Đề tài luận án: Các lễ
hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ.
Chuyên ngành: Nhân học, mã
số: 62 31 03 02.
Người hướng dẫn khoa học:
1.
PGS.TS. Lê Sỹ Giáo
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh
Hội đồng chấm Luận án gồm 7
thành viên:
1. PGS.TS. Phạm Quang Hoan (Chủ
tịch Hội đồng)
2. GS. TS. Hoàng Nam (Phản biện
1)
3. PGS.TS. Lê Ngọc Thắng (Phản
biện 2)
4. PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu
(Phản biện 3)
5. TS. Nguyễn Thị Song Hà (Thư
ký Hội đồng)
6. PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh
Nga (Ủy viên Hội đồng)
7. TS. Hoàng Hữu Bình (Ủy viên
Hội đồng).
Kết quả bảo vệ theo đánh giá
của Hội đồng chấm luận án: 7/7 thành viên của Hội đồng nhất trí thông qua.
- Những nội dung chính của luận
án:
Mục đích nghiên cứu của luận án:
Luận án tập trung làm rõ những đặc điểm, giá trị văn hoá của các lễ hội tưởng
nhớ các vị danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ; chỉ ra những biến
đổi của lễ hội và cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống của lễ hội.
Đóng góp mới về khoa học của luận án:
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về lễ hội tưởng nhớ danh nhân chống
ngoại xâm nổi tiếng nhằm góp phần làm rõ diện mạo và sắc thái văn hoá địa
phương của người Việt ở tỉnh Nghệ An. Bước đầu xác định những đặc trưng cơ bản
trong lễ hội tưởng nhớ danh nhân cũng như những biến đổi của nó, từ đó rút ra
những giá trị văn hóa của lễ hội và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa của lễ hội trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận
án:
Luận án cung cấp những cứ liệu thực
tế về các lễ hội tưởng nhớ các vị danh nhân chống giặc ngoại xâm nổi tiếng của
xứ Nghệ. Qua việc đi sâu tìm hiểu về các lễ hội đền Vua Mai, lễ hội đền Nguyễn
Xí và lễ hội Làng Sen để thấy rõ được đặc trưng văn hóa của vùng này.
Về mặt thực tiễn, luận án góp phần
cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội phục vụ công cuộc phát triển hiện
nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
giảng dạy lịch sử văn hóa địa phương, lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc
và tôn vinh các vị danh nhân Mai Thúc Loan, Nguyễn Xí, Hồ Chí Minh.
- Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài của
Luận án:
1. Nguyễn
Hồng Vinh (2014), "Cố kết dòng họ
qua di tích và lễ hội đền Nguyễn Xí (xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An)", Tạp chí Dân tộc học, Số 6
(189).
2. Nguyễn
Hồng Vinh (2014), "Bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa lễ hội ở tỉnh Nghệ An hiện nay", Tạp chí Lịch
sử Đảng, Số (289).
3. Nguyễn Hồng Vinh
(2014), "Lễ hội tưởng nhớ các vị
danh nhân chống ngoại xâm nổi tiếng của xứ Nghệ", Tạp chí Khoa học Xã
hội miền Trung, Số 5 (31).
4. Nguyễn
Hồng Vinh (2013), "Một số giải pháp
bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử- văn hóa lễ hội đền Vua Mai (huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An)", Hội thảo Khoa học Quốc gia "Khởi nghĩa Hoan Châu
và vai trò của Mai Thúc Loan trong lịch sử dân tộc", Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam, Nghệ An.
5. Nguyễn
Hồng Vinh (2009), "Lễ hội đền Vua
Mai: truyền thống và hiện đại", Kỷ yếu Hội thảo Khoa học toàn quốc
"Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hoan Châu", Trường Đại học Vinh- Viện Sử
học, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 185-190
6. Nguyễn Hồng Vinh (2013), "Mai Thúc Loan (713-722)", Nxb
Chính trị Quốc gia (phần di tích đền Vua Mai ở Nghệ An, Hà Tĩnh và phần lễ hội
đền Vua Mai, 93 trang).
Sau đây là một số
hình ảnh trong buổi bảo vệ:
NCS chụp ảnh cùng Hội đồng chấm luận án
PGS.TS. Hồ Việt Hạnh - Phó Giám đốc Học viện Khoa học xã hội chúc mừng NCS
Đại diện Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử chức mừng NCS
Đồng nghiệp, bạn bè và gia đình chức mừng NCS