Với luận án: “Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học cho sinh viên đại học ngành Giáo dục tiểu học qua dạy học theo dự án”.

Chuyên ngành: Lí luận và Lịch sử Giáo dục

Mã số: 62.14.01.02

Hội đồng chấm luận án gồm 6 thành viên:

1. PGS.TS Nguyễn Đức Minh (Chủ tịch hội đồng);

2. PGS.TS Nguyễn Tiến Hùng (Thư kí),

3.  PGS TS Nguyễn Đức Sơn (Phản biện 1);

4. PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền (Phản biện 2);

5. TS Lương Việt Thái (Phản biện 3);

6. TS Nguyễn Như An (Ủy viên).

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thành Hưng; PGS.TS Phạm Minh Hùng

Kết quả bảo vệ theo đánh giá của Hội đồng chấm luận án: 6/6 thành viên của Hội đồng nhất trí thông qua.

Những đóng góp của luận án:

1/ Xây dựng được khung lí thuyết cho việc rèn luyện KN TKBH cho SV đại học ngành GDTH qua DHTDA. Trong đó làm rõ: khái niệm KN TKBH, nội dung, cấu trúc, các điều kiện cần thiết để rèn luyện KN TKBH trong đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho SV đại học ngành GDTH; làm rõ nguyên tắc, các đặc trưng cơ bản của DHTDA. Mô tả khoa học, cụ thể mối quan hệ giữa DHTDA với quá trình rèn luyện KN TKBH cho SV đại học ngành GDTH.

2/ Nghiên cứu, phân tích thực trạng năng lực thiết kế bài học của sinh viên tại một số trường đại học sư phạm; thực trạng rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học qua dạy học theo dự án cho sinh viên; chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu, những điều kiện và thách thức trong việc vận dụng dạy học theo dự án để rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học cho sinh viên đại học ngành Giáo dục tiểu học.

3/ Xây dựng nội dung và quy trình rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học qua dạy học theo dự án. Thiết kế một số biện pháp tác nghiệp dạy học cụ thể, đặc trưng của dạy học theo dự án để rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học, bao gồm: kĩ thuật thiết kế dự án học tập; tổ chức nhóm học tập dự án; tổ chức luyện tập kĩ năng thiết kế bài học theo mẫu trong môi trường dự án; kĩ thuật tổ chức sêminar và báo cáo kết quả học tập theo dựa án; thiết kế và sử dụng các công cụ kiểm tra đánh giá rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học trong  dạy học theo dự án.

4/ Tiến hành thực nghiệm khoa học và kết quả thu được cho thấy các biện pháp hướng dẫn SV rèn luyện KN TKBH qua DHTDA đã đạt được kết quả tích cực. Bước đầu đã chứng minh tính khả thi của nó trong việc nâng cao hiệu quả rèn luyện KN TKBH cho SV đại học ngành GDTH.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã được công bố qua 6 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành (Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Tạp chí Khoa học trường ĐH Vinh)

Sau đây là một số hình ảnh trong buổi bảo vệ:


NCS trình bày luận án trước Hội đồng


NCS chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án


Đại diện lãnh đạo vào các đồng nghiệp Khoa Giáo dục chúc mừng NCS