Nature được xếp hạng là tạp chí khoa học uy tín và có trích dẫn
nhiều nhất thế giới với hơn 150 tuổi với nhiều series khác nhau. Những công trình
đăng trong tạp chí này được cộng đồng các nhà khoa học đánh giá rất cao và chỉ những
công trình có chất lượng khoa học vượt trội mới được tạp chí chấp nhận xuất bản.
Nature Communications là một trong những chuyên san của Nature với ranking
SCIE/Q1 và chỉ số ảnh hưởng
cao (năm 2019, IF = 12.124). Hằng năm, Nature
Communications nhận được khoảng hơn 50.000 bản thảo từ khắp nơi trên thế giới gửi
về nhưng tỉ lệ được chấp nhận đăng chỉ khoảng 7,7%.
Tạp chí Nature Communications
Bài
báo của TS. Phan Văn Hòa trên Nature Communications số 11 ngày 23/6/2020, có
tiêu đề "Efficient self-assembly of heterometallic triangular necklace
with strong antibacterial activity", tạm dịch là: "Sự tự tổ hợp hiệu
quả của cấu trúc vòng tam giác dị kim loại với hoạt tính kháng khuẩn cao".
Trong công trình này, nhóm tác giả đã tổng hợp và nghiên cứu tính chất của một
hợp chất siêu phân tử vòng tam giác dị kim loại, chứa đồng thời ion kim loại
Cu(I) và Pt(II). Mặc dù có cấu trúc rất phức tạp, với các vòng khóa vào nhau,
nhưng cấu trúc của siêu phân tử đã được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ tia
X đơn tinh thể. Hợp chất này có hoạt tính kháng khuẩn và phân cắt ADN rất cao.
Điều này được cho là do điện tích dương cao của vòng tam giác, do sự hiệp trợ của
hai ion kim loại, và sự cải thiện độ bền nhiệt động của hợp chất khi ở trong
môi trường nuôi cấy.
TS. Phan Văn Hòa - Giảng viên Viện SP Tự nhiên
Ngoài
công trình trên, trong quá trình nghiên cứu, TS. Phan Văn Hòa còn có hơn 20 bài
ở các hội thảo quốc tế và 58 công trình đăng trên các tạp chí. Trong đó phần lớn
các công trình được đăng trên những tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực khoa học và
ngành hóa học. Điển hình như Nature Chemistry (IF = 21.687), Nature Communications
(IF = 12.121), Chem (IF = 19.735), Journal of American Chemical Society (IF =
14.612), Angewandte Chemie International Edition (IF = 12.257).
Các nghiên cứu của TS. Phan Văn Hòa tập
trung vào các phức chất hay gốc tự do hữu cơ có thể chuyển trạng thái spin (ứng
dụng trong công nghệ bộ nhớ từ, và sensors); các vật từ vĩnh cửu hữu cơ hay
phối trí; các hợp chất biradical có nhiều tính chất từ và quang nổi trội; và các
vật liệu có khung hữu cơ kim loại (metal organic frameworks MOFs) hay các oligomer hữu cơ phối trí có hoạt
tính xúc tác, kháng khuẩn và phân cắt ADN.
TS. Phan Văn Hòa,
sinh năm 1981 tại huyện Yên Thành, Nghệ An.
1999 - 2003: Sinh viên
ngành Sư phạm Hóa học, là thủ khoa tốt nghiệp đại học của khóa 40, khoa Hóa học,
Trường Đại học Vinh.
2003 - 2005: Học viên
cao học chuyên ngành Hóa vô cơ tại khoa Hóa học, Trường Đại học Vinh.
2005 - 2017: Giảng viên
khoa Hóa học, Trường Đại học Vinh.
2017 - nay: Giảng
viên ngành Hóa học, Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh.
2009 - 2014: Nghiên
cứu sinh tại Khoa Hóa học, Đại học Bang Florida (Florida State University),
Hoa Kỳ.
2014 - 2016: Nghiên
cứu sau tiến sĩ tại Khoa Hóa học, Đại học Northwestern (Northwestern
University), Hoa Kỳ, có ranking nhiều
năm liền là top 10 ở Hoa Kỳ.
2016 - 2020: Nghiên
cứu sau tiến sĩ tại Khoa Hóa học, Đại học Quốc gia Singapore (Singapore
National University) có ranking nhiều năm liền nằm trong top 10 trên thế giới
theo QS.
|
Viện SP Tự nhiên