Tên
đề tài luận án: “Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh Nghệ
An’’
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế.
Mã số: 62.34.04.10
Tập thể người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc; 2.
TS. Trần Kim Hào
Hội đồng chấm luận án gồm 6 thành viên:
GS.TS. Đỗ Hoài Nam (Chủ tịch Hội đồng), GS.TS. Tô Xuân Dân (Phản
biện 1), GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái (Phản biện 2), PGS.TS. Phí Mạnh Hồng (Uỷ
viên hội đồng), TS. Dương Đình Giám (Uỷ viên Hội đồng) và TS. Trần Thị Minh
Ngọc (Thư ký Hội đồng).
Kết quả bảo vệ theo đánh giá của Hội đồng chấm Luận án: 6/6 thành
viên của Hội đồng chấm Luận án nhất trí thông qua.
- Những nội dung chính của luận án:
1. Làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về chất lượng xuất khẩu lao
động, vai trò, lợi ích của nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động, các nhân tố
ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng xuất khẩu lao động.
2. Xem xét kinh nghiệm một số quốc gia Philippin, Indonesia, Thái
Lan và các địa phương trong nước như Hà Tĩnh và Vĩnh Phúc, từ đó rút ra bài học
về nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động của tỉnh Nghệ An.
3. Đánh giá đúng thực trạng về xuất khẩu lao động, chất lượng xuất
khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, đưa ra các thành
tựu và hạn chế về chất lượng xuất khẩu lao động của địa phương, đồng thời làm
rõ các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó.
4. Trên cơ sở nghiên
cứu bối cảnh thị trường xuất khẩu lao động trên thế giới và Việt Nam, quan
điểm, phương hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động Việt Nam
nói chung và Nghệ An nói riêng trong thời gian tới, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng xuất khẩu lao động Nghệ An đến năm 2020.
- Những đóng góp của luận án:
Là một
nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến chất lượng xuất khẩu lao động ở
Nghệ An, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
1. Luận án
đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động và chất lượng
xuất khẩu lao động cả trong và ngoài nước, làm rõ nội hàm chất lượng xuất khẩu
lao động, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu lao động,
xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng xuất khẩu lao động. Luận án đã
tổng kết được bài học kinh nghiệm về xuất khẩu lao động của các quốc gia như
Philippin, Indonesia, Thái Lan và các địa phương trong nước như Hà Tĩnh và Vĩnh
Phúc. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng xuất khẩu lao
động ở Nghệ An.
2. Luận án
đã đưa ra các quan điểm về nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở các địa
phương nói chung và Nghệ An nói riêng.
3.
Đánh giá thực trạng chất lượng xuất khẩu lao động của Nghệ An, những thuận lợi
và hạn chế, chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Và đề xuất các
nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động ở tỉnh
Nghệ An.
Bên cạnh đó, những kết quả chính của đề tài đã được đăng tải trên
các tài liệu Hội thảo Proccedings "Research and development for Integrated
creative research for local development toward the ASEAN economic
community" Internation Conference by Rajamangala University,
September 18-19, Hội thảo “ Phát triển Nghệ An đến năm 2020 theo tinh thần Nghị
quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị”...
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo Luận án tại Thư viện Đại học
Quốc gia, Thư viện Học viện Khoa học xã hội, Trung tâm TT-TV Nguyễn Thúc Hào,
Trường Đại học Vinh.
Sau đây là một số hình ảnh tại lễ bảo vệ Luận án:
NCS chụp ảnh cùng Hội đồng chấm luận án
NCS cùng người hướng dẫn khoa học
Đại diện BCN khoa Kinh tế cùng các đồng nghiệp chúc mừng NCS