinh viên Trường Đại học Vinh được nhận học bổng Watanabe - Kanda năm 2010; 10 sinh viên ĐHV được xét trao học bổng "Tiếp sức đến trường"; 25 sinh viên ĐHV nhận học bổng của Đại sứ quán Mỹ… và rất nhiều thành tích khác mà sinh viên đã đạt được.

            Thật tự hào khi được trở thành sinh viên của Trường Đại học Vinh. Từ giờ phút đầu tiên bước chân vào trường trở đi, là tôi như có thêm một mái nhà để yêu thương, một nơi để hướng đến và khắc sâu trong tâm trí. Và có lẽ cũng giống như tôi, ở đâu đó tận sâu trong đáy lòng tất cả những người con của mái nhà đầy yêu thương ấy đều dành cho trường vị trí lớn nhất trong trái tim. Để rồi đây có lẽ từng nhành cây, ngọn cỏ nơi sân trường, từng khu giảng đường, từng phòng ki túc xá cũng trở nên thân thuộc, đáng yêu và mãi mãi in đậm trong trí nhớ của những thế hệ sinh viên trưởng thành từ mái Trường Đại học Vinh.

            Từng thế hệ học sinh sinh viên đã và đang trưởng thành từ mái trường này có lẽ mãi mãi sẽ nhớ về trường như một bến đỗ bình an, một điểm tựa tinh thần vững chắc để tiếp bước trên đường đời đầy gian nan thử thách. Và mái Trường Đại học Vinh sẽ mãi mãi là nơi chấp cánh cho những ước mơ, là cánh chim đầu đàn, là cái nôi đào tạo của ngành Chính trị học ở hôm nay và mai sau.

            Tôi tự hào vì tôi đã quyết định đúng, tự hào là sinh viên của trường, tự hào vì được đón nhận những tình cảm tuyệt vời của những con người tuyệt vời nơi đây. Vì thế, từ tận đáy lòng mình, tôi muốn nói lời cảm ơn đến tất cả những con người thầm lặng, những con người đã tạo nên một ĐẠI HỌC VINH trong trái tim tôi.

 

----------------------------------------------------------

 

29. Nguyễn Thị Quỳnh - Nhóm 3 - 56B4 Kế toán

 

GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

 

            Trong cuộc đời của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường để tiếp thu kiến thức học tập những điều mới mẻ từ thầy cô và bạn bè và tôi cũng vậy, hiện tại tôi đang rất tự hào khi được ngồi học dưới mái Trường Đại học Vinh, không chỉ vì thành tích của trường đã đạt được mà còn vì những nét đẹp rất riêng của trường.

            Trước hết, ta hãy tìm hiểu một chút về bề dày lịch sử thanh lập trường cho đến nay. Vào ngày 16/07/1959, bộ trưởng bộ Bộ GD đã ký nghị định số 375/ND thành lập nhãn hiệu Đại Học Sư phạm Vinh, ngày 28/08/196, bộ trưởng Bộ GD ký quyết định số 637/QĐ đổi tên phân hiệu Đại Học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh.

            Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc bộ GD và ĐT, có tư cách pháp nhân có tài khoản, có con dấu và biểu tượng riêng. Quyết định số 63/2001/QD-TTg ngày 25/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của Trường Đại học Vinh là đào tạo giáo viên có trình độ Đại Học và từng bước mở thêm các ngành đào tạo khác phù hợp với khả năng của trưởng và nhu cầu nhân lực của Xã hội, nghiên cứu khoa học, phục vụ phát triển kinh tế - Xã hội. Ngày 17/07/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1136/ TTg-KGVZ về việc bổ sung Trường Đại học Vinh vào danh sách xây dựng thành trường Đại Học trọng điểm Quốc Gia.

            Hiện nay, nhà trường đang quyết tâm thực hiện tuyên bố sứ mạng: Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục Đại Học đa ngành, cung cấp nguồn chất lượng cao, bộ trung tâm nghiên cứ khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vời tầm nhìn: Trường Đại học Vinh là trường Đại Học trọng điểm Quốc Gia, là thành viên của Mạng lưới các trường Đại Học Đông Nam Á.

            Năm học 2016 - 2017, Trường có 50 ngành đào tạo Đại Học, 35 chuyên ngành đào tạo Thạc Sỹ. 15 chuyên ngành đào tạo Tiến Sỹ. Nhà trường có Trường THPT Chuyên với 6 môn chuyên, Trường thực hành Sư phạm với 4 cấp học chất lượng cao với qui mô 18.000 học sinh, sinh viên, học viên đến từ 54 tỉnh thành của cả nước. Ngoài ra, Trường còn liên kết với các cơ sở giáo dục của ngoài nước đào tạo các trình độ Đại Học và sau Đại Học nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho đất nước.

            Trường có 18 khoa đào tạo, Khoa CNTT, Khoa Địa Lý - Quản trị tài nguyên, Khoa điện tử - viễn thông, Khoa GD Chính trị, Khoa GD thể chất, Khoa GD Quốc phòng, Khoa Hóa học, Khoa Kinh tế, Khoa Lịch Sử, Khoa Luật, Khoa Nông Lâm Ngư, Khoa Sinh học, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Khoa Khoa Sư phạm Ngữ văn, Khoa Sư phạm Toán học, Khoa Sư phạm Vật lý & Công nghệ, Khoa Sư phạm Xây dựng; có 2 trường trực thuộc: Trường THPT Chuyên và Trường Thực hành Sư phạm.

            Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện Đại Học Vinh đáp ứng yêu cầu được da ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn và đang được xây dựng, hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện được hoàn chỉnh, hiện đại hơn. Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thủy - Trường Thi (16 ha), Trường đã được qui hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tích 258 ha (dã xây dựng xong khi Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục - QP và một số đơn vị khác. Ngoài ra, trường còn có trung tâm nghiên cứu và thực hành nuôi trồng thủy sản đặt tại nhiều địa điểm như Hưng Nguyên - Nghệ An, Nghi Xuân - Hà Tĩnh.

            57 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quí. Nhà trường đã được tặng thưởng: Huân Chương Độc Lập hạnh Nhất (2009, 2014), Huân Chương Hữu Nghị vủa Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2009, 2014), danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (2009) và còn nhiều thành phân cao quí khác.

            Để đạt được các thánh tích nói trên chúng ta không thể không kể đến vai trò to lớn của sinh viên 4 năm học tập (đối với hệ cử nhân) và 5 năm học tập (đối với kỹ thuật), ở đây các bạn trẻ cùng nhau chung tay xây dựng Trường không chỉ trong học tập mà còn các hoạt động xã hội như: Tình nguyện, hiến máu nhân đạo. tặng quà người nghèo…

            Tính đến hết ngày 20/07/2016, tất cả sinh viên của Nhà trường tham gia Chiến dịch tình nguyện hè năm 2016 để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và trở lại trường an toàn tuyệt đối.

            Chiến dịch tình nguyện hè 2016 có 500 Đoàn thanh niên của liên chi đoàn tham gì trong 20 trong 20 đội hình thanh tập trung hoạt động tại 19 xã của 12 huyện thuộc 2 tỉnh Nghệ An (Tương Dương, Thanh Chương, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Kỳ Sơn, Con Cuông. Anh Sơn. Nghĩa Đàn và Yên Thành) và Hà Tĩnh (Vũ Quang).

            Trong thời gian hơn 20 ngày hoạt động (29/05 - 20/07/2016), các đội sinh viên tình nguyện đã bám sát chương trình kế hoạch đề ra thực hiện sáng tạo, thiết thực về các hoạt động: tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho bà con nhân dân, tổ chức dạy học, ôn tập văn hóa, tập huấ sinh hoạt Đoàn. Hội, Đội cho thanh thiếu nhi, tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật, bảo vệ môi trường, chống cháy rừng, hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi và nội đồng, xây dựng các công trình công cộng, tổ chức các hoạt động thăm hỏi, làm các công trình, phần việc thanh niên, tổ chức các hoạt động làm sạch môi trường biển... Bên cạnh đó, các hoạt động để giới thiệu, quảng bá về Nhà trường, về đăng kí dự tuyển vào học tại Trường Đại học Vinh năm 2017, các hoạt động trên đã góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị tại các địa bàn khó khăn, vùng biên giới và biển đảo. Đã có nhiều tin, bài phóng sự của các báo, đài Trung ương và địa phương (Báo Tiên Phong, Báo Thanh Niên, Báo Dân Trí, Thông tấn xã Việt Nam tại Nghệ An, Báo Nghệ An, Báo Công An Nghệ An, Báo vnExpress, Đài phát thanh Truyền hình Nghệ An, Nghệ An 24h), đưa tin viết về các hoạt động tình nguyện của sinh viên nhà trường.

            Màu áo xanh tình nguyện hè năm 2016 của sinh viên Trường Đại học Vinh đã để lại những hình ảnh tốt đẹp và ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân và xã hội, qua đó tiếp tục nâng cao được vị thế của nhà trường.

            Bên cạnh các hoạt động tình nguyện, thanh niên đoàn viên nhà trường cò hăng say nhiệt tình tham gia Câu lạc bộ Hiến máu tình nguyện Trường Đại học Vinh, nằm trong chiến lược hoạt động chào mừng 86 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/2017), hưởng ứng tháng thanh niên 2017, Hội sinh viên Trường Đại học Vinh phối hợp với Trung tâm Huyết học truyền máu tỉnh Nghệ An tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2017. Với phương châm "cho đi một giọt máu cứu sống một người", ngày hội đã thu hút gần 1000 sinh viên trong trường đăng kí tham gia hiến máu. Với tinh thần cao cả trên, kết thúc ngày hội Ban tổ chức thu được gàn 400 đơn vị máu. Số máu này sẽ được dùng để điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Hội sinh viên Đại Học Vinh tổ chức 3 đợt hiến máu (tháng 3, tháng 8 và vào tháng 11). Đây là hoạt động thường xuyên của tuổi trẻ Trường Đại học Vinh. Thể hiện nghĩa cử cao đẹp, tinh thần xung kích, tình nguyên vì cộng đồng của đoàn viên, thanh niên trên quê hương Bác Hồ.

            Ngoài ra, sinh viên Đại Học Vinh rất thông minh, nhiệt tình không ngại đường xa để sẵn sàng xuống Cơ sở II, hằng năm nhà trường tổ chức các hoạt động rèn nghề.

Đúng với nét đặc trưng của sinh viên Trường Đại học Vinh "Bản lĩnh - Trí tuệ - Văn minh - Tình nguyện ", sinh viên của trường luôn sôi nổi trong các hoạt dộng văn nghệ. Hội văn nghệ "Tiếng hát mùa xuân" được biểu diễn vào tối 07/03/2017, hội diễn với hơn 30 tiết mục từ 10 đội văn nghệ thuộc các Công đoàn thuộc bộ phần của Trường đã diễn ra rất sôi động với nhiều tiết mục để lại rất nhiều ấn tượng. Gần đây nhất. chòa mừng kỉ niệm 85 năm thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931 - 26/03/2016), tháng thanh niên và kỉ niệm 13 năm thành lập Khoa Kinh tế (24/02/2003 - 24/02/2016). LCĐ - LCH Khoa Kinh tế phối hợp tổ chức các hoạt động văn nghệ và trờ chơi cho các bạn trong cũng như là ngoài Khoa Kinh tế vào lúc 19h30p cùng ngày, chương trình "giao lưu tiếng hát sinh viên" các câu lạc bộ theo của Khoa đã diển ra và thu hút trên 200 sinh viên tham gia cùng với sự cỗ vũ nhiệt tình của các bạn đang sinh hoạt tại Ký túc xá nhà trường. Một chương trình mang tính chất sinh viên qui tụ những bạn trẻ và niềm đam mê âm nhạc của Đội văn nghệ Đội tình nguyện, CLN Hoa Chăm Pa, Đội xung kích, Đội Lễ tân, Đội Du ca Khoa Kinh tế và các nhóm khách mời đến từ Khoa Luật. Nhóm Sunflowwer, Đại Học Y Khoa Vinh, các CLB, Đội, Nhóm đã "cháy" hết sức mình với đêm nhạc cùng những ca khúc sôi động từ đàn trống, ghi - ta, đến các Lưu học sinh đến những bản ballast ngọt ngào của những nhóm khác.

            Trên đây chỉ là một số nét đẹp về Trường Đại học Vinh nói chung và nét đẹp về các hoạt động của sinh viên nói chung - nơi tôi học tập. Mong rằng với một tương lai không xa ngày càng có nhiều sinh viên tham gia hết mình vào các hoạt động, học tập thật tốt để xây dựng Đại Học Vinh càng ngày càng lớn mạnh hơn nữa.

 

----------------------------------------------------------

 

30. Nguyễn Thị Thảo - 56A2 - Sư phạm Vật lý

 

HÃY NÓI CẢM ƠN VỚI NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA BẢN THÂN!

 

            Trải qua 3 năm học phổ thông, 3 năm quãng thời gian quá ngắn ngủi so với cuộc đời của mỗi con người nhưng cũng đủ để mỗi thế hệ học trò chúng tôi gắn bó với nơi đây, gắn bó với thầy cô, bè bạn . Ba năm ấy đã để lại bao kỉ niệm buồn - vui để rồi khi rời xa mỗi người đều giữ cho riêng mình một kí ức. Tháng 4, tháng 5, rồi đến tháng 6 những kỳ thi quan trọng cũng sẽ tới rất nhanh, đặc biệt đối với học sinh cuối cấp như chúng tôi. "thi đại học" đây là một kỳ thi quan trọng, nó được xem như một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Trải qua 3 tháng ôn thi cật lực, giờ đây khi cầm trên tay giấy báo điểm tôi hơi phân vân. Phân vân vì chẳng biết nên chọn trường nào, ngành gì và ở đâu. Trong đầu tôi lúc ấy mọi thứ cứ quay cuồng không theo một quy luật nào. Một bên là nguyện vọng của gia đình, một bên là ước mơ của bản than. Tôi không biết nên bay nhảy với ước mơ của mình hay phải gò bó bản thân trong cái chum mà bố mẹ đã định sẵn. Nếu bạn là tôi thì bạn sẽ hành xử như thế nào? Hơn một tuần suy nghĩ cuối cùng tôi đã quyết định phải thực hiện thành công ước mơ của bản thân để bố mẹ yên tâm với quyết định của con.Vâng ! đó là suy nghĩ của tôi lúc ấy, khi quyết định nói lựa chọn của tôi cho bố mẹ mọi chuyện không như mình nghĩ. Thời khắc ấy tôi không bao giờ quên, cái cảm giác tủi tủi, cô đơn vì quyết định của mình không một ai chấp nhận và ủng hộ.Tôi phải đấu tranh tư tưởng lắm, phải thuyết phục bố mẹ, đưa ra nhiều lý lẽ và nguyện vọng để rồi bố mẹ cũng quyết định cho tôi nộp hồ sơ vào Trường Đại học Vinh, khoa Vật lý và công nghệ .Nếu lúc ấy, tôi không cố gắng thuyết phục bố mẹ thì bây giờ sẽ không có tôi ngày hôm nay, một cô gái mạnh mẽ, dám nghĩ, dám làm và dám hành động để thực hiện ước mơ của bản thân. Và đây là nơi tôi đặt nền tảng cho kế hoạch vào đời của mình.

            Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng nhanh với thế giới việc làm; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước; hướng đến là trường đại học trọng điểm quốc gia, có một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, Nhà trường đã đào tạo nhiều bậc học, ngành học khác nhau với 15 chuyên ngành tiến sĩ, 31 chuyên ngành thạc sĩ; đào tạo 50 ngành kỹ sư, cử nhân; đào tạo học sinh trung học phổ thông chuyên với 6 môn chuyên (Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh và Sinh học). Quy mô tuyển sinh của Trường ở các hệ, bậc học, ngành, hình thức đào tạo không ngừng tăng lên. Hiện nay toàn Trường có khoảng 42.000 học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Ngoài ra, Trường còn liên kết với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước đào tạo các trình độ đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước. Đó là những tìm hiểu ban đầu của tôi khi quyết định theo học tại trường. Và tất nhiên ngôi trường ấy sẽ đem lại cho tôi những điều mới mẻ, những điều khác lạ mà tôi chưa từng có .

            Hai năm đại học trôi qua, mới ngày nào còn này nỉ thuyết phục bố mẹ theo đuổi con đường sư phạm, mọi thứ dường như dần thay đổi theo thời gian. Nhưng chỉ có khoảnh khắc nhìn lại ngôi Trường Đại học Vinh vẫn như ngày đầu bước chân vào trường. Ngôi trưởng tưởng như xa lạ nhưng thật gần gũi biết bao. Có bao giờ bạn thử đi học sớm chưa ? Khi ấy ngôi trường trở nên tĩnh lặng hẳn, những chú chim hót lýu lo trên những cành cây cổ thụ, ánh nắng Mặt trời bắt đầu lan rộng khắp sân trường. Và lúc ấy, những chàng trai thanh niên xung kích bắt đầu với công việc kiểm tra và mở cửa từng phòng học. Ngày qua ngày công việc ấy cứ lặp đi lặp lại mỗi sáng sớm, hình ảnh ấy dần trở nên quen thuộc với tôi. Bóng dáng cô lao công dọn dẹp gọn gàng từng phòng học, ngóc ngách để cho tôi và các bạn được học trong môi trường tốt nhất. Nhưng chưa bao giờ tôi và bạn nói "cảm ơn" tới những con người thầm lặng cống hiến cho xã hội như cô lao công, bác bảo vệ,…

            Sáng sớm từng nhóm nhỏ thanh niên triển khai hoạt động " nếp sống văn hóa trong sinh viên" nhằm thực hiện nội quy trường học. Đây là hoạt động của đoàn trường nhằm bảo đảm tính nghiêm túc và hiệu quả trong hoạt động học tập và rèn luyện; thể hiện tính văn minh, lịch sự, tôn trọng mọi người và tôn trọng bản thân, xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của sinh viên; khẳng định 8 chữ vàng truyền thống sinh viên Trường Đại học Vinh "Bản lĩnh- Trí tuệ - Văn minh - Tình nguyện". Đoàn Trường Đại học Vinh là đơn vị xuất sắc tiêu biểu trong công tác đoàn và phong trào thanh niên của tỉnh đoàn Nghệ An. Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Nhà trường đã đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, ĐVTN toàn trường thông qua các buổi toạ đàm, sinh hoạt chuyên đề về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phối hợp với các phòng, ban chức năng trong toàn trường tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, các đợt học Giáo dục Quốc phòng tại Trung tâm Giáo dục Quốc Phòng của Nhà trường, tuần sinh hoạt công dân - HSSV đầu khóa. Có thể nói, các hoạt động đã dần nâng cao chất lượng, đáp ứng được nhu cầu, những nhận thức mới của ĐVTN, có nhiều hoạt động cấp trường đã được các LCĐ đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc tổ chức thành công các hoạt động đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và góp phần vào thắng lợi chung của công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi toàn tỉnh và phong trào HSSV cả nước.

            Không chỉ mạnh về hoạt động đoàn- hội, Trường Đại học Vinh còn chú trọng đẩy mạnh chất lượng giảng dạy và học tập nhắm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.Để đem lại chất lượng giáo dục tốt nhất cho sinh viên, nhà trường đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình được tổ chức xây dựng và triển khai theo hướng mở, nội dung giảng dạy gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành nghề mà mỗi sinh viên đang theo học. Đại học Vinh là một trong những trường có thế mạnh về nghiên cứu khoa học, tiền thân là trường Đại học sư phạm do đó thế mạnh truyền thống của đại học Vinh tập trung vào hai lĩnh vực chính: nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học giáo dục . Cùng với đó việc hình thành các nhóm nghiên cứu khoa học góp phần khẳng định vị thế của nhà trường, mà còn là chiếc nôi đào tạo, phát hiện và bồi dưỡng các cán bộ khoa học trẻ tiềm năng cung cấp cho các trường đại học, viện nghiên cứu. Là một sinh viên đang theo học tại trường, chúng ta phải nỗ lực rèn luyện, tự học nhiều hơn nữa, dám dấn thân, dám lập nghiệp. Đồng thời phải luôn trau dồi các kỹ năng mềm, kỹ năng sống để có khả năng thích ứng với xã hội, với môi trường quốc tế, có sức đề kháng trước biến đổi của xã hội, để khi ra trường chúng ta có thể đương đầu với mọi thử thách, phát huy tối đa năng lực của bản thân, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Và hơn thế nữa, chúng ta mãi mãi tự hào là sinh viên Trường Đại học Vinh, hãy tự tin nói rằng "tôi, là sinh viên trường Vinh".

            Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập tốt nhất cho sinh viên, Nhà trường đã xây dựng thư viện với quy mô lớn, hiện đại để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, học tập của sinh viên. Từ Dự án Giáo dục đại học, Trung tâm Thông tin Tư liệu và Thư viện Trường được đầu tư kinh phí mua phần mềm quản trị thư viện, xây dựng Thư viện điện tử, hàng ngàn tên sách và cơ sở dữ liệu được bổ sung, cung cấp các trang thiết bị hiện đại. Nhờ đó, diện mạo Thư viện trường được hoàn toàn thay đổi, có thể nói đã có một bước chuyển mạnh mẽ từ truyền thống đến hiện đại, từ thủ công đến tự động hoá, góp phần đắc lực, có hiệu quả vào sự nghiệp đào tạo của Nhà trường và khu vực. Các năm tiếp theo, Nhà trường tiếp tục đầu tư kinh phí để mua thêm trang thiết bị, số hóa tài liệu, nâng cấp phần mềm quản trị thư viện, xây dựng và phát triển thư viện điện tử/ thư viện số với mục đích là hiện đại hoá và tự động hoá các hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện, phục vụ đắc lực nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Vinh trong thời kỳ đổi mới. Với vai trò là " giảng đường thứ 2", là " trái tim của nhà trường" thư viện không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhắm phát huy hiệu quả hoạt động thông tin- thư viện phục vụ tốt công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo " Hãy đến với trung tâm thông tin- thư viện NGUYỄN THÚC HÀO để học tập và nghiên cứu" .

            Một điều không thể phủ nhận, khi chúng ta lựa chọn ngôi trường để theo học điều đầu tiên chúng ta quan tâm hàng đầu là chất lượng giảng dạy của giáo viên: "tương lai của sinh viên có thể thay đổi nếu gặp được một người thầy tốt". Tại sao trong mọi giai đoạn lịch sử, vai trò của người giáo viên bao giờ cũng được xã hội kính trọng? Xin thưa rằng: "Vì nghề nhà giáo là nghề sẽ xây dựng nên xã hội trong tương lai thông qua việc đào tạo con người. Nói cách khác, người thầy sẽ sáng tạo ra những con người sáng tạo. Vì thế, người ta luôn xem nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo!"

            Trong mỗi một cơ sở dạy học, chất lượng giáo dục - đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hệ thống chương trình đào tạo, cơ sở vật chất đảm bảo, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng sinh viên… trong đó vai trò quyết định nhất là chất lượng đội ngũ giáo viên. Không chỉ đầu tư mạnh về mặt cơ sở vật chất, nhà trường luôn đẩy mạnh công cuộc đổi mới, nâng cao chất lượng chuẩn mực đội ngũ giảng viên nhằm tạo nguồn cán bộ viên chức có đủ năng lực trình độ chuyên môn. Có thể nói, trong thời gian qua các chủ trương, chính sách đúng đắn của nhà trường đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã động viên khích lệ cán bộ viên chức tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý nói riêng và cán bộ viên chức nói chung. Đảng ủy và Ban giám hiệu luôn xác định đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường.

            Mặc dù chưa được tiếp xúc với nhiều giảng viên của trường nhưng trong hai năm học vừa qua tôi luôn cảm nhận được sự nhiệt tình trong mỗi tiết học. Với cái nóng như thiêu như đốt của mảnh đất miền trung càng tôn lên sự nhiệt tình ấy. Từng hành động nhiệt tình, cháy hết mình trên bục giảng sẽ cảm hóa được sinh viên một cách hiệu quả. Làm cho sinh viên chúng tôi càng yêu mến giảng viên, yêu thích môn học, sự nhiệt thành ấy còn giúp chúng tôi nhận thấy rằng "mình cần phải học chăm chỉ hơn nữa". Sự nhiệt tâm của giảng viên là thông điệp chân thành nhất đi thẳng vào long học viên. Giờ đây, tôi cảm thấy may mắn vì quyết định của bản thân hai năm trước đã luôn tin tưởng và lựa chọn Đại học Vinh để gửi gắm tương lai . Cảm ơn lý trí đã đưa tôi đến với mái nhà Đại học Vinh. Và cảm ơn tất cả, những người luôn thầm lặng tạo dựng cho chúng tôi một môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất.

            Tất cả chỉ có ở Đại học Vinh và đây là thương hiệu riêng của trường chúng tôi, chúng tôi luôn tự hào là sinh viên Trường Đại học Vinh. Và thực sự chúng ta chưa bao giờ " cảm ơn" họ. Cảm ơn vì tất cả. Tôi tự hào vì tôi đã quyết định đúng, tự hào vì là sinh viên trường, tự hào vì được đón nhận những tình cảm tuyệt vời của những con người tuyệt vời nơi đây. Và hơn thế nữa "cảm ơn quyết định của bản thân đã đưa tôi đến với mái nhà Đại học Vinh - nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ"

            Tất cả những điều ấy, tôi cô đúc nên thành một bài thơ, xin dành tặng cho hàng trăm con người luôn thầm lặng cống hiến cho ngôi nhà Đại họcVinh thân yêu.

            "Cuộc đời với bao nhiêu ngã rẽ

            Con đường nào rồi cũng lắm chông gai

            Cảm ơn duyên trời đã đưa tôi đến

            Đại học Vinh - nơi tạo dựng tương lai

            Tiền thân là đại học sư phạm

            Tiếp bước truyền thống cha anh

            55 năm xây dựng và phát triển

            Đi lên từng bước trưởng thành

            Sinh viên trường Vinh chúng tôi

            Bản lĩnh- Trí tuệ- Văn minh - Tình nguyện

            Học tập, rèn luyện cống hiến cho đời

            Đơm hoa, kết trái ngọt thơm trong lòng

            Hãy đến với đại học vinh chúng tôi

            Thăm quan nét đẹp nơi đây

            Khuôn viên rộng lớn, con người thân thương

            Đến đây kết bạn, kết bè

            Trau dồi kiến thức mai sau vào đời

            Gần 40.000 sinh viên theo học

            Đến từ 53 tỉnh, thành

            Và 500 sinh viên quốc tế

            Cùng nhau xây dựng tương lai

            Hãy đến với Đại học vinh chúng tôi

            Trường đại học trọng điểm quốc gia

            Đào tạo đa ngành, đa cấp

            Đáp ứng nhân lực nước nhà

            Đến đây mới biết được rằng

            Giảng viên gần gũi như là người thân

            Ân cần, tâm huyết với nghề

            Trau từng nét chữ câu văn hằng ngày

            Ai ơi, xứ nghệ quê tôi

            Mảnh đất hiếu học từ xưa tới giờ

            Cần cù và chăm chỉ

            Chịu khó lại chăm làm

            Tuy rằng đất Nghệ khô cằn

            Con người đằm thắm thủy chung trọn đời

            Chưa quen tưởng là khó gần

            Quen rồi mới biết ân tình nặng sâu

            Bạn bè như thể anh em một nhà

            Cùng nhau xây dựng mái nhà trường Vinh.

 

----------------------------------------------------------

 

31. Vi Đức Duy - 56B Chính trị học

 

NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ NÉT ĐẸP ĐỜI THƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

 

            Dòng đời là những chuyến đi và có những chuyến đi đã đưa ta về với những nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm đầy ý nghĩa. Không là tình cờ hay chính cái duyên may mắn đã đưa tôi về với mái Trường Đại học Vinh thân yêu.

            Thắm thoát mới đó mà đã gần hai năm kể từ ngày tôi cầm giấy báo nhập học, cái ngày tôi từ một người con của núi rừng thành một chàng sinh viên, cái ngày mà đối với tôi thành Vinh là điều lạ lẫm. Giờ đây nhìn lại chặng đường đã qua tôi thật không thể tin được rằng mình đã trởi thành một sinh viên đại học, thỏa mã ước mơ cháy của mình bấy lâu. Tuyệt vời như một giấc mơ, nhưng tuyệt vời hơn đó là giất mơ có thật. Lật lại những trang ký ức ngày ấy, tôi cậu học trò vừa xa vòng tay của bố mẹ sau 12 năm đèn sách, bắt đầu làm quen với bao lo toan về cuộc sống tự lập nơi đất khác. Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân, những cám dỗ nơi thị thành mà mọi người vẫn thường hay dặn dò tôi nên đề phòng khiến tôi không khỏi lo lắng cho những ngày tháng sắp tới. Nhưng lạ kỳ thay khi đứng trước cổng Trường Đại học Vinh ngày ấy, mọi ý nghĩ kia dường như tan biến thay vào đó là cảm giác thân thương, trìu mến như đây là ngôi nhà của mình vậy.

            Bước vào cổng trường trước mắt tôi là một sân trường trải dài, một tảng đá lớn khắc chữ "Đại học Vinh - Nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ" và hinh ảnh lá cờ tổ quốc tung bay trên nền trời máu xanh biếc cùng những cánh chim trời. Mở ra trước mắt tôi là hi vọng to lớn về một tương lai đầy hứa hẹn, những ngày tháng thách thức đang chời đón. Trong từng cơm gió và làn nắng ấm những đầu ngày tháng chin, điều đầu tiên để lại trong tâm trí tôi đó là cái chất giọng mộc mạc và đặc trăng của những con người miền đất xứ Nghệ sao mà thân thương thế, cầm trên tay giấy báo nhập học theo hướng dẫn của anh chị sinh viên tình nguyện luối đi nộp thủ tục nhập học, tôi cảm nhận được sự thân thiên, dễ gần, nhiệt tình và năng động từ những anh chị sinh viên giúp tôi càng thêm tự tin hơn. Bước tiếp con đường phía trước tôi thầm nhủ bản thân mình phải cố gắng khoác lên vai màu áo tình nguyện đầy nhiệt huyết của thế hệ tre để giúp sức cho đời.

            Sải bước dài trên con đường, lòng tôi dần thấy nhẹ nhõm thoải mái hơn, như đã hết rồi cảm giác xa lạ bỡ ngỡ ấy. Dành chút khoảng lăng tôi ngồi trên ghế đá giữa sân trường quan sát, tôi thực sự ấn tượng với quy mô rộng lớn đến ngạc nhiên của Trường Đại học Vinh. Mà sau này tôi mới biết nhiều hơn thông qua các buổi học chính trị đầu năm rằng: Trường ngoài diện tích hiện nay với 14ha thì trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tích 258ha; với truyền thống lịch sử 58 năm xây dựng và phát triển, không ngừng lớn mạnh, là cơ sở đa ngành, đa cấp với 50 ngành dào tạo đại học, 32 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ,… Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, viên chứ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đạt chuẩn về trình đội với gần 1.000 cán bộ, giản viên, giáo viên; hơn 42.000 sinh viên, học viên, nghên cứu sinh đang học.

Thầm nghĩ nếu dạo một vòng quanh trường chắc phải mất hàng tiếng đồng hồ, nhìn phía xa xa thấy nhiều ký túc xá cho sinh viên, cantin, công trình phục vụ học tập, sân bóng, có nơi dành riêng cho việc tập thể dục thể thao. Ngôi trường thân thiện với sân trường thoáng đãng, cây xanh rợp bóng tỏa bóng mát chen lẫn với những nhành phượng đỏ, có đài phun nước ở giữa là một viên đá lớn nhân tao có màu xanh long lanh, xung quanh là những nhành cây ngọn cỏ, hương hoa ngào ngạy cảnh vật cũng không kém phần thú vị không khỏi khiến cho những ai có tâm hồ lãng mạn tình tứ phải nức nở trong tâm hồn. có lẽ đay cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều đôi bận trẻ thường hay thơ thẩn tâm sự bên những hàng nghế dá, dưới ánh trăng diu hiền xuyên qua những kẽ lá nương nhờ sự mát mẻ của nhưng ngọn gió đông ùa về.

            Ngay những buổi học đầu tiên, tôi đã có thêm nhiều bạn mới. Tôi có sự khác biệt về giọng nói cũng như cả sử dụng ngôn ngữ, nhưng chúng tôi vẫn vui vẻ giới thiệu cởi mởi,và chia sẻ với nhau những câu chuyện về quê hương và bản thân minh tất cả những điều đó tạo nên một tập thể lớp K56B - Chính trị học đoàn kết, học tập và làm việc hết mình. Được vào học ngành Chính trị học là ước mơ là khát vọng. Ngay từ nhỏ tôi đã yêu thích và luôn mơ ước mình sau này lớn sẽ là cán bộ để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, trở thành một chính trị gia, hay một bình luộn viên chính trị mà hàng ngày tôi được xem trên Tivi, tôi ngỡ rằng giấc mơ mãi chỉ là giấc mơ nó sẽ không bao giờ thực hiên được… rồi cứ thế thời gian trôi qua và ước mơ cũng theo thời gian cứ lớn dần. chính vì đam mê, ước mơ cũng như bằng sự cố gắng của mình giờ đay nó đã được thắp sang lên. Tập thể lớp K56B - Chính trị học, khoa Giáo dục chính trị nơi nuôi dưỡng ưới mơ, của tôi và nhiều người khác, nơi để lại bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn của một thời tuổi trẻ, một thời để nhớ một thời để thương. Những buổi học đầu tiên trong giảng đường đại học thật bỡ ngỡ nhưng cũng đầy thú vị. Không còn là không gian học nhỏ bé như thời còn là học sinh thay vào đó là những giảng đường khang trang với mà hình chiếu, với bài giảng điện tử, với những mô hình thưc tế đã làm bao ành mắt của những sinh viên mới như chúng tôi cứ xoay tròn vì thích thú. Giảng đường rộng và tình thầy trò cũng mênh mông không kém. Với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ đã tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội học cùng lúc hai chương trình để khi tốt nghiệp được cấp hai bằng đại học chính quy; được chủ động trong xây dựng kế hoạch học tập, được lựa chọn thời gian học tập; được tạo mọi điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Trong những ngày đầu có gặp chút khó khăn vì phải tự học nhiều hơn cũng như phải tự tìm kiếm tại liệu mà không biết làm thế nào? Nhưng rồi trong lúc khó khăn đó chúng tôi được thầy cô hỗ trợ, chỉ dẫn tậm tình, mọi thắc mắc của chúng tôi đều được thầy cô giải đáp kịp thời, bằng nhiệt huyết, quan tâm của thầy cô, tình thầy trò ngày càng thân thiết hơn, ấm áp hơn, và rồi tôi và các ban khác dần thích nghi với cách dạy mới này, ở giảng đường. Mỗi thầy cô giáo một tính cách, thầy thì vui tính, thầy thì điềm đạm, có cô thì nghiêm khắc, nhưng cũng vì thế mà mỗi tiết học càng trở nên thú vị và đầy hứng thú. Bạn bè trong lớp ngày càng hòa đồng bạn bè trong lớp biết quan tâm nhau nhiều hơn… và cứ thế thời gian trôi đi lặng lẽ.

            Giờ đây tôi không còn là một tân sinh viên ngày nào còn lạ lẫm đứng trước cổng trường như ngày đầu nữa mà thay vào đó là một chàng sinh viên tự tin, lôn phấn đấu học tập, tham gia tích cực các hoạt động của đoàn trường khoác trên mình màu áo xanh tình nguyện hằng ao ước, để sứng đáng với khẩu hiêu hành động về sinh viên của Trường Đại học Vinh "Bản lĩnh - Trí tuệ - Văn minh - Tình nguyện". nhà trường và đoàn luôn tạo mọi điều kiện cho sinh viên được thể hiện khản năng, sang tạo, rèn luyên kỹ năng và cống hiến sức mình cho xã hội nhiều hoạt động như là chiến dịch tình nguyện hè, hội thi SV Đại học Vinh, thi Nghiệp vụ sư pham, thi Rèn nghề, cuộc thi Nét đẹp trường Vinh, Giờ trái đất. Những hoạt động giao lưu, gặp gỡ đối thoại giữa ban giám hiệu nhá trường với sinh viên làm cho khoảng cách giữa nhà trường và sinh viên thật gần giũ. Tất cả đến hướng dến một môi trường tốt nhất để sinh viên có thể thể hiên khả năng và tố chất của mình. Nhà trường cũng luôn theo sát hoàn cảnh của mỗi sinh viên thông qua đoàn trường và hội sinh viên, kịp thời động viên chia sẻ những khóa khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học tập tại trường. Giờ đây khi đã là sinh viên năm thứ hai, gần hai năm gắn bó với mái trường tôi càng thêm tin tưởng và hi vọng nhiều hơn. Niềm tin đó giúp tôi vững vàng với những lựa chọn của mình tự tin trong học tập rèn luyện, tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn để xứng đáng với những gì mà trường đã dành cho tôi. Ngày hôm nay tôi có thể tự tin rằng vào Trường Đại học Vinh là lộ trình đúng đắn bởi nơi đây chính là cánh cửa mở ra cho tôi nhiều cơ hội, niền tin và tương lai đầy hứa hẹn

Trường Đại học Vinh với những sinh viên có tâm huyết khát vong, những thái độ ứng xử có văn hóa trong cộng đồng, luôn nâng cao nhận thức trong thế hệ trẻ, để những nết đẹp lan tảo muôn nơi; bồi dưỡng vun đắp, định hướng con người, giới trẻ hướng đến cá giá trị chan, thiện, mỹ; khuyến khích thâm gia các hoạt động mang tính nhân đạo, cố gắng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, để phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp lớp sinh viên Trường Đại học Vinh luôn quyết tâm xây dựng Trường Đại học Vinh thành trường trọng điển quốc gia với khẩu hiêu hành động "Trường Đại học Vinh - Nơi tạo dựng tương laic ho tuổi trẻ" và nét đặc trưng của sinh viên Trường Đại học Vinh là "Bản lĩnh- Trí tuệ - Văn minh - Tình nguyện".

 

----------------------------------------------------------

 

32. Hoàng Thị Thúy Ngọc

 

TRƯỜNG VINH

 

            Dừng lại trong một khoảnh khắc để rồi chợt ngỡ ngàng khi nhận ra bản thân mình đã dành tuổi trẻ để bước đi trên con đường mơ ước, để đeo đuổi lấy những năm tháng khát vọng và nung nấu bao hoài bão. Con đường ấy, con đường đã đưa tôi khôn lớn, trưởng thành, đưa tôi vấp ngã để rồi tự đứng lên không ai khác chính là mái Trường Đại học Vinh - miền đất của những vườn tri thức. Nó là điểm nhìn, là niềm ấp ủ của biết bao ứa tuoir học trò ngây ngô vụng dại. Đại học Vinh hiện lên trong dáng hìn của một ngườ chỉ đường, dẫn lối hết sức tâm huyết, tận tụy.

            Hiện nay, Đại học vinh nằm trọn trong trong vòng tay của người mẹ Xứ Nghệ đầy tình thương và gắn mình với con đường mang tên đồng chí bí thư đầu tiên của Đảng Lao động Việt Nam - đường Lê Duẩn. Với sự ưu ái về mặt địa lý Đại học Vinh dường như trở thành vị trí trung tâm của thành phố. Mọi âm thanh, sự náo nức tấp nập tất cả đều đổ về đây tạo nên một dòng chảy với nhịp sống tràn đầy hứng khởi, tươi mới.

            Đại học Vinh được đánh gia 1 trong 7 trường Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, là trung tâm Nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và chuyền giao công nghệ lớn của khu vực bắc miền Trung và cả nước,là đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Bước vào trường trong khuôn viên rộng lớn, những gương mặt năng động hoạt bát của các học viện, sinh viên cùng câu khẩu hiệu đầy dấu ấn "Đại học Vinh nơi tạo dựng tương lại cho tuổi trẻ" đã sớm tạo dựng một thương hiệu, một vị thế,một niềm tin và sự theo dõi khắp của hầu hết các bạn trẻ và nhân dân khắp ở 53 tỉnh thành trong cả nước. Để có được diện mạo ngày hôm nay, Trường Đại học Vinh phải đi qua những thăng trầm, đối diện với những khó khăn thử thách tự hoàn thiện chính mình dưới những chứng nhân của lịch sử.

            Vào ngày 16 tháng 7 năm 1959, trong những năm tháng dân tộc ta mang trên mình sứ mệnh lịch sử, đối đầu chống lại hai kẻ thù xâm lược là Pháp và Mỹ. Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đa kí Nghị định 375/NĐ thành lập phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Ngay từ lúc mới khai sinh cùng với bối cảnh của đất nước ngập mưa bom bão đạn, Trường Đại học Vinh đã tiếp nhận những thử thách bước đầu. Những thiếu thốn về cơ sở vật chất, những hạn chế về trình độ quản lý, những giới hạn trong hệ thống nhân sự. Tất cả đã đặt ra bài toán khó cho các thầy cô và sinh viện, học viên của trường.

            Chứng kiến sự vận động không ngừng nghỉ của đời sống xã hội để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới, trường Đại học Sư phạm Vinh đã được đổi tên thành Trường Đại học Vinh vào ngày 25 tháng 4 năm 2001. Đây là trường đại học chủ yếu tập trung đào tạo các chuyên ngành sư phạm, là nơi đã cho nảy mầm những hạt giống tốt nhất của tri thức, đã cống hiện cho đất nước những nhân tài.

            Cùng với quá trình phát triển của trường, sự hình thành của các phòng ban, các tổ chức đặc biệt là sự bổ sung của các ngành học đã được quan tâm đúng mức và sâu sát. Trải qua hình trình với những vật lộn đầy gian nan khổ ải, hình ảnh Trường Đại học Vinh vẫn luôn hiện lên đẹp đẽ trong những thước phim rõ nét nhất.

            Lớn lên cùng dòng sữa thơm mát của người mẹ Xứ nghệ, một mảnh đất vừa hiếu học vừa giàu truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc. Thầy trò trường Vinh vẫn luôn có ý thức trong những nhiệm vụ cao cả mà dân tộc giao phó. Trong hai cuộc kháng chiến tiêu biếu của dân tộc đã có những người anh hùng được gọi tên trên chiến trường cách mạng, nhiều thầy cô và sinh viên của trường đã không ngần ngại "xếp bút nghiên" lên đường chiến đấu với tinh thần tất cả cho chiến tuyến, họ luôn xã thân vì lý tưởng cao cả vì độc lập tự do và phát huy một cách tối đa bản chất truyền thống tốt đẹp mà trường đã xây dựng trong những năm tháng lịch sử.

            Ngày hôm nay, tại nơi đây chúng ta đang đứng trên những hy sinh, mất mát, đứng ở nơi mà chính thế hệ cha anh của trường đã dùng xương máu để xây dựng và bảo vệ. Đại học Vinh của thế kỉ XXI đang vặn mình theo những bước phát triển của đất nước, gắn với khu vực, hội nhập trong toàn cầu. Với những điều kiện vật chất hiện đại tiến bộ, đội ngũ cán bộ giảng dạy chất lượng, tâm huyết, công tác quản lý toàn diện triệt để. Trường Vinh không bao giờ ngừng nghỉ trước những nỗ lực lớn lao để vươn tới một chân trời mới, mở ra một tương lai tươi sáng, luôn là cánh cửa đồng hành với mọi thanh niên trên đất nước Việt Nam.

            Được học tập và trưởng thành trong ngôi trường với bề dày truyền thống với 58 tuổi đời là một niềm tự hào, một sự kiêu hãnh không chỉ riêng bản thân mỗi người mà đó còn là tiếng thổn thức của 40.000 trái tim trong toàn trường. Hơn nữa thế kỉ xây dựng và phát triển, từ trong bom đạn chiến tranh đến thời kỳ hòa bình đổi mới, dù đối diện với bất cứ hoàn cảnh nào, các cán bộ thế hệ công chức học sinh, sinh viên của Trường Đại học Vinh vẫn luôn là sợi dây gắn bó đoàn kết một lòng phấn đấu và tận tâm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng của trường Vinh. Sinh viên Đại học Vinh sống trọn với 8 chữ vàng "Bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tình nguyện" đó là chìa khóa đưa ta cập bến bờ thành công trong tương lai và trên mọi nẻo hành trình của cuộc sống.

 

----------------------------------------------------------

 

33. Nguyễn Thị Như Quỳnh - 57A1 Sư phạm Ngữ Văn

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRONG CHÚNG TÔI

           

            Tháng 2

            Ta bỗng bồi hồi, háo hức đón đợi mùa xuân như đón chờ một mối tình thiết tha.Thiên nhiên đất trời mùa xuân như bừng tỉnh sau kỳ ngủ đông. Ở khoảng không gian nào đó hoa đào đỏ thắm đua sắc khoe màu cùng ngàn hoa rực rỡ như sức sống của cô gái trong độ tuổi hai mươi. Và một học kỳ lại qua. Chúng tôi - tập thể A1K57 Sư phạm Ngữ Văn luôn cảm thấy may mắn vì đã gặp nhau ở đây, cùng nhau trải qua những năm tháng thanh xuân tươi đẹp nhất với những kỉ niệm khó phai mờ dưới mái Trường Đại học Vinh.

            Tuổi trẻ là mùa xuân của cuộc đời. Ai đã trải qua mới biết, dù buồn hay vui thì tuổi trẻ vẫn đẹp biết bao, vẫn làm ta nở nụ cười mỗi khi nghĩ đến. Tuổi trẻ ấy của chúng tôi đã được Đại học Vinh yêu thương vỗ về. Chúng tôi đã cùng nhau đi qua những tháng ngày dài. Từ những ngày đầu còn lạ lẫm cho đến hôm nay, khi lòng mình đã ôm trọn tình thương với khung trời này thì hàng cây, ghế đá đã đi qua bao thế hệ sinh viên đều đã được khắc ghi trong trái tim mỗi người.

            Nói làm sao cho hết niềm xúc động vui sướng khi được vinh dự trở thành sinh viên của Trường Đại học Vinh - Ngôi trường đã đi qua 57 năm thăng trầm của lịch sử, khi ước mơ trở thành giáo viên dạy văn đã được hiện thực hóa. Niềm hạnh phúc ấy tiếp tục được nhân lên và nối dài bằng những cảm xúc tinh khôi, những khoảnh khắc đáng nhớ của tuổi hoa niên đẹp đẽ. Đó là chút tinh quái của tuổi học trò ngây ngô vụng dại, một chút dịu dàng của cô nữ sinh yêu văn chương, là niềm hạnh phúc khi được mãi dũa bởi tình thương và sự nhiệt huyết của thầy cô. Đại học Vinh trong chúng tôi là nơi thiêng liêng nhưng ấm áp. Mỗi lần bước chân vào cổng trường, không còn cảm giác khói xe, bụi đường - mái trường đã mang lại cảm giác yên bình và nhẹ nhàng cho mỗi con người. Nơi nào ở đây cũng thật đẹp và nên thơ. Từ những hàng phượng vĩ đã ở đây từ bao đời, vẫn lặng lẽ tỏa bóng mát cho cả một khoảng trời rộng lớn. Từ những dãy nhà đã được sửa sang lại mang màu sắc hiện đại. Từ những con người giỏi giang và vui vẻ. Dường như tất cả những điều đó đã gắn kết tâm hồn người ở lại, để níu bước chân người ra đi vẫn muốn quay trở về.

            Chúng tôi sẽ nhớ rất nhiều hình ảnh Trường Đại học Vinh qua những mùa nắng. Bằng lăng đã nhuộm tím một khoảng sân rộng lớn. Ở đâu đó trên sân trường vẫn lưu giữ kỉ niệm về những tháng ngày bạn bè hò hẹn bên ghế đá, tâm sự cho nhau nghe những nỗi niềm của tuổi trẻ với những hồi ức đẹp kèm theo cả sự nuối tiếc mãi in dấu nơi đáy tim, để bâng quơ một nụ cười nhẹ khi nghĩ về mối tình đầu. Bằng lăng ặng im, chầm chậm lắng nghe những yêu thương nở hoa trong trong lòng cô cậu sinh viên đầy ước mơ và hy vọng.

 Chúng tôi cũng sẽ nhớ hình ảnh Trường Đại học Vinh trong những ngày mưa trắng trời. Giọt mưa cứ thế nối tiếp nhau đổ xuống sân trường. Chúng tôi như những đứa trẻ đùa vui, chơi đuổi bắt nhau dưới những cơn mưa, hồn nhiên vô tư mà chẳng lắng đọng chút ưu phiền của cuộc sống. Cơn mưa xuân cũng là chứng nhân ghi dấu những cảm xúc vỡ òa sau những trận đá bóng cuồng nhiệt với những bàn thắng lớn. Cơn mưa lúc tí tách từng giọt lúc lại ào lên như muốn xóa nhòa đi những kí ức buồn, chỉ còn lại tình yêu thương bao trùm khắp không gian . Chính vì thế không sai khi nói "Cơn mưa của tuổi thanh xuân ở nơi đây đã giữ trọn "vốc tình", để người với người vừa gặp đã thương". Để chúng tôi sẽ mãi tin rằng, dẫu thời gian có trôi đi thì những kí ức hồn nhiên của thuở ban đầu vẫn sẽ mãi được khắc ghi.

            Chúng tôi cũng sẽ mãi lưu giữ hình ảnh Trường Đại học Vinh vào đêm. Không tĩnh lặng, mà luôn nhộn nhịp tiếng cười nói rộn rã, hình ảnh sân bóng tấp nập, ánh sáng của những ngọn đèn đường như xua tan không gian heo hắt. Nơi đây càng vào đêm càng trở nên tuyệt diệu, đã gieo vào lòng chúng tôi ánh sáng của muôn ngàn ngôi sao để chúng tôi có được những giấc mơ đẹp trong đời. Trường Đại học Vinh mang đến nhiều điều đáng trân trọng, khơi gợi trong chúng tôi nhiều lý tưởng đam mê, thôi thúc mỗi người khao khát vươn xa đến những chân trời mơ ước.

            Chúng tôi sẽ khắc ghi hình ảnh Trường Đại học Vinh trầm lắng trong mùa chia tay. Trên sân trường, những bông hoa phượng đã cháy đỏ rực cả khoảng trời mùa hạ, báo hiệu mùa chia tay đã đến. Màu đỏ rực của hoa phượng như chính sự nỗ lực, bản lĩnh của những cô cậu sinh viên cuối khóa. Cho tới những phút giây cuối cùng của tuổi sinh viên, sắp phải chia xa tuổi hoa niên tươi đẹp vẫn nỗ lực cống hiến không ngừng cho mái trường thân yêu. Các thế hệ sinh viên Đại học Vinh sống trong bản hòa ca xưa và nay, vừa được kế thừa bề dày truyền thống vẻ vang vừa mang sự nhiệt huyết của con người thời đại mới. Sinh viên Trường Đại học Vinh vươn xa khắp mọi miền Tổ quốc, như những ngôi sao vụt sáng ở bầu trời xứ lạ. Mùa vẫn nối mùa, những vụ mùa của Trường Đại học Vinh vẫn bội thu những hoa thơm trái ngọt. Hương hoa làm say đất trời, tô điểm cho đất nước ngày càng tươi đẹp.

            Chúng tôi, những cô cậu thanh niên 19, 20 tuổi - thật nhỏ bé giữa Trường Đại học Vinh đã qua 57 năm mùa thu tựu trường. Với những thành tự rực rỡ đã đạt được, chúng tôi - tập thể A1K57 có quyền tự hào về Trường Đại học Vinh anh hùng, một ngôi trường không chỉ làm rạng danh xứ Nghệ mà còn là niềm tự hào của Tổ quốc trên trường quốc tế.

            Kỳ học đầu tiên ở Đại học Vinh đã đi qua, một năm học lại sắp kết thúc, chúng tôi luôn tự nhắc nhở bản thân mình phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để xứng đáng là sinh viên của ngôi trường anh hùng. Ai rồi cũng sẽ phải trải qua thời niên thiếu một cách bình dị hoặc sôi nổi. Tháng năm dẫu rộng dài, dẫu lòng người có đổi thay, giữa vô vàn sự rời xa và tụ hội thì vẫn luôn tồn tại trong trái tim chúng tôi những kỉ niệm của những tháng ngày tươi đẹp khi trở thành sinh viên của Trường Đại học Vinh. Và dù dòng đời có vạn biến ra sao thì Đại học Vinh mãi là nhà, là nơi cho chúng tôi trở lại, tiếp tục gửi gắm những ước mơ và hoài bão của mình:

"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn"

 

----------------------------------------------------------

 

34. Nguyễn Thị Thủy Linh - 56B5 Ngôn Ngữ Anh

 

ĐẠI HỌC VINH - NƠI TẠO DỰNG TƯƠNG LAI CHO TUỔI TRẺ!

 

            Đại Học Vinh - nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ! Thoáng cái tôi đã là một cô sinh viên năm hai,vậy là đã gần hai năm gắn bó với ngôi trường thân yêu này. Đối với tôi cảm xúc bây giờ không còn chút bỡ ngỡ,lạ lẫm,thẹn thùng như ngày đầu đến trường mà thay vào đó là đầy ắp niềm vui và sự tự hào.Nghĩ lại,tôi lại có cảm giác như vừa mới đây thôi, ba năm về trước,tôi đã thi trượt kỳ thi tuyển sinh vào đại học Vinh. Tất cả ước mơ, dự định của tôi tưởng chừng như phải dừng lại và bước sang một ngã rẽ khác. Nhưng, chính sự thôi thúc và mong muốn được theo đuổi ước mơ của tôi tại ngôi trường tôi có ấn tượng từ thời cấp 3 và cũng là ngôi trường trên mảnh đất của quê hương mình. Sau những ngày buồn bã, lo lắng cùng với bao áp lực với bản than,gia đình, bạn bè và những người thân, tôi đã quyết định ở nhà ôn thi tiếp một năm để rồi năm sau tôi sẽ trở lại trường và thực hiện ước mơ của mình. Ngay từ nhỏ, tôi đã có một ước mơ sau này sẽ trở thành cô giáo dạy tiếng anh, đó là mục tiêu cho tôi cố gắng suốt thời gian qua. Nhưng không phải cái gì cũng sẽ xảy ra như chính bản thân mong đợi,rồi tôi chợt nghĩ: Không có con đường nào trải đầy hoa nắng, mà phải trải qua khó khăn thử thách thì thành công sẽ rực rỡ hơn. Mái Trường Đại học Vinh và ước mơ đó đã làm động lực chính cho những ngày tháng tôi ở nhà ôn thi. Nghĩ lại,tôi vẫn còn chút ngậm ngùi và tủi thân trước những ngày tháng về trước. Không phải tôi nhụt chí cũng chẳng phải tôi sợ khó khăn, mà chính là đó chính là những ngày tháng tôi buồn và cô đơn nhất. Lẽ ra, sau những miệt mài cố gắng của ngày tháng học sinh, tôi áo ước nhanh trở thành một cô sinh viên như những bạn khác. Tôi cảm giác có chút buồn và hụt hẫng, nhiều khi trách bản thân không cố gắng hơn. Nhưng bù lại, nó lại làm động lực thúc đẩy cho tôi, với quyết tâm được trở thành một sinh viên của Trường Đại học Vinh, tôi có sự chia sẻ, động viên của bố mẹ, người thân, bạn bè và cả thầy cô giáo.

            Một năm ở nhà miệt mài với sách vở, với niềm hi vọng và đầy niềm tin, lạc quan phía trước. Thời gian đó, tôi đã trải qua nhiều áp lực, khó khăn không phải chỉ riêng về việc học nhưng chưa bao giờ trong suy nghĩ của tôi có ý định từ bỏ. Nhiều lúc trong đêm khuya, tôi chợt nghĩ rồi hai dòng nước mắt chảy dài trên má, chỉ biết cố gắng vươn lên và đạt được những gì mình mơ ước. Tôi tự tay viết vào quyển sổ của mình rằng: Hãy dám nghĩ và làm theo những gì mình nghĩ, hãy dám mơ và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ. Rồi cả những khoảng thời gian bạn bè đi học ở xa về, đến nhà tôi chơi mà kể đủ chuyện về cuộc sống sinh viên,lúc đó đằng sau nụ cười nó còn pha lẫn chút tủi thân. Một năm không phải ngắn,cũng chẳng phải là dài nhưng nó cũng đo đủ sự kiên trì và lòng quyết tâm. Bản thân tôi luôn nghĩ rằng khó khăn, gian nan chỉ là phép thử, là động lực để bản thân mình cố gắng nhiều hơn. Ngày đó, tôi quyết tâm lắm, tôi luôn nghĩ đến mẹ - người phụ nữ tôi yêu thương rất nhiều, đó là niềm an ủi, động viên tôi trong những lúc tôi cô đơn nhất. Tôi tự hứa rằng cuối năm sẽ đậu được ngành sư phạm Tiếng Anh của Trường Đại học Vinh để thực hiện được ước mơ của mình cũng như mang lại niềm hạnh phúc cho bố mẹ. Nhiều khi tôi quyết tâm đến nỗi nghĩ đến lại khóc. Thế rồi thấm thoát cũng hết một năm ở nhà ôn thi, mùa hè đến, lại bắt đầu một cơ hội và cố gắng cho tôi. Ngày ấy,mẹ tôi đưa đi thi tại Trường Đại học Vinh, với niềm hi vọng tràn trề và những lời động viên an ủi tôi bình tĩnh làm bài. Tôi cũng đã cố gắng nhiều lắm.

            Trong một tháng đợi chờ kết quả tôi hồi hộp và rất lo lắng, kèm với đó là cả một nỗi sợ hãi về kết quả của mình. Đến ngày nhận được kết quả thi,điểm thi của tôi cao hơn năm trước nhưng sự thật đâu có như bản thân mình mong muốn. Lại một lần nữa,tôi lại trật đại học! Cảm giác chẳng thể nào diễn tả nổi, tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng dường như may mắn không đến với tôi. Tôi chỉ thiếu rất ít và cao hơn điểm đậu năm trước. Với một người con gái, ôn thi lại một năm nhưng lại không thực hiện được những gì mình mong muốn tôi vô cùng thất vọng và chán nản. Cái ước mơ vào được ngành sư phạm Tiếng Anh của Trường Đại học Vinh, ước mơ được trở thành cô giáo đã vụt tắt. Tôi tự trách bản thân mình vì đã không cố gắng hơn,để cho mọi người thất vọng. Trong thời gian suy nghĩ, tôi đã quyết định đi theo ngành ngôn ngữ anh của Trường Đại học Vinh. Tôi vẫn có chút tiếc nuối, tiếc cho niềm đam mê ấp ủ bao năm qua,cảm thấy thích và trân trọng cái nghề nhà giáo ngay từ nhỏ. Rồi tôi chợt nghĩ, có lẽ mình nên chấp nhận và cố gắng nhiều hơn.

            Được trở thành một sinh viên của trường là một niềm vui lớn đối với tôi. Bây giờ tôi đã là sinh viên năm hai, tưởng chừng như cái ước mơ đó không thành nữa. Nhưng thật may mắn, sau năm nhất tôi đã đủ điểm để có thể đăng ký ngành sư phạm Tiếng Anh. Một tia hy vọng lại sáng lên, lại khơi gợi cho tôi tiếp tục ước mơ và niềm đam mê của mình. Dẫu biết học một lúc hai ngành sẽ có nhiều khó khăn, áp lực cũng như về kinh tế nhưng chẳng có gì bản thân không thể làm được. Tôi sẽ phải cố gắng nhiều hơn vì tôi muốn khẳng định rằng: Sẽ có nhiều con đường khác để đi tơi đích, không kể dài hay ngắn

            Trường Đại học Vinh là một ngôi trường rất đáng tự hào, một ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử với khuôn viên rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát. Hơn nữa trường bao gồm rất đông sinh viên và đào tạo đủ tất cả các ngành nghề khác nhau thu hút tất cả các học sinh ở mọi miền tổ quốc. Có thể thấy rằng,trường đào tạo nhiều nghành nghề nhưng vẫn duy trì được chất lượng dạy học cũng như chất lượng đầu ra. Với đội ngũ giảng dạy đều là giáo sư, tiến sỹ cho kinh nghiệm, được đào tạo sâu về chuyên môn giảng dạy, đặc biệt là lòng yêu nghề được bộc lộ rõ nét, thầy cô nào cũng tận tụy, tạo điều kiện hết sức cho sinh viên và đồng hành,giúp đỡ sinh viên để ngày càng hoàn hiện hơn trí thức cũng như nhân cách. Mặc dù ở khuôn viên đại học rất rộng rãi nhưng thầy trò đại học Vinh vẫn luôn giữ được mối quan hệ gắn kết, không những trong trường học mà cả phạm vi xã hội. Thầy cô giáo đều giàu lòng nhiệt huyết, hi sinh cho sự thăng tiến của sinh viên, luôn là người lái đò vững chắc chở sinh viên qua sông. Dù thầy cô không thể quan tâm sinh viên như hồi học cấp ba nhưng đủ cho sinh viên hiểu được tình cảm là lòng yêu mến của thầy cô. Trường Đại học Vinh là một trong những trường được đánh giá cao về chất lượng đội ngũ giáo viên. Trong giáo dục dạy phải đi kèm với học,nói đến giáo viên không thể nào không nhắc đến sinh siên. Trường Đại học Vinh là một ngôi nhà chung của những người con đến từ khắp mọi miền tổ quốc. Do điểm đầu vào đạt chất lượng cao nên những sinh viên được học dưới mái Trường Đại học Vinh là những bông hoa sáng rực. Thành tích của trường đi lên, nằm trong tốp đầu của cả nước không những nhờ vào công việc giảng dạy của đội ngũ giáo viên mà là cả quá trình nỗ lực không ngừng của tất cả sinh viên. Sinh viên Trường Đại học Vinh là những con người giàu tri thức, trí tuệ và bản lĩnh được thể hiện qua từng năm học. Số lượng sinh viên đạt thành tích cao trong học tập. Ngoài ra,sinh viên của trường còn có nhiều tài năng tỏa sáng với những hoạt động bổ ích tạo mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó,hầu hết các sinh viên luôn có tinh thần đoàn kết giữa khoa này với khoa khác để tập thể cùng đi lên.

            Như vậy, đến với Trường Đại học Vinh chắc ai ai cũng hết lòng khen ngợi. Bản thân tôi, là một sinh viên của trường, tôi luôn luôn tự hào về mái trường mình đang theo học. Được học trong môi trường như thế này tôi vô cùng cảm thấy thích thú và đặc biệt để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất là đối với thầy cô giáo. Tôi luôn có một sự biết ơn, lòng yêu thương thầm kín dành cho các thầy cô. Bởi lẽ, rồi mai sau tôi cũng là một giáo viên, là con người có nhiều nhiệt huyết. Chính sự yêu thương, hy sinh của thầy cô giáo đã làm cho tôi đam mê nhiều hơn về cái nghành tôi đang theo học. Qua đây,tôi muốn nhắn nhủ với các bạn rằng: Hãy đến với Trường Đại học Vinh,bạn sẽ được tỏa sáng, và lời động viên dành cho những ai đang ấp ủ ước mơ thì đừng bao giờ từ bỏ nhé các bạn. Không có gì khó khăn cả, quyết tâm và cố gắng thì ắt sẽ thực hiện được. Chúc các bạn thành công!

 

----------------------------------------------------------

 

35. Nguyễn Thị Hải Út - 56B5 Ngôn Ngữ Anh

 

CẢM ƠN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

 

            Mồng 9 tháng 9 năm 2015, tôi bước vào ngôi Trường Đại học Vinh với tất cả niềm vui và thích thú. Mọi thứ đều mới mẻ và lạ lẫm, môi trường học tập cũng như sống hoàn toàn thay đồi. Ban đầu, tôi thực sự lo lắng và sợ hãi vì xa gia đình xa bạn bè cũ nhưng đổi lại tôi học được biết bao điều mới. Trường Đại học Vinh là một ngôi trường lớn. Nó là một trong 17 trường trọng điểm quốc gia của Việt Nam. Điều này càng làm tôi cảm thấy áp lực mà mệt mỏi.

            Vì là một trường trọng điểm quốc gia nên hướng đào tạo của trường rất mới mẻ và đạt hiệu quả rất cao. Cho nên lượng bài tập kiến thức mà sinh viên chúng tôi phải hằng ngày tiêu thụ thực sự rất lớn. Cứ mỗi khi đến kỳ thi thì thức hai ba giờ sáng để ôn. Thực sự rất vất vả nhưng đổi lại điểm số cao và kỹ năng được ngày càng được hoàn thiện cũng như nâng cao. Ngoài ra trường, trường có rất nhiều hoạt động do sinh viên đoàn trường tổ chức rất hữu ích, đó là một cách hay đem sinh viên trường đến gần nhau hơn. Trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa sinh viên và Ban giám hiệu nhằm giúp cho sinh viên có thể bày tỏ mong muốn của bản thân đối với nhà trường cũng như giúp cho Ban giám hiệu có thể hiểu được những khó khăn và bổ sung những việc cần thiết mà sinh viên đã đề ra. Và còn rất nhiều hoạt động mà nhà trường tổ chức, phổ biến cho sinh viên. Tôi nghĩ đây là một sự tương tác rất hiệu quả.

            Một điều tiếp theo mà tôi rất hài lòng là cơ sở vất chất của trường. Với mỗi phòng học đều có quạt trần, bóng đèn và máy chiếu phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như học tập được diễn ra suôn sẻ. Các thiết bị dạy học được cung cấp đầy đủ. Nhà đa năng và sân vận động khang trang, sách sẽ, đầy đủ tiện nghi. Cùng với đó là hệ thống máy tính được cung cấp đầy đủ phục vụ cho sinh viên mỗi khi cần thiết. Thư viện với bảy tầng trong đó một tầng dành riêng cho khoa ngoại ngữ với cơ sơ vật chất máy tính máy chiếu rất hiệu quả. Các sách phục vụ cho sinh viên cũng như giảng viên của trường rất đa dạng và phong phú với đầy đủ các loại sách với nhiều thứ tiếng khác nhau.

            Giảng viên của trường đều là những người rất giỏi và tâm huyết. Họ tận tâm tận tình giảng giải truyền đạt hết lòng với sinh viên. Họ giúp các sinh viên từng bước vững chắc để bước đi trên đôi chân của mình với kiến thức được truyền đạt từ thầy cô. Nhờ thầy cô mà chúng em đã dần hoàn thiện được kiến thức cũng như kỹ năng để sẵn sàng bước vào đời trải nghiệm và làm việc.

            Tôi cảm thấy tự hào và vô cùng may mắn khi được học tại Trường Đại học Vinh. Được trải nghiệm học tập và giao lưu với các bạn các anh chị sinh viên và thầy cô trong trương trong khoa là một điều thực sự rất tốt. đó là sự cố gắng và nỗ lực của chính bản thân để vào trường và đã vào thì lại tiếp tục cố gắng nỗ lực để đạt được kết quả tốt nhất khi ra trường co thể tìm được một công việc và niềm yêu thích như chính mục tiêu ban đầu tôi đã đặt ra. Cảm ơn Trường Đại học Vinh!

 

----------------------------------------------------------

 

36. Thái Thị Mỹ Linh

 

CẢM XÚC NGÀY ĐẦU NHẬP HỌC

 

            Có lẽ cảm xúc những ngày đầu đi học đại học là một trong cảm xúc kỳ lạ, thiêng liêng và đáng nhớ nhất trong đời các cô, cậu sinh viên

            Tôi sẽ mãi không thể quên ngày nhập học của sinh viên K57, khoa Ngoại ngữ, Đại học Vinh. Lần đầu bước chân đến trường tôi đã nhận được sự quan tâm của các anh chị Đoàn viên thanh niên tình nguyện trong việc làm thủ tục, giấy tờ và được các thầy, cô ân cần hướng dẫn. Và may mắn, vinh dự hơn nữa, tôi được cô Văn Thị Phương - trợ lý quản lý sinh viên hỏi thăm, trò chuyện. Cô hỏi tôi về bản thân, gia đình, ước mơ, nguyện vọng. Giọng cô ân cần, trìu mến khiến tôi có cảm tưởng như cô trò đã quen nhau từ lâu vậy. Và vì thế khi trả lời cô tôi rất tự nhiên và chân thành. Nhưng có lẽ điều tôi bất ngờ nhất là câu nói của cô: "em đã để lại ấn tượng tốt trong cô". Câu nói đó làm tôi ngạc nhiên, vui sướng. Câu nói của cô cũng là động lực cho tôi trên đoạn đường sắp tới, tôi sẽ cố gắng hết sức mình để không phụ lòng thầy cô và cha mẹ.

            Tôi đã từng nghe người ta bảo rằng lên đại học sẽ chẳng còn những quan tâm chia sẻ từ thầy cô giáo, sẽ chằng còn những tình cảm bạn bè đơn thuần thân thiết như những năm phổ thông. Và tôi đã nghĩ và tưởng tượng về những năm tháng đại học thật buồn tẻ, với những sự cô đơn chất ngất. Nhưng khi đã là một cô sinh viên của đại học Vinh, tôi nhận ra tôi đã nhầm. Tôi được học những giảng viên thật tâm huyết và luôn sẵn sàng chia sẻ mọi thứ với chúng tôi. Tôi thực sự rất đỗi ngạc nhiên khi cô Dương Thị Linh - giảng viên môn Tâm lý học của tôi vẫn xưng hô với sinh viên thật trìu mến "cô" và "con". Đã từ rất lâu rồi tôi chưa đuợc giáo viên gọi như vậy, cảm giác thật xúc động, mọi khoảnh cách như được xóa tan. Các giảng viên nhiệt huyết với từng bài học, quan tâm đến mọi thắc mắc của sinh viên. Tôi cảm thấy an tâm khi có thêm được nhiêù kiến thức và bài học quý giá. Tôi không cảm thấy mình cô đơn nữa. Tôi vẫn có nhiều bạn mới. Chúng tôi vẫn chỉ là những cô cậu mười mấy tuổi đầu với bao ước mơ hoài bão, vẫn nhắng nhít vô tư. Chúng tôi vẫn dành cho nhau những tình cảm thật đẹp. Tôi còn có thêm những mối quan hẹ thật quý giá với những anh chị khóa trên - những con người vui tính, nhiệt tình, luôn đưa ra những lời khuyên thật hữu ích cho những đàn em như chúng tôi.

            Điều mà tôi hạnh phúc nhất khi được là một thành viên của hội sinh viên đại học Vinh đó chính là được tham gia nhiều hoạt động, nhiều chương trình thú vị,bổ ích. Qua những trải nghiệm ấy, tôi đã được rèn giũa về những kỹ năng mềm mà mình còn thiếu sót. Tôi cảm thấy mình dần trưởng thành hơn và có ích hơn trong cộng đồng. Tôi được có những khoảng thời gian tuy mệt mỏi nhưng tràn đầy những niềm vui. Tôi như được lớp lên, được làm những gì mình muốn và chịu tránh nhiệm với những gì mình đã làm. Tôi được giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, được chung tay đem đến cho họ những niềm vui. Và người phải nói lời cảm ơn chính là tôi, được đem lại những hạnh phúc cho mọi người là chính tôi nhận về những hạnh phúc. Trường Đại học Vinh đã đem đến cho tôi những cơ hội tuyệt vời để trở thành công dân có ích cho xã hội.

            Trở thành sinh viên Đại học Vinh không phải là mong ước của tôi những năm tháng phổ thông nhưng tôi biết tôi không lựa chọn sai khi quyết định học tập và rèn luyện tại nơi này. Tôi sẽ cố gắng thật nhiều hơn những để có được những thành công mà mình mong mỏi, góp phần xay dựng quê hương đất nước và làm rạng danh Trường Đại học Vinh anh hùng.

 

----------------------------------------------------------

 

37. Lương thị Tâm - 56B Quản lý Giáo dục

 

ĐẠI HỌC VINH NƠI TẠO DỰNG TƯƠNG LAI CHO TUỔI TRẺ

 

            Bước chân vào Trường Đại học Vinh, tôi đã cảm nhận được sự ấm áp, thân thiện của ngôi trường, bạn bè, sự hỗ trợ dẫn dắt tận tình của các thầy cô và các anh chị khóa trên. Chúng tôi được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên ngành. Bên cạnh đó, song song với giảng dạy kiến thức chuyên môn, thầy cô luôn có những chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm với chúng tôi về việc rèn luyện những kỹ năng cần có cho mỗi sinh viên như kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng truyền đạt thông tin, khả năng thích nghi với công việc, khả năng lãnh đạo... giúp chúng tôi tự tin và có được hành trang tốt khi ra trường.

            Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào bỡ ngỡ bước vào cổng trường đại học với bao hồi hộp về những giảng đường trong mơ và bây giờ đã là sinh viên năm thứ 2, được xếp vào bậc "anh, chị" trong trường. Trước khi bước vào Trường Đại học Vinh bố mẹ luôn luôn căn dặn tôi là sống ở nơi phồn hoa đô thị phải biết giữ mình không sa vào các tệ nạn xã hội. Nhưng kỳ lạ thay khi đứng trước cổng trường, mọi ý nghĩ kia dường như tan biến thay vào đó tôi cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi, thân thương. Tôi cảm thấy mái trường này chính là ngôi nhà thứ 2 của tôi.

            Bắt đầu cuộc sống của sinh viên năm nhất với rất nhiều khó khăn nhưng cũng đầy thú vị. Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân mỗi khi đêm xuống, nước mắt lại lã chã rơi. Không còn là không gian lớp học nhỏ bé như thời còn học sinh, thay vào đó là một giảng đường khang trang với màn hình đèn chiếu, với bài giảng điện tử, với những mô hình thực tế đã làm bao ánh mắt của những sinh viên mới như chúng tôi cứ xoay tròn vì thích thú. Giảng đường rộng và tình thầy trò cũng mênh mông không kém. Cuộc sống xa nhà của tôi nói riêng và của những sinh viên khác nói chung trở nên dễ dàng hơn nhờ vào sự quan tâm, chia sẻ, gần gũi của các thầy cô trong trường...

            Tôi đã từng mơ rất nhiều về thành phố Vinh, nơi có nhiều nét đẹp, nhiều điều thú vị để mình khám phá. Nhưng tôi chưa từng mơ về nơi đây như một mái nhà thân thiết của mình. Ấy vậy mà điều giản dị ấy đã trở thành kỉ niệm đầu tiên và có lẽ là khó quên nhất của tôi về mái Trường Đại học Vinh bây giờ.

            Đại học Vinh từ một ngôi trường nhỏ, với cơ sở hạ tầng còn thấp kém hơn nửa thế kỉ dựng xây nay đã trở thành một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia. Thu hút hàng nghìn sinh viên ở các huyện trong địa bàn tỉnh và các sinh viên các tỉnh khác đến theo học. Trường Đại học sư phạm Vinh năm xưa nay đã trở thành trường đại học đa ngành, với quy mô gần 45 nghìn học sinh, sinh viên, giảng viên. Với những kiến thức được đào tạo bài bản, các thầy cô giáo đã truyền đạt lại cho chúng tôi, bên cạnh những giờ học lý thuyết chúng tôi còn được thực hành để trau dồi lại kiến thức. Nhờ đó mà từng lớp sinh viên chúng tôi trưởng thành lên, lĩnh hội nhiều kiến thức và sẵn sàng cất cánh bay đi thực hiện ước mơ của đời mình.

            Thật tự hào khi được trở thành sinh viên của Trường Đại học Vinh. Từ giờ phút đầu tiên bước chân vào trường trở đi, là tôi như có thêm một mái nhà để yêu thương, một nơi để hướng đến và khắc sâu trong tâm trí. Hạnh phúc nào bằng khi nơi mình yêu lại yêu thương mình. Và có lẽ cũng giống như tôi, ở đâu đó tận sâu trong đáy lòng của tất cả những người con của mái nhà đầy yêu thương ấy đều dành cho trường vị trí lớn nhất trong trái tim. Để rồi đây có lẽ từng nhành cây, ngọn cỏ nơi sân trường, từng khu giảng đường, từng phòng kí túc xá cũng trở nên thân thuộc, đáng yêu và mãi mãi in đậm trong trí nhớ của những thế hệ sinh vên trưởng thành từ mái Trường Đại học Vinh thân yêu.

            Từng thế hệ học sinh, sinh viên đã và đang trưởng thành từ mái trường này có lẽ mãi mãi sẽ nhớ về trường như một bến đỗ bình an, một điểm tựa tinh thần vững chắc để bước tiếp trên đường đời gian nan, thử thách. Và mái Trường Đại học Vinh sẽ mãi mãi là nơi chắp cánh cho những ước mơ, là cánh chim đầu đàn, là cái nôi đào tạo ra thế hệ tương lai của đt nước.

            "Đại học Vinh nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ"

 

----------------------------------------------------------

 

38. Nguyễn Thị Thanh Nhàn - 55A2 SP Vật lý

 

TRƯỜNG VINH TRONG TÔI…

 

            Đại thi hào người Nga Llia Erebua đã từng viết trong một bài văn nổi tiếng - Lòng yêu nước: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh…". Đó là người Nga yêu nước Nga nhưng cội nguồn của mọi tình yêu đều vậy, đều bắt đầu từ những điều bình thường, nhỏ nhặt nhất. Lý do tôi mở đầu bài viết của mình với lời trích dẫn này là bởi trong tôi đang dần nảy nở một tình yêu, một tình yêu không giống như bao tình yêu xóm làng, quê hương khác mà tình yêu ấy dành trọn vẹn cho một ngôi nhà - đại gia đình thứ hai, gia đình ấy mang tên trường Vinh.

            Trường Vinh mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn. Tôi yêu cái tĩnh lặng của sân trường vào những chiều cuối thu, thi thoảng một cơn gió nhẹ thổi qua, vấn vương trong lòng bao thứ cảm xúc hỗn độn, rồi ngồi "tự kỉ" ôm ukulele và hát vu vơ một bài nào đó, hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn toàn bộ trường Vinh trong một hình hài: lắng đọng và dịu êm. Tôi yêu sân bóng rộng lớn, bạt ngàn một màu cỏ xanh rờn, đôi lúc ngả mình nằm nhìn lên bầu trời trong xanh mà cảm thấy tâm hồn thư thái lạ lùng và bất giác mỉm cười. Tôi yêu trường Vinh của những buổi bình minh sáng sớm, đi bộ tới trường, lặng ngắm trường Vinh chìm trong giấc ngủ yên bình mà đỗi thơ mộng. Tôi yêu những con người nơi đây, những con người dù không thân thích, ruột thịt nhưng dường như đã trở thành tri kỉ. Và còn vô vàn những điều kỳ diệu nữa ở trường Vinh đã kết tinh thành kí ức đẹp dịu dàng được lưu giữ tận sâu trong trái tim tôi, mãi mãi không bao giờ phai nhòa.

            Đến với trường Vinh, chọn cho mình con đường sư phạm, dẫu biết còn nhiều khó khăn, nhiều thử thách nhưng tôi vẫn luôn đặt niềm tin vào nghề được coi là một trong những nghề cao quý nhất, đam mê với sự nghiệp của "kỹ sư tâm hồn" cho thế hệ trẻ. Môi trường học tập là điều đầu tiên trường Vinh mang lại ấn tượng cho tôi. Là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng nhanh với thế giới việc làm; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước; hướng đến là trường đại học trọng điểm quốc gia, có một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế. Không những thế trường đã mở rộng và phát triển hàng chục ngành ngoài Sư phạm để không ngừng đáp ứng các yêu cầu của xã hội về nhân lực trên các lĩnh vực: kinh tế, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng, điện tử viễn thông, luật, Công nghệ thông tin... Đến nay, Nhà trường đã đào tạo nhiều bậc học, ngành học khác nhau với 15 chuyên ngành tiến sĩ, 31 chuyên ngành thạc sĩ; đào tạo 50 ngành kỹ sư, cử nhân; đào tạo học sinh trung học phổ thông chuyên với 6 môn chuyên (Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh và Sinh học)... Hiện nay toàn trường có khoảng 42.000 học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Ngoài ra, Trường còn liên kết với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước đào tạo các trình độ đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước. Hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá. Những ngày đầu mới vào trường, tôi thực sự "choáng ngợp" trước sự rộng lớn của ngôi nhà này. Đi từ trục đa năng vào tới khu nhà D1 dành cho các sinh viên nghiên cứu cũng như làm thí nghiệm, rồi khu nhà D3, tiếp đến khu nhà B và sâu tít trong cùng là dãy nhà A, phía ngoài là sảnh nhà A0,ngoài ra còn có khu kí túc xá, căng tin dành cho sinh viên, quả thực là một cuộc hành trình dài. Nhưng khi sống ở đây được một thời gian, lâu ngày rồi mọi thứ cũng thành quen, tôi dần thuộc được mọi ngóc ngách, từng địa điểm thú vị trong ngôi nhà này. Tôi càng cảm thấy yêu trường Vinh hơn!

            Thứ hai là lòng tri ân và sự biết ơn sâu sắc - được tạo nên bởi hàng trăm người lái đò thầm lặng, không quản khó khăn đưa bao thế hệ sinh viên cập bến bờ tri thức, đưa hành trang vào đời, đào tạo nên những người giáo viên, những nhà kỹ sư, luật sư, những nhà đầu tư,…t ương lai. Đó chính là những giảng viên, những nhà giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đồng thời chính là những người cha, người mẹ đã dành tất cả lòng tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Không chỉ dạy chữ mà cao hơn là dạy cho thế hệ sinh viên đạo lý làm người, những hành trang vào nghề. Những tiết học trên giảng đường, thầy cô không những vui vẻ, hòa đồng với sinh viên mà còn rất tâm lý, luôn mang lại một làn gió mới. Nhờ vậy mà sinh viên lại thích thú, say mê hơn với từng môn học.

            Không thể thiếu trong bức tranh muôn màu, sống động của trường Vinh chính là hàng nghìn bạn sinh viên. Với mỗi thế hệ, sinh viên lại mang đến một màu sắc mới mẻ. Bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tình nguyện được mọi sinh viên đặt lên hàng đầu. Mỗi sinh viên đều tự rèn luyện cho bản thân ý thức tự giác, chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học; khả năng sắp xếp thời gian hợp lý thông qua việc cân đối thời gian giữa việc học và tham gia các hoạt động xã hội; sự tự tin, chuyên nghiệp khi giao tiếp và sinh hoạt với mọi người, đặc biệt là giao lưu quốc tế. Dưới ngôi nhà này, tôi đã gặp được những người bạn vô cùng đáng yêu, với thành tích học tập" khủng", cùng tôi san sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, cùng tôi thực hiện con đường còn dang dở.

            Nhắm mắt lại, nghĩ một chút, trường Vinh trong tôi giản dị là thế, cũng đáng quý là thế. Tôi cảm thấy thật may mắn khi trở thành đứa con của ngôi nhà này- nơi hàng nghìn trái tim cùng chung nhịp đập. Trường Vinh là điểm khởi đầu, mang đến một hành trang vững chắc, là nơi chắp cánh ước mơ để tôi có thể tiếp tục cuộc hành trình trên con đường đời của mình.

            Với tư cách là một sinh viên năm ba của khoa Vật lý & Công nghệ, trải qua quá trình học tập, rèn luyện, mái nhà này đã mang đến bao bài học hay, bao màu sắc mới mẻ và xen lẫn vô vàn những thứ cảm xúc. Tôi tin rằng cả tôi và các bạn sẽ là những tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo ngay dưới mái trường này; là những người học tập, rèn luyện gương mẫu, tích cực trau dồn các kỹ năng nghề nghiệp để thực sự trở thành thế hệ của những con người lao động mới, những con người kế thừa sự nghiệp vừa hồng, vừa chuyên. Tôi, bạn và tất cả chúng ta, hãy cùng nhau nỗ lực, cùng nhau học tập và rèn luyện, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn và thử thách để thực hiện ước mơ cao đẹp của mình.

            Thật tự hào khi trở thành sinh viên của trường. Và có lẽ cũng giống như tôi, ở đâu đó tận sâu trong lòng tất cả các bạn đều có những khoảnh khắc đáng trân trọng, đáng nâng niu.

            Trường Vinh là một phần trong trong tôi và mãi mãi là như vậy. Trường Vinh là nhà!

 

----------------------------------------------------------

 

39. Mai Dung (maidung230696@gmail.com)

 

ĐẠI HỌC VINH TRONG TÔI

 

            Đại học Vinh, một ngôi trường đại học nằm ở khu vực miền Trung đầy nắng và gió, là mái nhà thân thương của biết bao thế hệ sinh viên. Mái trường nằm gọn trong lòng thành phố Vinh xinh đẹp ấy cũng chính là nơi chấp cánh và thực hiện hóa những hoài bão trong tôi. Nơi ấy trong tôi, một cảm giác thân thương xen lẫn tự hào. 

            Vẫn nhớ rõ cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm và một chút lạc lõng khi lần đầu tiên đặt chân vào trường. Cái lần mà tôi có lẽ chẳng bao giờ thể quên được. Trước mắt tôi là một ngôi trường rộng lớn, quá đẹp so với sức tưởng tượng của mình. Và từ đó, tôi biết giảng đường đại học là như thế nào. Ngày nào, tôi chỉ là một cô sinh viên năm nhất bước vào trường, như chớp mắt, giờ đây tôi đã trở thành cô sinh viên năm 3 nghành Báo chí thuộc klhoa sư phạm Ngữ văn của trường. Đếm sao cho hết nỗi niềm nơi đây đã chia sẻ cùng tôi. Bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày gắn bó là bấy nhiêu kỷ niệm vui buồn chôn dấu và giờ đây những kỷ niệm ấy vẫn đang còn hiện hữu trong tôi. Có người đã từng nói "Dòng đời là những chuyến đi đã đưa ta về với những nơi ghi dấu nhiều ý nghĩa". Không biết tình cờ hay chính cái duyên may mắn đã đưa tôi về mái Trường Đại học Vinh thân yêu. 

            Những năm tháng sinh viên bắt đầu thật bỡ ngỡ nhưng cũng đầy thú vị. Không còn là không gian lớp học nhỏ bé như thời gian còn học sinh, thay vào đó là một giảng đường khang trang với màn hình đèn chiếu, với bài giảng điện tử, với những mô hình thực tế đã làm bao ánh mắt của những sinh viên mới như chúng tôi cứ xoay tròn vì thíc thú. Giảng đường rộng, và tình thầy trò cũng mênh mông không kém. Cuộc sống xa nhà của tôi nói riêng và của những sinh viên khác nói chung trở nên dễ dàng nhờ vào sự quan tâm, chia sẻ, gần gũi của các thầy cô trong trường. 

            Trải qua 3 năm học tập, bên cạnh về những thầy cô giỏi về chuyện môn luôn cập nhật những kiến thức cũng như phương pháp dạy học tiên tiến và luôn được trẻ hóa, bên cạnh những giờ lý thuyết hay những buổi thực hành bổ ích từng lớp sinh viên chúng tôi trưởng thành lên, lĩnh hội những kiến thức và sẵn sàng cất cánh bay đi thực hiện ước mơ của đời mình. Đáng quý lắm cảm giác ấm áp và thân thương khi nhận được tình cảm. chân thành của các thầy cô. Các thầy cô tôi là những người đưa đò cao cả, bằng cả tâm và tài của mình, các thầy cô đã dìu dắt và nâng đỡ chúng em đến những tầm cao mới. Không có gì có thể so sánh với công ơn của thầy cô dành cho chúng em. Chúng em sẽ ghi nhớ mãi những công ơn này và em biết rằng trong mỗi thế hệ sinh viên chúng em, mái trường này cùng các thầy các cô Trường Đại học Vinh luôn là gia đình thân thương dõi theo những bước tiến của chúng em trên đường đời. 

            Với bề dày truyền thống và 57 năm thành lập, cộng với sự năng động vốn có, sự quan tâm và sự uyên sâu của những người đưa đò nơi đây đã yêu thương, che chở, dạy dỗ và chứng kiến sự trưởng thành của bao thế hệ sinh viên. Giống như câu phương châm của trường "Đại học Vinh - nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ". Mỗi thế hệ sinh viên sau khi ra trường, họ đem những hành trang về kiến thức và kỷ năng sống mà mái trường này đã trang bị để thực hiện hóa những khát vọng và hoài bão bản thân, để không phụ những gửi gắm mà ngôi trường này đã đúc luyện thành để sau này góp công sức vào xây dựng quê hương, đất nước. 

            Trong tầm thức của tôi, tôi sẽ mái nhớ về trường như một bến đỗ bình an, một điểm tựa tinh thần vững chắc để tiếp bước trên đường đời đầy gian nan, thử thách. Và mái Trường Đại học Vinh sẽ mãi mãi là nơi chấp cánh những ước mơ, là cánh chim đầu đàn, là cái nôi đào tạo hàng đầu cho hôm nay và mai sau. 

 

----------------------------------------------------------

 

40. Hải Yến - 56A2 Giáo dục Mầm non

 

ĐẠI HỌC VINH - NGỌN ĐUỐC SÁNG MÃI

 

            Cũng như bao bạn trẻ khác, trở thành sinh viên của một trường Đại học là một điều mong ước, là mục tiêu phấn đấu của tôi trong suốt những năm tháng học sinh. Và ước muốn ấy đã trở thành hiện thực khi cánh cổng trường Vinh đã rộng mở đón tôi vào ngày 5 tháng 9 năm 2015. Tôi hiểu rằng đây chính là mảnh đất màu mỡ để tôi ươm mầm, nôi dưỡng và phát triển ước mơ, hoài bão của mình.

            Tôi còn nhớ như in, lần đầu tiên đặt chân tới trường, một cảm xúc dâng trào, thật kỳ lạ, một thứ cảm xúc khó có thể đặt tên, đó là sự ngỡ ngàng, lạ mà quen xen chút tự hào, hãnh diện. Đó không phải là một cảm xúc mới, cũng không phải là cmar giác xa lạ.

            Đại học vinh là 1 ngôi trường có bề dày lịch sự, giàu truyền thống của đất nước, đây là cái nôi đào tạo nhiều nhân tài, những cán bộ, công chức hoặc các nhà kinh doanh... trong tương lai. Đây là một trong 17 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực miền Trung và cả nước, đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

            Là một sinh viên năm 2 của trường, tôi luôn tự hào nơi đã và đang giao dục, giảng dạy đào tạo biết bao thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai cho Tổ quốc Việt Nam giàu và đẹp.

            Viết về nét đẹp trường Vinh hôm nay, tôi hoàn toàn khẳng đỉnhằng, đây là một trường rất tốt và hoàn hảo cho sự lựa chọn học hanhfcho con em chúng ta đặc biệt là hệ sư phạm. Trong hơn 400 trường Đại học, Cao đẳng hiện nay, Trường Đại học Vinh nằm trong nhóm 20 trường đầu tiên được Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt tiêt chuẩn chất lượng giáo dục với 92,86% phiếu bầu.

            Không những ngành sư phạm mà tôi đang theo học, Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đa cáp, nhiều ngành nghề khác nhau và là một trong những trường Đại học đầu tiên của cae nước Đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Tôi thật sự rất phấn khởi khi được sống, học tập trong môi trường tốt đẹp này, được làm quen với các thầy cô giáo hết lòng vì sinh viên, các bạn bè mới luôn thân thiện và đặc biệt hơn nữa là được nhà trường cùng các thầy cô giáo giảng viên tạo điều kiện để chúng tôi - những sinh viên cầ mẫn luôn có điều kiện học tập, rèn luyện tốt nhất. Đại học Vinh sẽ là nơi giúp tôi và các bạn sinh viên khác tiếp cận nguồn tri thức mới, cách thức làm việc khoa học và trau dồi nhiều kỹ năng mềm để phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống sau này. Tôi nghĩ rằng, trường Vinh sẽ là nơi để tôi tu dưỡng bản thân, phấn đấu trở thành người có tri thức, năng động, sáng tạo, để là một công dân có ính cho đất nước. Đại học Vinh đẹp là nơi chắp cánh và hiện thực hóa những hoài bão trong tôi. Nơi đây trong tôi, một cảm giác thân thương xen lẫn niềm vui tự hào. Tôi biết rằng, đây sẽ là một góc chứa biết bao kỉ niệm: vui có, buồn có chôn dấu trong tim. Để mai sau kỉ niệm ấy có ùa về mới gọi thì tôi sẽ nhớ mãi, khắc ghi trong quãng đời sinh viên còn lại.

            À! Chợt kí ức hồi xưa bỗng hiện lên, thấm thoắt đã một năm trôi qua, cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm và một chút lạc lõng khi lâng đầu tiên đặt chân vào trường. Một ngôi trường quá rộng lớn, quá đẹp hơn sức tưởng tưởng tượng mà mỗi lần nhắc đến với bạn bè tôi không sao kiềm nổi sự tự hòa và niềm vui thích "Trường Đại học Vinh tôi đẹp lắm", khuôn viên trường đầy đủ màu sắc và tràn đầy sức sống của hoa, của cỏ cây, của những màu áo sinh viên, của những màu áo sinh viên, của những tà áo dài trong cái nắng và gió biển mặn mòi của Miền Trung. Trường tôi lớn lắm, lớn đến nỗi tưởng chừng như cô sinh viên năm 2 tôi còn đi lạc... rộng lớn về không gian, về cơ sở vật chất, lớn về nguồn lực mà nó đáng che chở nuôi dưỡng và lớn cả về tầm nhìn, về tiềm năng phát triển. Không những thế, trường là cái nôi của ngành hệ sư phạm. Tôi cứ như đứa trẻ lên ba môi khi được "khoe" về trường, không tự hào sao được khi Đại học Vinh - nơi tôi được học - là một trong những Đại học có bề dày lịch sử truyền thống 58 năm, đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng và nguồn nhân lực trong số các trường Đại học ở Việt Nam.

            Nhớ và quý lắm những giờ học căng thẳng trên giảng đường nhưng đầy thú vị, những trải nghiệm thực tế vất vả nhưng bổ ích, những kiến thức là những giọt vàng quý báu và giảng viên đúc kết và truyền đạt vẫn luôn có sức hút đến kỳ lạ. Gần kết thúc năm 2, có chút gì đó hơi vội vàng, dường như tôi vẫn chưa kịp biết hết được nét đẹp của trường mình, hi vọng rằng hai năm còn lại tôi sẽ có những trải nghiệm mới, những kiến thức bổ ích cho sau này. Với tôi, tôi thích được nghe, được đọc, được học những điều mới lạ từ sách vở, bạn bè, thầy cô. Tôi yêu cảm giác căng thẳng và không khí sôi nổi trong những buổi tranh luận khi học nhóm, khi trình bày báo cáo trên lớp. Và tôi trân trọng những buổi đi kiến tập khá lạ lẫm nhưng kết quả đạt được nhiều hơn điểm số khi chúng tôi đã tiến một bước dài hơn với thực tế nghề nghiệp

            Yêu lắm cuộc sống sinh viên xa nhà, vui buồn trong sự thiếu thốn tình cảm, những bạn bè mới. Bạn bè tôi tới đây từ khắp mọi miền đất nước. Không những vậy, tôi còn được làm bạn với các bạn Lào và Thái nữa - họ rất thiện cảm và dễ gần. Chúng tôi chia sẻ với nhau cảm giác nhớ nhà, chia sẻ cùng nhau những món quà quê, những tình cảm nhớ nhung tuổi đầu đời. Cuộc sống sinh viên đơn giản, mộc mạc nhưng đáng yêu lắm, chúng tôi cùng trân trọng cảm thông và giúp đỡ nhau cùng vượt qua cuộc sống sinh viên thiếu thốn, khi buồn khi vui, nó sẽ giúp chúng tôi trưởng thành hơn.

            Đáng quý lắm cảm giác ấm áp và thân thương khi nhận được tình cảm chân tình của các giảng viên, thầy cô luôn tận tụy và yêu thương sinh viên. Thầy cô à! Thầy cô là những người đưa đò cao cả, bằng cả tâm và tài của mình, các thầy cô đã dìu dắt và nâng đỡ chúng em đến những tầm cao mới. Không có gì có thể so sánh với công ơn của thầy cô đã dành cho chúng em. Chúng em sẽ luôn tồn tại ghi nhớ mãi công ơn này và em biết rằng trong mỗi thế hệ sinh viên chúng em. Mái trường này cùng các thầy cô Trường Đại học Vinh là gia đình thân thương dõi theo những bước tiến của chúng em trên đường đời. Đây là một nét đẹp quá đỗi trân trọng, nét đẹp trong tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến.

            Tôi đã chạm, cảm nhận và gắn bó thân thương với ngôi trường này gần 2 năm cuộc đời tôi yêu và luôn tự hào vì nơi này đang che chở, yêu thương, dạy dỗ và chứng kiến sự trưởng thành của tôi và biết bao thể hệ sinh viên khác. Yêu biết bao ngôi trường này và đâu đấy trong tôi, khi viết về nét đẹp trường mình, úc này là cảm giác pha lẫn giữa lo âu, trăn trở "cơm, áo, gạo, tiền" và niềm vui đã và đang tích lũy hành trang, chuẩn bị bước vào đời. Tôi biết rằng, giờ đây cần phải biến những cảm xúc ấy thành động lực, phải đem những hành trang về kiến thức và kỹ năng sống mà mái trường này sẽ trang bị cho tôi để hiện thực hóa những khát vọng và hoài bão bản thân, để không phụ những gửi gắm mà ngôi trường này đã dành cho tôi và để góp công sức và xây dựng quê hương đất nước.

            Nếu có dịp các bạn hãy thử dạo quanh trường một lần thử xem, khuôn viên rộng rãi, thoáng mái, sạch sẽ và luôn tràn ngập màu xanh mát của tán cây xanh, cùng dãy hoa lan của nhà Ao,... bước vào cánh cổng ta sẽ bắt gặp những tòa nhà đứng hiên nganh như dang rộng vòng tay ôm ấp cả thế hệ.

            Tôi thật sự ấn tượng với nhà truyền thống của trường mình - nơi lưu giữ nét đẹp riêng biệt về lịch sử từ trước cho tới nay. Trường Vinh không chỉ vậy mà còn có những nét kiêu sa, mĩ miều và lộng lẫy mà ta có thể cảm nhận được ở nhà đa chức năng, thư viện hay trường chuyên Đại học Vinh, bên cạnh đó còn có trường thực hành sư phạm để các sinh viên trải nghiệm, nơi giữ nét đẹp của các em thơ,... Sắp tới đây, tôi còn được xuống học tập và rèn luyện tại cơ sở 2 của trường mình - đó là nơi giáo dục quốc phòng - an ninh. Nghe barp rằng thật tuyệt vời cho một tháng quân sự, thật là háo hức và chờ đón, anh chị bảo lưu luyến chẳng muốn về.

            Nét đẹp trường Vinh nó vừa giản dị, thân quen lại rất đỗi thân thương. Thật tuyệt vời!

            Tôi thích dạo bộ trong trường Vinh vào buổi tối, cảm giác thanh mát và thoải mái, trầm tư và bình yên. Quang cảnh về đêm với ánh đèn, với chị gió thoáng đùa, với những bản nhạc tình ca của các bạn sinh viên lúc đàm tiếu giải trí trong những câu lạc bộ. Nó ấm áp mà trầm tư, tươi mới mà giản đơn. Lòng vòng qua các phòng học thì các bạn tụ họp thành nhóm học bài, trêu đùa nhau trong tiếng cười giòn giã. Các bạn hãy thử dạo mà cảm nhận mà xem tôi tin rằng nó sẽ không lãng phí một chút nào.

            Nét đẹp của trường Vinh còn thể hiện ở chính con người ở đây, nét đẹp đã tạo nên các hoạt động bổ ích như: rèn nghề, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hội chợ ẩm thực, các cuộc thi do trường tổ chức. Trong những cuộc thi như vậy, lần nào tôi cũng hét cổ vũ cho rát cả cổ họng, vui sướng khi được biết thêm nhiều điều và nhận các giải thưởng. Tôi sung sướng khi là một sinh viên Trường Đại học Vinh, đặc biệt là cô sinh viên sư phạm Mầm Non. Tôi tự hào về điều đó và không biết phải diễn tả như thế nào nữa.

            Với khẩu hiệu sinh viên trường Đại họcVinh, với cương lĩnh "bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tình nguyện" cũng phần nào thể hiện được sự khác biệt của trường. Đại học Vinh - nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ. Trường Đại học Vinh:

            - Môi trường học tập lý tưởng cho sinh viên.

            - Giảng dạy và nghiên cứu chất lượng cao.

            - Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập lý tưởng cho sinh viên.

            - Đồng hành cùng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

            - Trung tâm đào tạo liên tục.

            Từ những ý nghĩa nhân văn đó, hình ảnh về Trường Đại học Vinh: cởi mở, thân thiện, giàu tính nhân văn xứng đáng được tôn vinh và nhận được ý nghĩa và sứ mạng quan trọng của một cơ sở giáo dục đào tạo uy tí, Trường Đại học Vinh luôn phấn đấu để hoàn thiện hơn qua mỗi giai đoạn phát triển và từng bước đổi mới, hướng tới mục tiêu pháp triển toàn diện, vững chắc tren mọi lĩnh vực, khẳng định được vị thế xứng đáng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.

            Đến với Trường Đại học Vinh hôm nay, là một ngành sư phạm, tôi luôn được trải nghiệm, rèn luyện các kỹ năng, hứa sẽ cháy hết mình và sống đúng với nhiệt huyết tuổi trẻ.

            Với bề dày truyền thống và sự năng động vốn có, sự tận tâ mà uyên sâu của những người đưa đò nơi đây, tôi cũng như những sinh viên đã và đang học tại mái trường này tin rằng Đại học Vinh sẽ luôn là cái nôi đào tạo những con người vừa hồng vừa chuyên cho đất nước, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên bản đồ giáo dục quốc gia và không ngừng vươn xa tới những tầm cao mới.

            Viết về nét đẹp Đại học Vinh, thầy Mai Tuấn Sơn đã sáng tác rất nhiều bài hát ca ngợi về vẻ đẹp của trường: viết về Trường Đại học Vinh, mái trường khát vọng,... Không những thế các bạn sinh viên, các anh chị sắp sửa ra trường cũng để lại cho trường những lời ca, tiếng hát, những bản nhạc về trường Vinh yêu dấu. Hy vọng rằng, sẽ có rất nhiều, nhiều hơn nữa những điều tốt đẹp và tuyệt vời đến với nơi này.

"Đại học Vinh - ngọn đuốc sáng mãi".

 

----------------------------------------------------------

 

41. Hoàng Thị Thanh - 55A SP Hóa học

 

KHOA HÓA TRONG TÔI

 

            Tuổi thanh xuân giống như một cơn mưa rào. Dù cho bạn bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đắm mùnh trong cơn mưa ấy một lần nữa". Quả đúng như vậy, tuổi trẻ của mỗi người trôi qua vội vã, chóng vánh như cơn mưa rào đầu hạ tươi xanh, mát lành. Tuy nhiên, dư vị mà nó để lại cho chúng ta là cả một bầu trời nỗi nhớ dấm dẳng, sâu lắng mà suốt đời không bao giờ quên.

            Nhắc về ĐHV thương nhớ, mái trường mà lớp lớp thế hệ thầy cô giáo đã truyền ngọn lửa yêu nghề, nuôi dưỡng ước mơ xanh của các học trò và cũng chính từ chiếc nôi này, lớp lớp thế hệ học trò như tôi đã trưởng thành, tiếp nối sự nghiệp nhà giáo tuy vất vả nhưng đầy thanh tao. Thật tự hào khi giờ đây, ĐHV trở thành một trong những trường trọng điểm quốc gia, nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ nước nhà, đào tạo ra những mầm non tri thức cho nhân loại. Với niềm đam mê Hoá học cháy bỏng, tôi đã thoả ước nguyện khi trở thành một thành viên của khoa Hoá Học thân yêu. Đến nay, Khoa Hoá tròn 55 tuổi. So với dòng chảy vô thuỷ vô chung của thời gian thì đó là tuổi đời thật khiêm tốn. Nhưng đối với chúng tôi, đây là quãng thời gian đẹp đẽ, ý nghĩa nhất trong cuộc đời. Giờ đây, khi đã trở thành một cô sinh viên năm thứ 3 tôi mới thấu hiểu được những hi sinh thầm lặng, cần mẫn, nhẫn nại của các thầy cô giáo. Thầy cô đã gắng sức chắt lọc từ những trang đời để viết lên bảng đen, phấn trắng những dòng chữ đơn sơ nhưng chất chứa biết bao tâm huyết của cả một đời người nhà giáo. Những chuyến đò cứ chở Đạo và Đời, chở những con chữ buồn vui đến với bao tâm hồn các trò, mài dũa các em trở thành những nhà giáo sư phạm nhiệt huyết, những kỹ sư tài ba nhất cho tương lai, chắp thêm đôi cánh để các em bay tới miền trời mơ ước... Một trong những ký ức đẹp đẽ nhất đời sinh viên của tôi có lẽ là cuộc thi NVSP. Cuộc thi vui vẻ, năng động và không thể thiếu sự cạnh tranh đầy gay cấn giữa các đội thi, đòi hỏi trí tuệ và sáng tạo - những phẩm chất rất cần thiết cho nhà giáo tương lai.

----------------------------------------------------------

 

42. Nguyễn Thị Hương (huonghuong13797@gmail.com)

 

ĐẠI HỌC VINH TRONG TÔI

 

            Cái nắng hè rọi vào từng ngõ ngách căn nhà, cùng với tiếng ve rạo rực làm tôi thấy khoan khoái miên man. Phải chăng hè là cội nguồn của nỗi nhớ, hè là nơi chôn giấu hoài niệm tuổi trẻ? Thấp thoáng trước mắt tôi hiện lên hình ảnh cô sinh viên năm nhất hớt ha hớt hải chạy đi tìm phòng học năm nào. Cô gái đầy hoài bão, đầy ước mơ và khát vọng được học hành, được bay nhảy. Nay tôi đã là một giáo viên dạy ngoại ngữ ở một trường cấp 3 tận trong Sài Gòn, đã trưởng thành từ bước chân của cô sinh viên dưới mái Trường Đại học Vinh năm nào. Tim tôi lỗi mất một nhịp khi nghĩ đến cảnh cổng Đại học Vinh. Vinh trong tôi ấm áp như nắng hè, tràn đầy nhựa sống như cỏ dại, đẹp đẽ, thơ mộng như cô gái mới đôi mươi. Để tôi kể bạn nghe về Đại học Vinh nhé.

            Vinh đón những cơn gió giao mùa đầu tiên cũng là lúc tôi chập chững bước chân vào cánh cổng trường Đại học. Cô gái nhỏ nhắn, ngây thơ bắt đầu làm quen với một môi trường mới, bỗng thấy thật mới mẻ, xa lạ và cũng đầy hứng thú. Tôi chạm Vinh với trái tim rạo rực, với tâm hồn khát khao được khám phá, được học hỏi, được mở mang kiến thức. Cánh cổng Đại học Vinh như vẫy gọi, chào đón tôi bước vào với tấm lòng hân hoan, rộng mở. Đến với Đại học Vinh, tôi đã biết thêm được rất nhiều điều, có rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ. Đại học Vinh được biết đến là một trong 17 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ lớn nhất của khu vực Bắc miền Trung và cả nước, đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đại học Vinh được xây dựng tại địa chỉ số 182, đường Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Số điện thoại là 038.3855452, email là vinhuni@vinhuni.edu.vn cùng với website là http://vinhuni.edu.vn/. Trường Đại học Vinh được biết đến với một câu slogan: "Trường đại học trọng điểm quốc gia, nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ". Sứ mạng của trường đặt ra là: trường là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Trường Đại học Vinh với tầm nhìn là trường Đại học trọng điểm quốc gia, là thành viên của mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á. Trong hơn 400 trường đại học, cao đẳng hiện nay, Đại học Vinh nằm trong nhóm 20 trường đầu tiên được Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục công nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục với 92,86% phiếu bầu. Nhà trường là cơ sở đào tạo đa cấp (từ mầm non, tiểu học, trung học phổ thông đến đại học và sau đại học), đa ngành (50 ngành bậc đại học, 35 chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ) với gần 48000 học sinh, sinh viên và học viên đến từ 54 tỉnh, thành trong cả nước và hơn 500 sinh viên quốc tế đến học tập, nghiên cứu; với đội ngũ hơn 1000 cán bộ, giảng viên, trong đó đã có 62 giáo sư, phó giáo sư; hơn 200 tiến sỹ, gần 500 thạc sỹ. Ngoài ra còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học tại Trường Đại học Vinh. Trường Đại học Vinh là một trong những trường đại học đầu tiên đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

            Cùng nhìn lại lịch sử trường Vinh nhé. Ngày 16 tháng 7 năm 1959, Bộ trưởng Bộ giáo dục ký nghị định số 375/NĐ thành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Ngày 28 tháng 8 năm 1962, Bộ trưởng Bộ giáo dục ký quyết định số 673/QĐ đổi tên Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh thành Trường đại học Sư phạm Vinh. Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh. Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu và biểu tượng riêng. Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng chính phủ đã quy định nhiệm vụ của Trường Đại học Vinh là đào tạo giáo viên có trình độ đại học và từng bước mở thêm các ngành đào tạo khác phù hợp với khả năng của trường và nhu cầu nhân lực của xã hội, nghiên cứu khoa học, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Ngày 11 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1136/TTg-KGVX về việc bổ sung Trường Đại học Vinh vào danh sách xây dựng thành trường Đại học trọng điểm. Nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh được tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Nhà trường đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì (1979), Huân chương Lao động hạng Nhất (1992), Huân chương Độc lập hạng Ba (1995), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động (2004), Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ (2007), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009), Huân chương hữu nghị do nhà nước Lào tặng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

            Hiện tại, Trường Đại học Vinh (2017) có: 6 viện đào tạo trực thuộc (hoạt động theo cơ chế các trường Đại học trực thuộc và có thêm chức năng nghiên cứu, chuyển giao), 5 khoa trực thuộc, 1 trường Trung học phổ thông chuyên, 1 trường mầm non thực hành, 1 trường tiểu học thực hành, 1 viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa, 1 tạp chí khoa học, 1 nhà xuất bản, 26 phòng ban, trung tâm, viện, trạm. Trong giai đoạn hiện nay, nhà trường đang thực hiện quyết tâm tuyên bố sứ mạng: Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục Đại học đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với tầm nhìn: Trường Đại học Vinh là trường Đại học trọng điểm quốc gia, là thành viên của Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á. Chương trình giáo dục của Trường Đại học Vinh được xây dựng trên khung chương trình của Bộ GD và ĐT, học hỏi kinh nghiệm các chương trình tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu xã hội và đảm bảo tính liên thông. Hiện tại, trường đang áp dụng phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Sinh viên Trường Đại học Vinh với cương lĩnh "bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tình nguyện" được đến từ khắp mọi miền dân tộc trong cả nước và hơn 600 sinh viên Lào, Thái Lan,... Năm học 2016-2017, Trường Đại học Vinh có 48.000 HS-SV-HV (trong đó có gần 30.000 sinh viên, học viên học tập tại cơ sở 1 của trường) với 45 ngành đào tạo đại học. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên của Trường Đại học Vinh không ngừng lớn mạnh. Hiện nay, nhà trường đã xây dựng được đội ngũ công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ với hơn 1000 người.

            Cơ cấu của Trường Đại học Vinh là trường Đại học 3 cấp: Trường, Khoa-Trường trực thuộc, bộ môn. Trường có 18 khoa đào tạo: Công nghệ thông tin, Địa lý-quản lý tài nguyên, Điện tử viễn thông, Khoa giáo dục, Giáo dục chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng, Khoa Hóa học, Khoa Kinh tế, Khoa Lịch sử, Khoa Luật, Khoa Nông lâm ngư, Khoa Sinh học, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Khoa Ngữ văn, Sư phạm toán học, Vật lý và công nghệ, Khoa Xây dựng. Có 2 trường trực thuộc: Trường Trung học phổ thông chuyên và Trường thự hành sư phạm. Có 22 phòng ban, trung tâm, trạm: Tổ chuyên trách, Phòng Công tác chính trị - Học sinh sinh viên, Phòng Đào tạo, Phòng Đào tạo sau Đại học, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản trị và đầu tư, Phòng Thanh tra Giáo dục, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Bảo vệ, Trung tâm Đào tạo liên tục, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Trung tâm Nội trú, Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm, Trạm Y tế, Trung tâm nghiên cứu Hồ Chí Minh. Ngoài ra, trường có 2 văn phòng đaih diện đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thanh Hóa.

            Hoạt động đào tạo của nhà trường ngày càng được mở rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hiện tại Đại học là một môi trường đào tạo đa ngành, nhưng trong đó, Sư phạm vẫn là nòng cốt. Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá; cơ sở hạ tầng được cải tạo… Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ-Trường Thi (14ha), Trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tịch 258 ha (cho khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường đang xây dựng một số cơ sở phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở một số địa phương khác (Trại thực hành thuỷ sản Hưng Nguyên, Trung tâm thí nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Nghi Xuân,…). Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực. Trong những năm qua, trường đã đào tạo được gần 5.000 thạc sĩ, hơn 150 tiến sĩ ở hai lĩnh vực vốn là thế mạnh của trường: khoa học cơ bản và khoa học giáo dục. Đáp ứng nguồn nhân lực bậc cao cho xã hội, trường cũng liên kết với các trường ĐH có uy tín khác đào tạo thạc sĩ các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, giáo dục.Từ năm 2001- 2008, cán bộ của trường đã chủ trì 19 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 147 đề tài cấp bộ, trong đó có 9 đề tài cấp bộ trọng điểm và 1.555 đề tài cấp cơ sở. Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ, hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế đã có nhiều kết quả lớn, đặc biệt trong những năm gần đây. Chỉ tính riêng từ năm 2001 đến 2007, Trường Đại học Vinh đã thực hiện 19 đề tài cấp Nhà nước, 147 đề tài cấp Bộ (trong đó có 9 đề tài trọng điểm cấp Bộ) và 1.555 đề tài cấp cơ sở (Trường và Khoa). Hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng gắn với nhu cầu của xã hội. Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả. Hiện tại, Trường có quan hệ hợp tác với hơn 30 trường đại học, tổ chức khoa học, cơ sở giáo dục ở nước ngoài. Quyết định số 197/2007/QĐ - TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã ghi rõ: "Xây dựng Nghệ An thành trung tâm giáo dục - đào tạo đại học vùng Bắc Trung Bộ. Đầu tư nâng cấp Trường Đại học Vinh trở thành trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế". Thông báo số 46/TB-VPCP ngày 27/02/2008 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ GD&ĐT để báo cáo Thủ tướng về việc đưa Trường Đại học Vinh vào danh mục các trường Đại học trọng điểm quốc gia.

            Bước chân đến Đại học Vinh, tôi đã lột xác từ một con bé khù khờ thành một thiếu nữ năng động, hoạt bất, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội. Trường có rất nhiều câu lạc bộ ngoài giờ lên lớp để giải trí và nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên như: English Speaking Zone hoặc câu lạc bộ Ghita, sáo trúc... Sinh viên có thể tham gia hoạt động tình nguyện như: chủ nhật Xanh, tiếp sức mùa thi, tình nguyện vùng,... để góp những hành động nhỏ giúp đỡ những hoàn cành gia đình khó khăn ở vùng đồng bằng dân tộc thiểu số. Trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi giữa các khoa, các ngành để nâng cao năng lực cho sinh viên như: Rèn nghề, Drama contest,... Có rất nhiều, rất nhiêu hoạt động ngoại khóa mà tôi có thể tham gia sau giờ học để thư giãn, để phát triển kỹ năng mềm, giúp ích cho công việc của bản thân sau này. Vinh mag đến cho tôi bao vui buồn, bao kỷ niệm tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất. Tôi có một mối tình trong mơ cũng tại ngôi trường đẹp đẽ này. Có lẽ suốt cả cuộc đời tôi cũng sẽ không thể quên đi những năm tháng đẹp nhất ấy trong cuộc đời. Vinh - một phần trong trái tim tôi, cháy mãi và sáng mãi.

            Đại học Vinh - nơi xây dựng tương lai cho tuổi trẻ, nơi ươm mầm cho những ước mơ, hoài bão lớn lao, nơi hòa mình vào cuộc sống tươi đẹp, nơi chôn giấu những mối tình thơ ngây, dịu ngọt. Nhắc đến Vinh, trong đáy mắt tôi như hiện lên một tia sáng, dần dần mãnh liệt và cháy sáng đến tột cùng trái tim. Đại học Vinh như một ngôi nhà thứ 2, ở đó có bạn bè, có thầy cô, có anh chị trong các ngành, các khoa, là những người thân yêu nhất trong cuộc đời tôi. Đối với tôi, Vinh dù nhỏ bé nhưng là nơi đẹp đẽ nhất, tinh khôi và mảnh đất quan trọng nhất trong tâm hồn.

 

----------------------------------------------------------

 

43. Phạm Thanh Huyền (huyenpt2504.k56@vinhuni.edu.vn)

 

TRƯỜNG VINH SẼ MÃI LUÔN Ở TRONG TÔI!

 

            Ước mơ được trở thành một cô giáo đã trở thành hiện thực, khi tôi cầm tờ báo trúng tuyển của Trường Đại học Vinh. Niềm vui được nhân đôi khi Trường Đại học Vinh là cả một niềm mơ ước của tôi từ khi tôi còn học trung học phổ thông. Tôi còn nhớ như in ngày ấy, buổi đi học chính trị đầu khóa và cũng là lần đầu tiên của tôi ở trường Đại học. Cảm giác vừa có một chút háo hức,bâng khuâng vừa có một chút lo lắng, nhưng cảm giác ấy qua đi thay vào đó là sự thân thuộc bởi sự nhiệt tình, chu đáo của các anh chị khóa trên cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo. Những buổi học tiếp theo tôi được quen nhiều người bạn mới đến từ nhiều khoa khác nhau, các bạn rất thân thiện. Trước khi yêu thích ngôi trường này tôi đã tìm hiểu khá kỹ khi biết rằng Năm học 2016 - 2017, Trường có 50 ngành đào tạo đại học, 35 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Nhà trường có Trường THPT Chuyên với 6 môn chuyên, Trường TH Sư phạm với 4 cấp học chất lượng cao với quy mô gần 48.000 học sinh, sinh viên, học viên đến từ 54 tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài ra, Trường còn liên kết với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước đào tạo các trình độ đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Trường Đại học Vinh không ngừng lớn mạnh. Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ với hơn hơn 1.000 người; trong đó có 62 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, gần 500 thạc sĩ. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh. Cơ cấu của Trường Đại học Vinh là trường đại học 3 cấp: Trường, Khoa - Trường trực thuộc, Bộ môn.

            Trường có 18 khoa đào tạo: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Địa lý - Quản lý tài nguyên, Khoa Điện tử Viễn thông, Khoa Giáo dục, Khoa Giáo dục Chính trị, Khoa Giáo dục Thể chất, Khoa Giáo dục Quốc phòng, Khoa Hoá học, Khoa Kinh tế, Khoa Lịch sử, Khoa Luật, Khoa Nông Lâm Ngư, Khoa Sinh học, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Khoa Sư phạm Ngữ Văn, Khoa Sư phạm Toán học, Khoa Vật lý và Công nghệ, Khoa Xây dựng; có 2 trường trực thuộc: Trường THPT Chuyên và Trường Thực hành sư phạm.

            Có 22 phòng ban, trung tâm, trạm: Tổ chuyên trách, Phòng Công tác chính trị - Học sinh sinh viên, Phòng Đào tạo, Phòng Đào tạo Sau đại học, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản trị và Đầu tư, Phòng Thanh tra giáo dục, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Bảo vệ, Nhà Xuất bản, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Đảm bảo chất lượng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Đào tạo liên tục, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh Vinh, Trung tâm Nội trú, Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm, Trạm Y tế, Trung tâm Nghiên cứu Hồ Chí Minh.

            Có 2 văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Thanh Hóa.

            Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá... Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ - Trường Thi (16ha), Trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tích 258ha (đã xây dựng xong khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường còn có Trung tâm nghiên cứu và thực hành nuôi trồng thuỷ sản đặt tại nhiều địa điểm như Hưng Nguyên - Nghệ An, Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, huy động nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động.

            57 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý. Nhà trường đã được tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009, 2014), Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2009, 2011), danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (2004) và nhiều phần thưởng cao quý khác.

            Chương trình giáo dục của Trường Đại học Vinh được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp thu kinh nghiệm các chương trình tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo tính linh hoạt, liên thông. Trong 57 năm xây dựng và phát triển, ở mỗi giai đoạn, Nhà trường đều xây dựng chương trình và phương thức đào tạo phù hợp. Hiện nay, Trường Đại học Vinh đang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với tất cả các bậc học, loại hình đào tạo (triển khai áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2007). Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ XXXI với tinh thần "Nuôi dưỡng say mê - Khuyến khích sáng tạo - Tôn trọng khác biệt - Thúc đẩy hợp tác", xây dựng Trường Đại học Vinh là thành viên của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, là thành viên của hiệp hội CDIO quốc tế, Nhà trường xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tiếp cận CDIO (triển khai áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2018). (Trích giới thiệu Trường Đại Vinh)

            Tôi thích quang cảnh thoãng đãng của Đại học Vinh, với rất nhiều cây xanh và rất thích đọc sách dưới những tán cây xanh mát khi chờ đến tiết học. Tôi lại càng thích trường Vinh về đêm, bởi như mình được hòa vào không khí sôi động khi các lớp nhảy, lớp học võ, sinh hoạt các câu lạc bộ như Câu lạc bộ Báo Cáo viên của khoa giáo dục chính trị, câu lạc bộ Tiếng anh, các lớp sinh hoạt như múa, hát, đóng kịch, học nhóm...

            Tôi yêu ngành sư phạm và may mắn được thầy cô chỉ bảo, chia sẻ nhiều điều trong học tập cũng như trong cuộc sống. Như nhà thơ Tago từng viết: "Giáo dục một người đàn ông được người công dân; giáo dục một người đàn bà được cả một gia đình; giáo dục một người Thầy được cả một thế hệ". Ở nước ta từ trước đến nay, giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, thu hút sự quan tâm và đầu tư của Đảng, nhà nước và của toàn xã hội

            Việt Nam - Đất nước của những con người "lưng đeo gươm" nhưng "tay mềm mại bút hoa", luôn tôn vinh nghề dạy học và biết ơn sự đóng góp to lớn của biết bao thế hệ những người Thầy - Những con người một đời tận tuy, giản dị mà sáng ngời. Trên đất nước đó, tôi tự hào là người con của xứ Nghệ, mảnh đất của những ông Đồ trọn vẹn cả nhân cách và tri thức để xây dựng nên truyền thống vang danh của miền quê hương nghèo khó, dù "sáng khoai, trưa khoai, tối khoai" nhưng "ông đỗ, cha đỗ, con đỗ". Thời hiện đại, xứ Nghệ vẫn giữ được tiếng thơm là đất học, trong đó, Đại học Vinh là nơi "ươm mầm"cho bao thế hệ tri thức trưởng thành và tỏa sáng. Nơi đây cũng ghi nhận tấm gương sáng về dạy học, trong đó có Thầy Nguyền Thúc Hào - người từng tâm huyết gắn bó với Trường Đại học Vinh thân yêu của chúng ta hôm nay. Trường Đại học Vinh, với bề dày truyền thống đã thực sự là nơi "ươm mầm" cho thế hệ tương lai. Trong phong trào học tập và rèn luyện tại trường, chúng ta tự hào nhắc đến sinh viên Trần Quốc Luật (Lớp 50A Sư phạm Toán) là tấm gương tiêu biểu trong phong trào học tập - NCKH. Sinh viên Lô Thị Kiều, (lớp 55A Giáo dục tiểu học) vinh dự được được gặp Chủ tịch nước tại lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số tiêu biểu năm học 2014 - 2015. Và có thể kể đến bao thế hệ sinh viên nhà trường vẫn tình nguyện "cõng chữ lên non" - dành mùa hè xanh của mình để san sẻ và tiếp sức cho những vùng quê bớt nghèo khó. Vậy là đủ thấy sinh viên Trường Vinh chúng ta có một tâm hồn trong sáng, một quyết tâm và trọn vẹn tình yêu với nghề.

            Tôi tự hào là một sinh viên của Trường Đại học Vinh, tôi sẽ miệt mài và hết mình trong học tập cũng như trong các hoạt động để không phụ lòng của gia đình, thầy cô và bè bạn! Trường Vinh sẽ mãi luôn ở trong tôi!

 

----------------------------------------------------------

 

44. Nguyễn Thị Hòa (nguyenthihoa12101996@gmail.com)

 

TỰ HÀO TRƯỜNG TÔI - ĐẠI HỌC VINH!

 

            Mỗi bước chân ta đi tưởng chừng như là vô nghĩa nhưng đằng sau mỗi hành động nhỏ hằng ngày như vậy nó lại mang những ý ngĩa sâu sắc bởi nhu vậy ta mới có thể tiến về phía trước, tiến về tương đag chờ đón phía trước. Với tôi, từ khi bước chân vào trường đại học đó là 1 kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, luôn khắc sâu trong kí ức tôi. Bởi rằng từ đây dường như cuộc đời tôi, tương lai phía trước như rẽ sang một hướng khác, cho tôi những hi vọng mới những khát khao, hoài bão về tương lai. Ngôi trường cho tôi sức mạnh, cho tôi niềm tin như vậy đó là đại học vinh

            Thực sự thì đại học vinh không phải là lựa chọn đầu tiên của tôi nhưng tôi chắc chắn rằng mình sẽ luôn gắn bó với mái trường thân thương này cũng là lựa chọn mà tôi không bao giờ có một chút gì đó gọi là hối hận. Đã gần 2 năm tôi gắn bó với trường cùng những kỉ niệm của quãng thời gian sinh viên - Cái thời gian đẹp của đời người.tôi nhớ lắm những ngày đầu đi học cái gì cũng lạ cũng mới gặp những bỡ ngỡ ban đầu. Đến đây dường như thành một xã hội thu nhỏ, tôi bị lạc lõng và cảm thấy như mình thật nhỏ bé không có sự dìu dắt, chia sẻ của những gia đình, bạn bè luôn sát theo mình như lúc trước nữa. Bắt đầu học tập, trước mắt tôi là thời khóa biểu khác trước, bạn bè mới, thầy cô mới, những giảng đường rộng lớn,cách học cũng khác trước đòi hỏi tinh tự lập và tự học cao hơn. Nhưng tôi chưa bao h cảm thấy buồn hay nản chí, chán ghét với môi trường học tập này bởi ngôi trường mà tôi theo học đã giúp tôi có niềm tin và đặc biệt hơn nữa là khoa tôi đang theo học là khoa giáo dục chính trị.

            Với 57 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý: huân chương độc lập hạng nhất (2009, 2014), huân chương hữu nghị của chủ tịch nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (2009, 2011), danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (2004) và nhiều phần thưởng cao quý khác.

            Hiện nay, Nhà trường đang quyết tâm thực hiện tuyên bố sứ mạng: Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với tầm nhìn: Trường Đại học Vinh là trường đại học trọng điểm quốc gia, là thành viên của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.

            Để đạt được những thành tích trên là phải kể đến Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Trường... Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ với hơn hơn 1.000 người; trong đó có 62 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, gần 500 thạc sĩ. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh.

            Điều làm tôi không kém phần ấn tượng là trang thiết bị của nhà trường ngày càng hiện đại, phục vụ nhu cầu dạy và học, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá.

            Vài nét về trường Vinh là như vậy nhưng ai cũng sẽ ấn tượng hơn khi tôi nói về khoa tôi đang theo học - khoa Giáo dục Chính trị. Nơi đây đã cho tôi rất nhiều kỉ niệm, dạy cho tôi những bài học làm người sâu sắc, khiến tôi tự tin với bản thân mình hơn. Suốt 30 năm xây dựng và phát triển, khoa GDCT đã đào tạo 30 khóa trình độ đại học với trên 2200 sinh viên đã ra trường; 10 khoá sau đại học với hơn 500 học viên đã nhận bằng thạc sỹ. Các cử nhân, thạc sỹ được đào tạo tại Khoa ra trường đã trở thành cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị công tác của mình. khoa Giáo dục Chính trị đã 2 lần vinh dự được được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen (năm 1998 và năm 2004).

            Cùng với những bài học chuyên môn ngành học của mình nơi đây tôi còn xem như đại gia đình thứ hai của mình. Tôi vừa được học vừa được làm những việc tình nguyện bổ ích, những hoạt động ngoại khóa thú vị. Có nhũng lúc mệt mỏi bên ngoài nhưng trong tôi lúc nào cũng vui, cũng háo hức chờ đón những hoạt động sắp tới

Có thể nói rằng không có bất cứ một từ ngữ cụ thể, chính xác nào để tôi có thể nói hết nét đẹp của Trường Đại học Vinh, về khoa Giáo dục Chính trị của tôi. Đồng thời cũng không có một lời cảm ơn, lời yêu thương nào đong đầy tình cảm của tôi đến nơi đây. Tôi chỉ có thể nói và sẽ cố thực hiện rằng mình sẽ trở thành một sinh viên tốt của khoa, của trường. Tự hào trường tôi - đại học Vinh!

 

----------------------------------------------------------

 

45. Nguyễn Thị Thao - 57A5 SP Tiểu học

 

GIỚI THIỆU VỀ ĐẠI HỌC VINH

 

            Vào kỳ thi năm ấy tôi được biết trường "Đại Học Vinh" qua các phương tiện truyền thông tôi được biết trường là một trong 17 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực Bắc miền Trung và cả nước, đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Trong hơn 400 trường đại học, cao đẳng hiện nay, Trường Đại học Vinh nằm trong nhóm 20 trường đầu tiên được Hội đồng Quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục với 92,86% phiếu bấu. ngoài ra nhà trường là cơ sở đào tạo đa cấp (từ bậc mần non tiểu học, trung học phổ thông đén đại học, sau đại học), đa nghành(50 nghành bậc đại học, 35 chuyên nghành đào tạo thạc sỹ, 15 chuyên nghành đào tạo tiên sỹ) với gần 48.000 học sinh, sinh viên và học viên đén từ 54 tỉnh, thành trong cả nước và hơn 500 sinh viên quốc tế đén học tập, nghiên cứu, với đọi ngũ hơn 1000 cán bộ, giảng viên trong đã có 2 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, gần 500 thạc sỹ. Ngoài ra, còn có hàng trăng nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học sau đại học tai trương Đại Học Vinh. Trường Đại học Vinh là một trong những trường đại học đầu tiên cả nước đào tạon theo hệ tín chỉ. Đó là một trong các lý do khiên tôi đặt tâm huyết của 12 năm đèn sách để vào được giảng đường của trường. Trường tôi được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1959, theo nghị định 375/NĐ của chính phủ, gồm 2 trụ sở trụ sở chính nằm ở 182 đường Lê Duẩn, Thành phố Vinh

            Hiện tại (2017), Trường Đại học Vinh có: 6 Viện đào tạo trực thuộc (hoạt động theo cơ chế các trường Đại học trực thuộc và có thêm chức năng nghiên cứu, chuyển giao), 5 khoa trực thuộc, 1 trường Trung học phổ thông chuyên, 1 trường Mầm non thực hành, 1 trường tiểu học thực hành, 1 Viện NC ngôn ngữ và văn hóa, 1 tạp chí khoa học, 1 nhà xuất bản. 26 phòng ban, trung tâm, viện, trạm.

            Chương trình giáo dục của Trường Đại học Vinh được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT, học hỏi kinh nghiệm các chương trình tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu xã hội và đảm bảo tính liên thông. Hiện tại, Trường Đại học Vinh đang áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Sau năm 2010, Trường Đại học Vinh sẽ đạt được một số chương trình đào tạo tiên tiên tiến.

            Sinh viên Trường Đại học Vinh, với cương lĩnh "bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tình nguyện", được đến từ 53 tỉnh thành trong cả nước và có trên 600 sinh viên, học viên của Thái Lan, Lào, Trung Quốc,… Năm học 2016 - 2017, Trường Đại học Vinh có 48.000 HS-SV-HV (trong đó có gần 30.000 sinh viên, học viên học tập tại cơ sở 1 của trường) với 45 ngành đào tạo đại học.

            Hoạt động đào tạo của Nhà trường ngày càng được mở rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Năm học 2016 - 2017, Trường có 50 ngành đào tạo đại học, 35 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, 6 hệ Trung học phổ thông chuyên.

            Hiện tại, Trường Đại học Vinh là một trường đào tạo đa ngành, trong đó sư phạm vẫn là nòng cốt.

            Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá; cơ sở hạ tầng được cải tạo… Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ - Trường Thi (14ha), Trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tịch 258 ha (cho khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường đang xây dựng một số cơ sở phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ở một số địa phương khác (Trại thực hành thuỷ sản Hưng Nguyên, Trung tâm thí nghiệm nuôi trồng thuỷ sản Nghi Xuân,…). Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, tạo được nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.

            Trường ĐH Vinh hiện có hơn 1000 cán bộ, công chức, trong đó có 700 cán bộ giảng dạy, 300 cán bộ hành chính. Về chức danh, trình độ đào tạo, trường có 62 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, gần 500 thạc sĩ. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh. . Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Vinh đã đào tạo được 70.300 giáo viên, cử nhân khoa học, kỹ sư, trong đó hệ đại học chính quy là 29.700 người ở 53 tỉnh, thành phố trong cả nước và nhiều nước trong khu vực (chủ yếu là Trung Quốc, Lào, Thái Lan,...).

            Quy mô đào tạo của trường ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của nhiều địa phương. Năm học 2011 - 2012, trường đào tạo 46 ngành bậc đại học, trong đó có 15 ngành đào tạo sư phạm, 30 ngành đào tạo cử nhân, ngành kỹ sư; 30 chuyên ngành đào tạo bậc thạc sĩ, 14 chuyên ngành đào tạo bậc tiến sĩ và 5 môn chuyên bậc Trung học phổ thông... với tổng số hơn 40.000 người học. Trường đã liên kết đào tạo theo phương thức du học bán phần "2 + 2" với các nước Trung Quốc, Thái Lan... Phương thức đào tạo thực hiện theo hệ thống tín chỉ.

            Trong những năm qua, trường đã đào tạo được gần 5.000 thạc sĩ, hơn 150 tiến sĩ ở hai lĩnh vực vốn là thế mạnh của trường: khoa học cơ bản và khoa học giáo dục. Đáp ứng nguồn nhân lực bậc cao cho xã hội, trường cũng liên kết với các trường ĐH có uy tín khác đào tạo thạc sĩ các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, giáo dục...

            Từ năm 2001 - 2008, cán bộ của trường đã chủ trì 19 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 147 đề tài cấp bộ, trong đó có 9 đề tài cấp bộ trọng điểm và 1.555 đề tài cấp cơ sở. Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ, hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế đã có nhiều kết quả lớn, đặc biệt trong những năm gần đây. Chỉ tính riêng từ năm 2001 đến 2007, Trường Đại học Vinh đã thực hiện 19 đề tài cấp Nhà nước, 147 đề tài cấp Bộ (trong đó có 9 đề tài trọng điểm cấp Bộ) và 1.555 đề tài cấp cơ sở (Trường và Khoa). Hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng gắn với nhu cầu của xã hội. Hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả. Hiện tại, Trường có quan hệ hợp tác với hơn 30 trường đại học, tổ chức khoa học, cơ sở giáo dục ở nước ngoài.

            Quyết định số 197/2007/QĐ -TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã ghi rõ: "Xây dựng Nghệ An thành trung tâm giáo dục - đào tạo đại học vùng Bắc Trung Bộ. Đầu tư nâng cấp Trường Đại học Vinh trở thành trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế".

            Thông báo số 46/TB-VPCP ngày 27/02/2008 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ GD&ĐT để báo cáo Thủ tướng về việc đưa Trường Đại học Vinh vào danh mục các trường "đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam".

            Ngày 11/7/2011, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã ký Công văn số 1136/TTg-KGVX về việc đồng ý bổ sung Trường Đại học Vinh vào danh sách các trường đại học xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia. Như vậy, đến nay, ở Việt Nam đã có 16 cơ sở giáo dục đại học được chọn xây dựng thành đại học trọng điểm quốc gia, trong đó 2 đại học quốc gia, 5 đại học vùng theo lãnh thổ và 9 trường đại học, học viện theo các lĩnh vực và ngành trọng điểm quốc gia, bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thái nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ, Học viện Kỹ thuật Quân sự và Trường Đại học Vinh. Đây là những trường đại học sẽ được tập trung đầu tư, xây dựng để trở thành cơ sở có trình độ đào tạo và nghiên cứu tiên tiến làm đầu tàu cho sự phát triển mạng lưới các trường đại học Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức Nhà trường gồm:

            - Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám hiệu

            - 06 Viện (hoạt động theo cơ chế Trường đại học trực thuộc) :

            Viện đào tạo trực thuộc:

            · Viện Sư phạm Tự nhiên

            · Viện Kỹ thuật - Công nghệ

            · Viện Công nghệ Hoá Sinh và Môi trường

            · Viện Nông nghiệp và Tài nguyên

            · Viện Sư phạm Xã hội

            · Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn.

            - 05 Khoa: Giáo dục, Kinh tế, Luật, Xây dựng, Khoa Ngoại ngữ

            - Các Phòng ban, Trung tâm, Trường Trung học phổ thông chuyên và Trường Thực hành Sư phạm giữ nguyên cơ cấu cũ (Sáp nhập Khoa GDTC vào Trung tâm GDQP-AN Trường Đại học Vinh)

            * Trường Đại học Vinh đào tạo đại học

            Các ngành đào tạo cấp bằng cử nhân sư phạm: giáo viên Trung học phổ thông có trình độ đại học (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Sinh, Sử, Văn, Chính trị, Anh văn, Pháp văn, Địa lý, Thể dục, Giáo viên kiêm nhiệm GDQP); Giáo viên Trung học cơ sở có trình độ đại học và cao đẳng (Văn - Sử, Toán - Lý, Thể dục, Sinh Hoá, Anh văn); Giáo viên Tiểu học, giáo viên Mầm non, giáo viên dạy 2 môn (Thể dục - Quân sự) có trình độ đại học,...

            Các ngành cấp bằng cử nhân khoa học: Văn, Sử, Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin học, Anh văn, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Kinh tế Nông nghiệp...

Các ngành cấp bằng kỹ sư: Nông học, Nuôi trồng Thuỷ sản, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng Cầu đường, Công nghệ Thông tin, Điện tử viễn thông, Điều khiển và tự động hóa, Khuyến Nông,...

            Liên kết đào tạo với các trường đại học đào tạo và cấp bằng kỹ sư, cử nhân: Hoá dầu, Ngôn ngữ, Báo chí, Toán - Tin ứng dụng, Văn thư - Lưu trữ, Du lịch, Quản lý Văn hoá - Giáo dục,…

            Liên kết với các Trường đại học ở nước ngoài (Trung Quốc, Thái Lan,…) đào tạo đại học với hình thức du học bán phần.

            * Trường đào tạo sau đại học

            Gồm 14 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ:

            1. Toán giải tích

            2. Đại số và lý thuyết số

            3. Hình học và tôpô

            4. Lý luận và Phương pháp dạy học Toán

            5. Xác suất thống kê Toán

            6. Quang học

            7. Lý luận và Phương pháp dạy học Vật lý

            8. Hoá hữu cơ

            9. Thực vật

            10. Lý luận ngôn ngữ

            11. Lịch sử Việt Nam

            12. Lịch sử thế giới

            13. Quản lý giáo dục

            14. Văn học Việt Nam

            Gồm 32 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ:

            1. Toán giải tích

            2. Đại số và Lý thuyết số

            3. Hình học và Tôpô

            4. Lý luận và PPDH môn Toán

            5. Lý thuyết XS và TK Toán học

            6. Quang học

            7. Lý luận và PPDH môn Vật lý

            8. Hóa hữu cơ

            9. Hóa phân tích

            10. Lý luận và PPDH môn Hóa học

            11. Hóa vô cơ

            12. Động vật học

            13. Sinh học thực nghiệm

            14. Lý luận và PPDH môn Sinh học

            15. Thực vật học

            16. Lịch sử Thế giới

            17. Lịch sử Việt Nam

            18. Lý luận và PPDH môn

            19. Ngôn ngữ họcLịch sử

            20. Lý luận văn học

            21. Văn học Việt Nam

            22. Lý luận và PPDH môn Ngữ văn

            23. Quản lý giáo dục

            24. Giáo dục học (bậc tiểu học)

            25. Lý luận và PPDH môn Chính trị

            26. Địa lý học

            27. Nuôi trồng thuỷ sản

            28. Trồng trọt

            29. Lý luận và PPDH môn tiếng Anh

            30. Chính trị học

            31. Kinh tế chính trị

            32. Công nghệ thông tin

            Và ngoài ra liên kết với các trường khác đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế, Triết học, Xây dựng cầu đường bộ, Điện tử Viễn thông,…

            Không những thế trường Ðại học Vinh liên kết với hơn 40 trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều hội nghị, hội thảo cấp quốc gia, khu vực và quốc tế đã được tổ chức thành công tại trường. Nhiều giáo sư và các nhà khoa học của Ðại học Vinh là thành viên nhiều hội đồng, tổ chức quốc gia và quốc tế, cộng tác viên khoa học tại Ðức, Italia, Nhật, Pháp, Hà Lan, Nga, Thái Lan và Canađa. Nhiều chuyên gia đã được cử đến giảng dạy tại các trường đại học ở Angola, Mozambique, Madagascar, Algeri, Lào và Cam-Pu-Chia.

            Trong những năm gần đây, trường Ðại học Vinh mở rộng Quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực. Nhiều cán bộ của trường đi học tập nghiên cứu tại Thái Lan, đi thăm và làm việc với các trường đại học Sakôn Nakhon, Khon Kèn, Nakhôn Phanôm, tiếp xúc gặp gỡ nhiều quan chức, chính khách nhà báo của Thái Lan. Nhiều đoàn đại biểu của các trường đại học và các sở giáo dục Thái Lan đã đến thăm và làm việc với Ðại học Vinh. Nhà báo Natiphum đã giới thiệu về Ðại học Vinh trên truyền hình Thái Lan. Trường cũng có các mối quan hệ hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc, Lào.

            Song song với các hoạt động hợp tác quốc tế, trường Ðại học Vinh liên kết đào tạo với các trường đại học trong nước (ÐH Bách Khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Ðại học Thuỷ sản Nha Trang, Ðại học Quốc gia Hà Nội, Ðại học Kiến trúc Hà Nội, Ðại học Nông nghiệp I Hà Nội, Ðại học Xây dựng, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục TW I) về các ngành Hoá dầu, Ðiện tử viễn thông, Tin học, Nuôi trồng thuỷ sản, Xây dựng, Ngôn ngữ, Báo chí, Toán tin ứng dụng, Văn thư lưu trữ, Du lịch, Quản lý Văn hoá

            Trải qua 57 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Vinh đã từng bước khẳng định vị thế của mình với vai trò là một trong những cơ sở đào tạo có uy tín hàng đầu của nền giáo dục đại học Việt Nam, là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung bộ nói riêng và cả nước nói chung.

            Đổi mới

            Tầm nhìn đến năm 2020, trở thành trường đại học trọng điểm với một số ngành học đạt tiêu chuẩn quốc tế là "mục tiêu chiến lược" của Nhà trường.

            Thực hiện Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2016 - 2017, Trường Đại học Vinh sẽ chuyển phương thức tuyển sinh theo ngành sang phương thức tuyển sinh theo nhóm ngành trên tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học. Việc tuyển sinh theo nhóm ngành sẽ mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình học tập cũng như tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục đại học thế giới vàthực tiễn đời sống, tạo ra nhiều cơ hội học tập cho sinh viên. Bên cạnh việc triển khai tuyển sinh theo nhóm ngành, Trường Đại học Vinh đã và đang xây dựng chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học theo hướng tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate, có nghĩa là: hình thành ý tưởng - thiết kế ý tưởng - thực hiện và vận hành). Việc tuyển sinh theo nhóm ngành được triển khai với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cả về tổ chức bộ máy, nhân sự và cơ sở vật chất của Trường. Từ năm học 2016 - 2017, Nhà trường cũng tiến hành tái cấu trúc để phù hợp với việc tuyển sinh và đào tạo theo nhóm ngành, khối ngành. Các nhóm ngành sẽ có những khoa đào tạo tương ứng để đáp ứng nhiệm vụ quản lý sinh viên, tổ chức hoạt động đào tạo, qua đó đáp ứng tối đa nhu cầu của người học. Tuyển sinh theo nhóm ngành cũng là bước đi quan trọng trong quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nhà trường.

            Giảng dạy và nghiên cứu chất lượng cao

            Đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường được đào tạo chính quy và tu nghiệp hàng năm tại các trường đại học danh tiếng thế giới. Nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước là giảng viên của nhà trường. Nhà trường luôn xác định công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đào tạo. Đội ngũ giảng viên, sinh viên của Nhà Trường đã và đang thực hiện nhiều dự án nghiên cứu địa phương, quốc gia và quốc tế. Trong năm 2014, cán bộ của Trường đã công bố 426 công trình nghiên cứu, trong đó có 95 công trình công bố trên các tạp chí, kỷ yêu hội thảo khoa học nước ngoài (20 bài thuộc danh mục SCI, 18 bài thuộc danh mục SCIER, 57 bài thuộc các tạp chí khác. Trường Đại học Vinh là 1 trong 10 trường đại học của Việt Nam có số công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí khoa học nước ngoài có uy tín nhiều nhất năm 2014) và 331 công trình công bố trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo trong nước. Hàng năm, Trường Đại học Vinh chào đón hàng trăm lượt giáo sư, giảng viên, chuyên gia quốc tế đến thăm quan, trao đổi kinh nghiệm và trực tiếp giảng dạy sinh viên.

            Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập và sinh hoạt năng động

            Song song với việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường đội ngũ các nhà khoa học, đổi mới phương pháp dạy học, Nhà trường luôn đặt lợi ích của người học lên hàng đầu. Với 22 phòng ban, trung tâm, trạm Nhà trường đã giải quyết và đáp ứng một cách tối ưu các hoạt động cũng như nguyện vọng của người học. Trường đã thành lập và đi vào hoạt động Bộ phận một cửa, nơi hỗ trợ và giải quyết mọi vấn đề thắc mắc cho người học một cách khoa học, đầy đủ và nhanh chóng nhất. Giờ đây, mọi thủ tục hành chính của sinh viên đã được hỗ trợ, đáp ứng tối đa, hiệu quả, không gây phiền hà, tốn kém thời gian cho sinh viên. Hệ thống thư viện, giảng đường, phòng thí nghiệm, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, là một trong những cơ sở đào tạo có điều kiện vật chất tốt nhất của cả nước, đáp ứng được yêu cầu đào tạo đa ngành. Với các hình thức đào tạo đa dạng, phong phú và linh hoạt, nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên có thể chủ động lựa chọn thời gian biểu cho mình, đăng ký học vượt để tốt nghiệp trước thời hạn hoặc có thể đăng ký hai chương trình đại học và tốt nghiệp hai bằng đại học cùng một lúc. Thực tế cho thấy, cách thức đào tạo này của nhà trường đã giúp sinh viên có những lợi thế nhất định trong quá trình học, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên trong quá trình lập nghiệp sau này. Ngoài ra, môi trường sinh hoạt dành cho sinh viên hết sức năng động với sự phong phú của hơn 20 câu lạc bộ đội nhóm, các hoạt động phong trào đa dạng, nhiều màu sắc do Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trường tổ chức. Đến với Trường Đại học Vinh, sinh viên có cơ hội được trải nghiệm, rèn luyện các kỹ năng sống được cháy hết mình và được sống đúng với nhiệt huyết tuổi trẻ.

            Quỹ Hỗ trợ HSSV - Đồng hành cùng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

            Quỹ Hỗ trợ học sinh, sinh viên Trường Đại học Vinh luôn dành mọi sự quan tâm về mặt tinh thần cũng như vật chất nhằm giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đảm bảo mọi sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không bị nghỉ học giữa chừng vì điều kiện kinh tế thông qua sự trợ giúp, đồng hành của Quỹ bằng các suất học bổng tài trợ, trợ cấp học phí và sinh hoạt phí. Đồng thời, khuyến khích, động viên những học sinh, sinh viên có thành tích và cống hiến xuất sắc. Quỹ được hình thành trên cơ sở nguồn tài chính ban đầu của nhà trường và sự ủng hộ tự nguyện của cán bộ, công chức, viên chức, HSSV đang học tập, công tác tại Trường, các cựu cán bộ, cựu HSSV của Nhà trường; đặc biệt là sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm. Mục tiêu hoạt động của Quỹ là nhằm đảm bảo

            Với tinh thần "lá lành đùm lá rách" và thực hiện khẩu hiệu "Trường Đại học Vinh - Nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ", Nhà trường thường xuyên kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các cựu HSSV hỗ trợ, đóng góp tinh thần và vật chất, ủng hộ các suất học bổng cho HSSV nghèo đang học tập tại trường thông qua Quỹ hỗ trợ HSSV Trường Đại học Vinh. Trong năm học qua, Quỹ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hảo tâm trao nhiều suất học bổng cho HSSV nghèo; tổ chức các chương trình có ý nghĩa thiết thực như Chương trình "Tết ấm cho học sinh, sinh viên nghèo - Bính Thân 2016"trao 467 suất quà tết cho các em HSSV, 85 suất học bổng tài trợ cho những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ kinh phí cho 50 sinh viên là thành viên CLB Mái ấm Trường Vinh với tổng số kinh phí là 424 triệu đồng. Chương trình "Bữa cơm miễn phí - Tiếp sức mùa thi" trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 vừa qua của nhà trường đã phát 6.000 suất cơm, gần 10.000 chai nước khoáng và nước ngọt cùng nhiều quà tặng có ý nghĩa khác cho đối tượng là thí sinh và phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn.

            Từ những ý nghĩa nhân văn đó, thời gian qua nhiều HSSV khó khăn đã vượt qua hoàn cảnh, có động lực và niềm tin để vươn lên học tập tốt; nhiều em học sinh, sinh viên dù hoàn cảnh khó khăn nhưng đã vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện, trở thành sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi và gặt hái được những thành công bước đầu. Trong quá trình học tập ở trường, bên cạnh sự dạy dỗ, các em còn luôn nhận được sự sẻ chia, giúp đỡ tận tình và đầy trách nhiệm từ các thầy cô giáo, nhà trường và cộng đồng xã hội. Đó là sự thể hiện sinh động về hình ảnh Trường Đại học Vinh: cởi mở, thân thiện và giàu tính nhân văn, xứng đáng là "Nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ".

            Nhận thức được ý nghĩa và sứ mạng quan trọng của một cơ sở giáo dục đào tạo uy tín, Trường Đại học Vinh luôn phấn đấu để hoàn thiện hơn qua mỗi một giai đoạn phát triển và từng bước đi đổi mới, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, vững chắc trên mọi lĩnh vực, khẳng định được vị thế xứng đáng trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

 

----------------------------------------------------------

 

46. Chu Thị Hồng Ngọc - 55A1 SP Vật lý

 

NÉT ĐẸP TRƯỜNG VINH

 

            Mưa lại rơi tí tách trước mái hiên kéo theo những con gió còn thoảng hơi lạnh của những ngày đầu thu. Thế là những ngày nghỉ hè với râm ran tiếng ve kêu và đỏ rực những màu phượng nở đã dần khép lại nhường chỗ cho một khởi đầu mới : một mùa học mới đang mở ra.

            Bước vào ngưỡng cửa Đại học đã được năm thứ ba nhưng những cảm xúc của năm nhất vẫn còn hiện rõ nguyên trong tôi. Ngôi trường mang tên Đại học Vinh - nơi sẽ gắn bó với mình 4 năm tới, bao nhiều điều mới mẻ sẽ xảy ra tại nơi đây, để ghi dấu ấn cho quãng đời đẹp nhất của mỗi con người - quãng đường sinh viên. Đó là những gì mà tôi suy nghĩ khi bước chân vào nơi đây. Mặc dù đây không phải là ngôi trường tôi chọn khi chọn nguyện vọng 1, nhưng đây lại chính là nơi để lại nhiều ấn tượng trong tôi nhất, để lại cho tôi biết bao kỉ niệm, tuổi thanh xuân của tôi gắn liền với nơi này.

            Trường Đại học Vinh, cái tên nghe thoạt đầu người nghe sẽ không để ý nhiều đến nó, nhưng một khi đã bước chân vào nơi đây, nó lại hoàn toàn khác so với những gì mà mình từng nghĩ. Thật đấy! Tôi đã từng như thế, và giờ thực sự đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình. Nhớ cái ngày đầu nhập học, mới chân ướt chân ráo bước vào đời, chính nơi đây, chính những con người ở đây, những thầy cô, anh chị khóa trước đã cho tôi những cái ấn tượng đầu tiên thật đẹp! Từng đoàn người mặc áo xanh tình nguyện nhiệt tình giới thiệu về trường, nhiệt tình hướng dẫn cho từng em sinh viên bỡ ngỡ làm thủ tục nhập học. Phải công nhận một điều rằng, sinh viên Trường Đại học Vinh sao nhiệt huyết đến thế, họ một lòng làm việc, cống hiến, đúng bản chất của một thanh niên tình nguyện, tôi cảm nhận được từ họ sự gần gũi, dễ gần. Cũng chính từ đây, trong tôi đặt thêm mục tiêu cho bản thân phải cố gắng khoác lên vai màu áo tình nguyện đầy nhiệt huyết của thế hệ trẻ để giúp sức cho đời. Sải bước dài trên con đường hai bên rợp bóng cây, lòng tôi thấy thoải mái và yên bình vô cùng, hình như đã hết rồi cái cảm giác xa lạ, bỡ ngỡ thủa ban đầu. Đến khuôn viên của trường, thoáng đãng làm sao, tất cả đều hài hòa trong một không gian quy phạm của một trường đào tạo. Trước mặt tôi là những khu nhà truyền thống, trường gồm có khu nhà A, nhà B, nhà D… Và đến ngày hôm này, trường đã thành lập 57 năm, một con số khá lớn, có khá nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo sinh viên, mở ra trước mắt tôi là hi vọng to lớn về một tương lai đầy hứa hẹn, những ngày tháng đầy thách thức đang đón chờ. Cái nắng của tháng 9 ôm trọn tôi vào lòng, một cảm giác là lạ khi đứng giữa sân trường rộng lớn ấy mới thấy mình nhỏ bé đến nhường nào. Bất giác đưa mắt lên tấm băng rôn dòng chữ "CHÀO ĐÓN TÂN SINH VIÊN KHÓA 55", tôi tự hào mình là một thành phần của ngôi trường xinh đẹp này, lòng cảm thấy vui và tự hứa với mình: Phải sống và học tập để xứng đáng là một sinh viên Trường Đại học Vinh.

            Thế đấy, đó là cảm xúc đầu của ngày đầu tiên tôi bước vào ngôi trường này, một ngôi trường mang tên một Thành phố xinh đẹp, và những ngày sau đó là những ngày học chính trị đầu khóa tại hội trường A thật ý nghĩa. Cũng từ những ngày này mà tôi biết được quá trình phát triển của trường không hề đơn giản chút nào: từ một cơ sở nhỏ bé vươn lên thành trường đứng đầu các trường trong tỉnh Nghệ An và phát triển thành trường đại học đa lĩnh vực, gồm có 4 cấp học với số lượng 48000 học sinh, sinh viên, học viên đến từ 54 tỉnh thành trong cả nước, ngoài ra trường còn có hơn 1000 sinh viên du học sinh từ các nước Lào, Thái Lan… đang học tập và rèn luyện ở đây. Trường có 18 khoa đào tạo, có 22 phòng ban, trung tâm và trạm và có 2 văn phòng đại diện tại Tp. Hồ Chí Minh và Thanh Hóa. Ngoài ra Trường Đại học Vinh còn có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành và nhu cầu của xã hội. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng, hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hóa… Trường có 2 cơ sở, cơ sở 1 nằm tại khu vực Bến Thủy - Trường Thi (16ha), cơ sở 2 thuộc huyện Nghi Lộc với diện tích 258ha. Ngoài ra trường còn có Trung tâm nghiên cứu và thực hành nuôi trồng thủy sản đặt tại nhiều địa điểm như Hưng Nguyên - Nghệ An, Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Để có được ngày hôm này, ngôi trường này đã phải trải qua bao khó khăn, thách thức theo năm tháng để hoàn thiện mình, nâng cao vị trí của mình trong xã hội và nhằm đáp ứng nhiệm vụ đào tạo những nhân tài cho đất nước. Biết được những điều đó, nó khiến bản thân tôi - một tân sinh viên lúc đó đã tự hứa với mình phải cố gắng nỗ lực không chỉ vì bản thân mình mà còn cho gia đình, nhà trường, để sau khi ra trường, xã hội biết đến Trường Đại học Vinh là một ngôi trường đào tạo ra nhân tài cho đất nước, đào tạo ra những con người có ích cho xã hội.

            Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên bước chân lên giảng đường. Tuy có gặp chút khó khăn, bỡ ngỡ nhưng rồi tôi cũng dần thích nghi với cách giảng dạy mới lạ, khác hẳn so với cấp 3. Ở đại học khả năng tự học của sinh viên được nâng cao, thầy cô luôn tạo điều kiện để khả năng tư duy của sinh viên được bộc lộ. Mỗi thầy cô giáo với mỗi người một tính cách, có thầy thì vui tính, có thầy thì điềm đạm, có cô thì nghiêm khắc, mỗi tiết học vì thế mà trôi qua một cách thú vị và đầy hứng thú. Thật vui khi nghĩ vì lớp tôi, do học theo cách đào tạo theo tín chỉ, lớp truyền thống ít gặp nhau, năm đầu tiên hầu như chúng tôi chỉ gặp nhau mỗi tháng một lần ở buổi họp lớn, nhưng cũng chính vì điều này mà tôi quen được nhiều bạn hơn,mở rộng được nhiều mối quan hệ hơn, biết được nhiều vùng miền. Mới đầu không dám bắt chuyện với nhau, vậy mà giờ đây tất cả đã thân thiết. Cũng chính từ đây mà tôi tìm được bạn thân, người ta thường nói bạn thời Đại học sẽ không bao giờ bằng bạn thời cấp 3, nhưng tôi không nghĩ vậy, ở đâu cũng tìm được bạn nếu chúng ta chân thành với nhau. Chỉ cần lúc khó khăn, không chạy trốn nhau, chỉ cần chúng ta yêu thương nhau là đủ. Chính những lúc đó mới cảm nhận được cái cảm giác quan tâm của bạn bè khi xa nhà không được bố mẹ chăm sóc. Tính đến bây giờ cũng đã 3 năm trôi qua, thời gian thấm thoát trôi nhanh quá. Từng ấy năm gắn bó với giảng đường đầy đủ tiện nghi dạy học, gắn bó với môi trường năng động, sống đúng với tuổi trẻ của chính mình, tôi lại càng yêu mến ngôi trường này hơn bao giờ hết. Hơn thế nữa nhà trường còn tạo điều kiện cho sinh viên có thể bộc lộ được khả năng của mình qua việc tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động ngoài giờ học, trao những suất học bổng cho sinh viên nhằm động viên sinh viên, làm động lực cho sinh viên cố gắng hơn nữa, lấy đó làm tấm gương để noi theo, để cố gắng. Giờ đây tôi không còn là một tân sinh viên ngày nào còn lạ lẫm đứng trước trường như ngày đầu nữa mà thay vào đó là một cô bé tự tin, tích cực tham gia các hoạt động đoàn hội do trường tổ chức, khoác trên mình màu áo xanh tình nguyện hằng ao ước. Như thế mới khẳng định hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên thực sự là chỗ dựa, là môi trường giáo dục rèn luyện sinh viên - thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Tôi mong mỏi cái cảm giác khoác trên vai màu áo cử nhân của những thế hệ sinh viên ra trường đi khắp mọi miền tổ quốc, không ngại khó khắn, không ngại gian khổ phục vụ đất nước này. Cũng từ nơi đây đã bắt đầu cho một tình yêu thuở sinh viên, cho tôi cảm nhận được yêu sinh viên là như thế nào. Người ta thường nói tình yêu sinh viên là tình yêu trong sáng, không vu lợi, không có toan tính, chúng ta chỉ đến với nhau vì tình yêu. Cũng như tình yêu của tôi dành cho ngôi trường này, chỉ đến với nhau vì niềm đam mê. "Sóng bắt đầu từ gió. Gió bắt đầu đâu. Cũng không thể biết khi nào ta đã yêu nhau. Từ bao giờ ta đã xem ngôi Trường Đại học Vinh là tình yêu của mình???" Liệu sóng có cập bờ không??? Liệu mây có thể bay xa không? Tất cả phụ thuộc vào sự cố gắng của mỗi người. Vậy mà cũng nhanh thôi, chỉ còn 1 năm nữa là tôi ra trường rồi, bao ước mơ, bao hoài bão đang đợi tôi thực hiện, bao gian nan, thử thách đợi tôi vượt qua. Và Trường Đại học Vinh chính là ngôi nhà thứ 2 của tôi - nơi mà mỗi khi mệt mỏi, mỗi khi tôi nhụt chí tôi có thể trở về, nơi tiếp thêm sức mạnh, kiến thức để tôi có thể vững bước trên con đường mình đã chọn.

 

----------------------------------------------------------

 

47. Trương Thị Hạnh - 55A1 SP Vật lý

 

ĐẠI HỌC VINH - NƠI TẠO DỰNG TƯƠNG LAI CHO TUỔI TRẺ

 

            Ngày 16 tháng 7 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định số 375/NĐ thành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Ngày 28 tháng 8 năm 1962, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã ký quyết định số 637/QĐ đổi tên Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Sư Phạm Vinh. Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư Phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh. Cũng tại quyết định này Thủ tướng chính phủ đã quy định nhiệm vụ của trường là đào tạo giáo viên có trình độ đại học và từng bước mở thêm các ngành đào tại khác phù hợp với khả năng của Trường và nhu cầu nhân lực của xã hội, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 11 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã có công văn số 1136/TTg- KGVX về việc bổ sung Trường Đại học Vinh vào danh sách các trường đại học xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia. Đây là sự ghi nhận và đánh giá cao của Chính phủ đối với sự phát triển vững mạnh và vai trò, vị trí của Trường Đại học Vinh trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

            Trong 57 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Vinh đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, được xã hội khẳng định, được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu. Nhà trường đã được tặng: Huân chương độc lập hạng Nhất (2009, 2014), Huân chương Hữu nghị của chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2009, 2011), danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (2004) và nhiều phần thưởng cao quý khác. Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào Tạo, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu và biểu tượng riêng. Là cơ sở đào tạo Đại học đa ngành, đa cấp và thích ứng nhanh với thế giới việc làm, là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước. Trong hơn 400 trường đại học, cao đẳng hiện nay, Trường Đại học Vinh nằm trong nhóm 20 trường đầu tiên được Hội đồng Quốc gia Kiểm định chất lượng giáo dục công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục với 92,86% phiếu bầu.

            Tiền thân là trường Đại học Sư phạm với nhiệm vụ chính là đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhưng trước những yêu cầu bức thiết về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nên từ cuối những năm 1980, Đảng ủy, Ban giám hiệu đã quyết tâm đưa Trường trở thành một trung tâm đào tạo đa ngành. Từ năm 2001, ngoài việc tiếp tục duy trì phát triển và hoàn thiện các ngành đào tạo sư phạm, Trường đã mở rộng và phát triển hàng chục ngành đào tạo ngoài sư phạm để không ngừng đáp ứng các yêu cầu của xã hội về nhân lực trên các lĩnh vực: kinh tế, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng, điện tử viễn thông, luật, công nghệ thông tin, tài nguyên môi trường ...

            Cho đến năm 2016 - 2017, Nhà trường đã đào tạo nhiều bậc học, ngành học khác nhau với 50 nghành đào tạo đại học, 35 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 15 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ; các ngành đào tạo ngoài sư phạm chiếm 69% tổng số các ngành học. Nhà trường có Trường THPT Chuyên với 6 chuyên môn (Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Tiếng anh). Trường thực hành Sư phạm với 4 cấp học (mầm non, tiểu họC, THCS và THPT) chất lượng cao với quy mô gần 48.000 học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đến từ 53 tỉnh, thành trong cả nước và hơn 500 sinh viên quốc tế đến học tập, nghiên cứu. Ngoài ra, Trường còn liên kết với các cơ cở giáo dục trong và ngoài nước đào tạo các trình độ đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước.

            Hiện nay cơ cấu của Trường Đại học Vinh là một đại học 3 cấp: Trường, Khoa- Trường trực thuộc, Bộ môn.

            Ban giám hiệu có PGS.TS.NGƯT. Đinh Xuân Khoa - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà Trường; các Phó hiệu trưởng gồm: PGS.TS. Thái Văn Thành, PGS.TS. Ngô Đình Phương và TS. Trần Tú Khánh.

            Trường có 18 khoa đào tạo: Khoa Toán học, Khoa Ngữ văn, Khoa Vật lý và Công nghệ, Khoa Hóa học, Khoa Sinh học, Khoa Lịch sử, Khoa Giáo dục quốc phòng, Khoa Giáo dục chính trị, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Giáo dục thể chất, Khoa Giáo dục, Khoa Địa lý - Quản lý Tài nguyên, Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Nông lâm ngư, Khoa Điện tử Viễn thông, Khoa Xây dựng, Khoa Kinh tế, Khoa Luật.

            Trường có hai trường trực thuộc: Trường THPT Chuyên vàTrường Mầm non thực hành.

            Trường có 22 phòng ban, trung tâm, trạm: Tổ chuyên trách, Phòng Công tác chính trị - Học sinh sinh viên, Phòng Đào tạo, Phòng Đào tạo Sau đại học, Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Quản trị và Đầu tư, Phòng Thanh tra giáo dục, Phòng tổ chức Cán bộ, Phòng Bảo vệ, Nhà xuất bản, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Đảm bảo chất lượng, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Đào tạo liên tục, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh Vinh, Trung tâm Nội trú, Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm, Trạm Y tế, Trung tâm nghiên cứu Hồ Chí Minh.

            Trường có 2 văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện tại tỉnh Thanh Hóa.

            Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hóa... Ngoài diện tích tại khu vực Bến Thủy - Trường Thi (16ha), Trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tích 258ha ( đã xây dựng xong khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường còn có Trung tâm nghiên cứu và thực hành nuôi trồng thủy sản đặt tại nhiều địa điểm như Hưng Nguyên - Nghệ An, Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, huy động nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.

            Chương trình giáo dục của Trường Đại học Vinh được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếp thu kinh nghiệm các chương trình tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo tính linh hoạt, liên thông. Trong 57 năm xây dựng và phát triển, ở mỗi giai đoạn, Nhà trường đều xây dựng chương trình và phương thức đào tạo phù hợp. Hiện nay, Trường Đại học Vinh đang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với tất cả các bậc học, loại hình đào tại (triển khai áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2007). Thực hiện Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT ngày 16/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2016 - 2017, Trường Đại học Vinh sẽ chuyển phương thức tuyển sinh theo ngành sang phương thức tuyển sinh theo nhóm ngành trên tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học. Việc tuyển sinh theo nhóm ngành sẽ mở ra nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong quá trình học tập cũng như tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh việc triển khai tuyển sinh theo nhóm ngành, Trường Đại học Vinh đã và đang xây dựng chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra các ngành đào tạo trình độ đại học theo hướng tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate, có nghĩa là: Hình thành ý tưởng - Thiết kế ý tưởng - Thực hiện - Vận hành). Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ XXXI với tinh thần "Nuôi dưỡng say mê - Khuyến khích sáng tạo - Tôn trọng sự khác biệt - Thúc đẩy hợp tác", xây dựng Trường Đại học Vinh trở thành thành viên của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, là thành viên của hiệp hội CDIO quốc tế.

            Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Trường Đại học Vinh không ngừng lớn mạnh. HIện nay, nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ. Với đội ngũ gần 1000 cán bộ, giảng viên trong đó có 65 Giáo sư, Phó Giáo sư, 175 Tiến sĩ, gần 500 Thạc sĩ, 4 giảng viên cao cấp, 121 giảng viên chính... Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại trường.

            Song song với hoạt động đào tạo hoạt động khoa học công nghệ của Trường Đại học Vinh đã có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp tăng lên hằng năm. Chỉ tính riêng từ năm 2001 đến 2014 cán bộ của nhà trường đã thực hiện 24 đề tài cấp Nhà nước, 203 đề tài cấp Bộ, 1.857 đề tài cấp cơ sở. Kinh phí nghiên cứu khoa học hàng năm lên đến hàng chục tỉ đồng. Việc gắn hoạt động NCKH với tư vấn, chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khu vực đã có những kết quả tích cực. Bên cạnh đó, Trường luôn quan tâm đến công tác xuất bản các ấn phẩm khoa học có chất lượng cao cả về nội dung lẫn hình thức. Tạp chí khoa học của trường mỗi năm ra 4 kỳ, 8 số với hình thức và nội dung phong phú, đa dạng, chất lượng bài viết ngày càng tốt hơn và là ấn phẩm để trao đổi thường xuyên với các trường đại học, các viện nghiên cứu toàn quốc. Năm 2011, Nhà trường đã thành lập Nhà xuất bản Trường Đại học Vinh. Từ năm 2001 đến nay, cán bộ của Trường đã công bố gần 1.500 bài báo trên các tạp chí trong nước và gần 300 bài báo trên các tạp chí quốc tế. Hằng năm trường đều tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cấp trường, khu vực, quốc gia và quốc tế. Hoạt động NCKH của sinh viên có chuyển biến rõ rệ. Nhiều khoa đào tạo đã đẩy mạnh phong trào NCKH của sinh viên và cán bộ trẻ. Số đề tài tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học học sinh sinh viên và giải sinh viên NCKH ngày càng tăng. Nhà trường hàng trăm đề tài sinh viên NCKH dự thi, trong đó có 150 công trình đạt giải sinh viên NCKH cấp Bộ và giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam VIFOTEC.

            Việc mở rộng mối quan hệ, hợp tác với các cơ quan, ban ngành từ trung ương đến địa phương, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tiếp tục được đẩy mạnh. Hơn 1000 lượt lưu học sinh Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Lào… đã học và tốt nghiệp đại học, sau đại học trường. Trường đã hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng cán bộ với trên 40 cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan, tổ chức khoa học trong nước và quốc tế. Nhiều cán bộ của Trường là thành viên, cộng tác viên của các hội đồng khoa học hoặc tổ chức khoa học quốc gia, khu vực và quốc tế (Đức, Italia, Nhật Bản, Pháp, Ba Lan, Nga, Canada, Hoa Kỳ…); được mời làm chuyên gia giáo dục và giảng dạy tại Angola, Algieri, Lào, Thái Lan,...

            Hệ thống tổ chức Đảng, đoàn thể của Trường Đại học Vinh luôn đạt danh hiệu tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

            Đảng bộ trường là Đảng bộ cấp trên cơ sở, có 13 Đảng bộ bộ phận, 50 Chi bộ và 5 Ban xây dựng Đảng. Ban chấp hành Đảng bộ khóa XXX có 21 ủy viên. Ban Thường vụ Đảng ủy có 7 đồng chí: PGS.TS.NGƯT. Đinh Xuân Khoa - Bí thư; PGS.TS.NGƯT. Phạm Minh Hùng - Phó bí thư; PGS.TS.NGƯT. Ngô Sĩ Tùng - Ủy Viên; PGS.TS. Ngô Đình Phương - Ủy viên; PGS.TS. Nguyễn Thị Hường - Ủy viên.

            Công đoàn Trường Đại học Vinh là đơn vị trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Thị Hường làm Chủ tịch. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc của Tỉnh Đoàn Nghệ An do TS. Nguyễn Thanh Chương làm Bí thư. Hội sinh viên Trường Đại học Vinh là đơn vị trực thuộc Hội sinh viên Tỉnh Nghệ An do ThS. Lê Minh Giang làm Chủ tịch.

            Hơn nửa thế kỉ xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh đã được tặng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009), Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2009), Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (2007, 2010), danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (2004), Huân chương Độc lập Hạng nhì (2001) và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đảng bộ Trường được Tỉnh ủy Nghệ An công nhận là Đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh liên tục (1988 - nay). Công đoàn Trường được tặng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì (2005). Đoàn Trường, Hội Sinh viên được tặng bằng khen của thủ tướng chính phủ (2004), Huân chương Lao động hạng Ba (2006), Cờ thi đua của Trung ương Đoàn (2012). Trường đã có 25 cán bộ được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú; có 47 tập thể và 185 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen cấp Bộ.

            Trường Đại học Vinh luôn quyết tâm thực hiện tuyên bố sứ mạng của mình: là cơ sở đào tạo đại học đa ngành cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu xã hội; là trung tâm NCKH, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc trung bộ và cả nước, xứng đánng là Trường Đại học trọng điểm quốc gia

            Đại học Vinh - một ngôi trường trên mảnh đất quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nghệ An. Đây là vùng đất của địa linh nhân kiệt, văn chương khoa bảng, đã sản sinh ra nhiều "anh hùng phát tú" nức tiếng thiên hạ và được mệnh danh là "Hoa nở trên đất cằn". Có lẽ cũng vì thế mà Đại học Vinh là nơi mà tôi chọn để tiếp tục trên con đường học tập của mình. Và tôi chưa bao giờ hối hận vì điều này.

            Còn bạn, tại sao bạn không một lần đến với nơi đây - Đại học Vinh, để học tập, nghiên cứu hay công tác ...

            Còn những sĩ tử của năm 2017, các bạn đã sẵn sàng trở thành sinh viên Đại học Vinh chưa?

 

----------------------------------------------------------

 

48. Đoàn Thị Liên - 55A1 SP Vật lý

 

ĐẠI HỌC VINH - MANG ƯỚC MƠ ĐẾN CHO SINH VIÊN

 

            Ngày 16 tháng 7 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định số: 375/NĐ thành lập Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Ngày 28 tháng 8 năm 1962, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Quyết định số: 637/QĐ đổi tên Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Sư phạm Vinh. Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số: 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh. Ngày 11 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số: 1136/TTg-KGVX về việc bổ sung Trường

            Tiền thân là trường đại học Sư phạm với nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nhưng trước những yêu cầu bức thiết về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội nên từ cuối những năm 1980, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã quyết tâm đưa Trường trở thành một trung tâm đào tạo đa ngành. Từ năm 1991, ngoài việc tiếp tục duy trì, phát triển và hoàn thiện các ngành đào tạo Sư phạm, Trường đã mở rộng và phát triển hàng chục ngành ngoài Sư phạm để không ngừng đáp ứng các yêu cầu của xã hội về nhân lực trên các lĩnh vực: kinh tế, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng, điện tử viễn thông, luật, Công nghệ thông tin... Đến nay, Nhà trường đã đào tạo nhiều bậc học, ngành học khác nhau với 15 chuyên ngành tiến sĩ, 31 chuyên ngành thạc sĩ; đào tạo 50 ngành kỹ sư, cử nhân; đào tạo học sinh trung học phổ thông chuyên với 6 môn chuyên (Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học, Tiếng Anh và Sinh học). Quy mô tuyển sinh của Trường ở các hệ, bậc học, ngành, hình thức đào tạo không ngừng tăng lên. Hiện nay toàn Trường có khoảng 42.000 học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Ngoài ra, Trường còn liên kết với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước đào tạo các trình độ đại học và sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước.

            Phát huy truyền thống 55 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Vinh đang quyết tâm xây dựng Nhà trường với khẩu hiệu hành động "Trường Đại học Vinh - Nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ" và nét đặc trưng của sinh viên Trường Đại học Vinh "Bản lĩnh - Trí tuệ - Văn minh - Tình nguyện".

            Trường Đại học Vinh có hệ thống thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành. Hệ thống phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn đã và đang được xây dựng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện đang được hoàn chỉnh, hiện đại hoá... Ngoài diện tích hiện nay tại khu vực Bến Thuỷ - Trường Thi (14ha), Trường đã được quy hoạch và triển khai xây dựng tại cơ sở II thuộc huyện Nghi Lộc với diện tích 258ha (đã xây dựng xong khoa Nông Lâm Ngư, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và một số đơn vị khác). Ngoài ra, Trường còn có Trung tâm nghiên cứu và thực hành nuôi trồng thuỷ sản đặt tại nhiều địa điểm như Hưng Nguyên - Nghệ An, Nghi Xuân - Hà Tĩnh. Nhà trường đã có nhiều giải pháp và kế hoạch tự chủ về tài chính, huy động nhiều nguồn tài chính hợp pháp, đáp ứng các hoạt động.

            Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Trường Đại học Vinh không ngừng lớn mạnh. Hiện nay, Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ với 969 người. Trong tổng số 662 giảng viên, có 54 giáo sư, phó giáo sư, 4 giảng viên cao cấp, 175 tiến sĩ, 441 thạc sĩ, 133 giảng viên chính. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại Trường Đại học Vinh.

            Việc mở rộng mối quan hệ, hợp tác với các cơ quan, ban ngành từ trung ương đến địa phương, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tiếp tục được đẩy mạnh. Hơn 1.000 lượt lưu học sinh Thái Lan, Trung Quốc, Lào... đã học đại học và sau đại học tại Trường, trong đó có hàng trăm em đã tốt nghiệp. Trường đã hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng cán bộ với trên 40 cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan, tổ chức khoa học trong nước và quốc tế. Nhiều cán bộ của Trường là thành viên, cộng tác viên của các hội đồng khoa học hoặc tổ chức khoa học quốc gia, khu vực và quốc tế (Đức, Italia, Nhật Bản, Pháp, Ba Lan, Nga, Canađa, Hoa Kỳ, Hội Thiên văn quốc tế,...); được mời làm chuyên gia giáo dục và giảng dạy tại nhiều trường đại học.

            55 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Vinh được tặng thưởng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009, 2014), Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2009, 2011), danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (2004) và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đảng bộ Trường được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An công nhận là đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh 17 năm liên tục (1998 - 2014). Công đoàn Trường được tặng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì (2005). Đoàn Trường, Hội Sinh viên được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2004), Huân chương Lao động hạng Ba (2006). Trường đã có 5 cán bộ được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 32 cán bộ được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú; có 12 tập thể và 40 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba.

            Hiện nay, Nhà trường đang quyết tâm thực hiện tuyên bố sứ mạng Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu xã hội; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước với tầm nhìn đến năm 2020, Trường Đại học Vinh trở thành trường đại học trọng điểm, có một số ngành học đạt tiêu chuẩn quốc tế.

            Trường Đại học Vinh phân làm năm nhóm ngành đào tạo Đại học hệ chính quy bao gồm: Khối ngành kinh tế (5 ngành), Khối ngành kỹ thuật công nghệ ( 7 ngành), Khối ngành nông lâm ngư môi trường (6 ngành), Khối ngành xã hội và nhân văn( 8 ngành) và Khối các ngành sư phạm( 14 ngành).

            Hiện tại tôi đang theo học ngành sư phạm vật lý tại khoa Vật lý - Công nghệ, một khoa được thành lập từ năm 1961 với một bề dày lịch sử về đào tạo. Khoa Vật lý - Công nghệ đào tạo hệ cử nhân sư phạm Vật lý từ năm 1961 đến nay, còn đào tạo Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện thì chỉ mới năm 2013 đế nay nhưng hai ngành đã hòa hợp được với nhau trong mọi mặt.

            Thời gian trôi qua thật nhanh! Mới đó đã gần 3 năm trôi qua. Thời gian đầu thật sự rất khó khăn đối với tôi, tôi phải tự lập về mọi thứ. Đầu tiên là việc hòa nhập với cuộc sống ở đây, đó là việc phải tự mình nấu ăn, tự mình đi chợ,đặc biệt là việc giao tiếp. Khó khăn thứ hai là việc học tập, môi trường đại học nó khác hoàn toàn với môi trường phổ thông. Trường Đại học Vinh lại đào tạo theo tín chỉ, đây là một điều rất mới đối với tôi. Mỗi kỳ, học môn gì, vào thời gian nào, và giảng viên nào giảng dạy là do sinh viên lựa chọn.

            Nhưng giờ đây tôi đã thích nghi với điều đó, tôi hôm nay đã chủ động, tự tin, bản lĩnh hơn để làm tốt công việc, tôi không còn sợ hãi khi đứng trước đám đông nữa, thực sự tôi rất vui vì điều này. Hơn nữa ở đây tôi còn quen rất nhiều bạn mới, và đặc biệt là những người bạn thân. Chúng tôi cùng nhau học tập, cùng nhau đi chơi và kể cho nhau nghe những câu chuyện, buồn có vui có.

            Về việc học,nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giảng viên và bạn bè,tôi đã và đang học tập tốt hơn. Khoa tôi có một đội ngũ giảng viên với trình độ chuyên môn cao, tận tình với sinh viên, họ không chỉ là một người thầy, mà với tôi họ còn là một người bố, người mẹ, người anh, người chị, và là một tấm gương nhà giáo mà tôi đang hướng đến. Ngoài việc được học kiến thức, mỗi ngày ngồi trên giảng đường tôi còn được học cách làm người, bồi dưỡng lòng yêu nghề.Trở thành cô giáo bây giờ không còn là mong muốn của bố mẹ nữa, mà bây giờ nó đã là mục tiêu tương lai của tôi.

            Ngoài việc học, tôi luôn tranh thủ dạy thêm để kiếm tiền học phụ giúp bố mẹ, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện của đoàn trường. Ngôi trường này đã mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Đây là những hoạt động giúp cho tôi cũng như các bạn sinh viên khác có những trải nghiệm mới, những kỹ năng sống, giao lưu học hỏi, có thêm nhiều bạn mới,năng động hơn và thư giãn hơn sau những giờ học căng thẳng.

            Bây giờ đã gần kết thúc năm thứ 3 đại học, 3 năm tôi học tập tại đây,tình yêu của tôi dành cho ngôi trường này ngày một nhiều hơn. Thật lòng mà nói sinh viên mà không tham gia tình nguyện hay các hoạt động của khoa của trường thì thật lãng phí cuộc sống 4 năm sinh viên - ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời. Còn 1 năm nữa thôi, tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng nhiều hơn, sẽ tận dụng hết khoảng thời gian ở đây sao cho thật có ích, bởi những gì diễn ra ở ngôi Trường Đại học Vinh này là một phần tuổi thanh xuân của tôi.