Kiến thức
§ Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có chứng chỉ Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng;
§ Có kiến thức giáo dục đại cương về Toán học, Vật lí học và các khoa học cơ bản khác đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức ngành Hóa học và học tập ở trình độ cao hơn;
§ Nắm vững và vận dụng được kiến thức về các nguyên lí chung về điều khiển các quá trình hóa học, về tính chất và các qui luật biến thiên tính chất các nguyên tố, các loại hợp chất;
§ Nắm vững và vận dụng được các phương pháp nghiên cứu hóa học; hiểu biết và áp dụng được các kiến thức cơ bản về an toàn và quản lí phòng thí nghiệm;
§ Hiểu biết về cấu tạo và nguyên lí hoạt động của các thiết bị, máy móc cơ bản thường dùng trong phòng thí nghiệm hóa học, các phương pháp phân tích công cụ hiện đại, mối quan hệ và vai trò của hóa học với vấn đề bảo vệ môi trường;
§ Có kiến thức tin học tương đương trình độ B; sử dụng được các phần mềm hóa học và các phần mềm xử lí thống kê;
§ Có trình độ ngoại ngữ Bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam, có thể đọc dịch các tài liệu khoa học chuyên ngành và giao tiếp cơ bản.
Kĩ năng
§ Phân tích và đánh giá được ý nghĩa khoa học các số liệu, đồ thị, phổ đồ thường dùng trong nghiên cứu hóa học; xây dựng và báo cáo các đề án khoa học về hóa học; tổ chức được nhóm công tác; có khả năng tìm việc làm tốt trong xã hội;
§ Thực hiện được các phép phân tích xác định các chỉ tiêu hóa học, hóa lí của các đối tượng phân tích phổ biến như nước, đất, khoáng chất, hóa chất, thực phẩm; đánh giá được chất lượng nguyên liệu và sản phẩm trong các quá trình sản xuất;
§ Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Thái độ
§ Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỉ luật và tác phong công nghiệp;
§ Có phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo; có ý thức tự học, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
Các phòng thí nghiệm, phòng kĩ thuật, phòng kiểm tra chất lượng của các nhà máy, xí nghiệp; cơ sở phân tích và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, phân tích môi trường; cơ sở nghiên cứu, sản xuất và phát triển sản phẩm hóa học; doanh nghiệp kinh doanh thiết bị hóa học, hóa chất, nguyên liệu thực phẩm; giảng dạy Hóa học ở các trường phổ thông, cao đẳng và đại học (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm), nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Tiếp tục học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ ở bậc sau đại học trong các lĩnh vực chuyên sâu về Hóa học và đào tạo liên thông sang các lĩnh vực có liên quan như: Công nghệ hóa học, Hóa dầu, Hóa dược,...