Tên luận án: Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay.

Ngành Luật học, Chuyên ngành: Luật Kinh tế,  mã số: 62 38 01 07.

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Đăng Huệ

Hội đồng chấm Luận án gồm 7 thành viên:

1. PGS.TS. Trần Đình Hảo (Chủ tịch Hội đồng)

2. GS. TS. Lê Hồng Hạnh (Phản biện 1)

3. PGS.TS. Nguyễn Thị Thương Huyền (Phản biện 2)

4. TS. Phạm Sỹ Chung (Phản biện 3)

5. TS. Hồ Ngọc Hiển (Thư ký)

6. PGS.TS. Lê Thị Châu (Ủy viên)

7. TS. Đinh Thị Mỹ Loan (Ủy viên).

Kết quả bảo vệ theo đánh giá của Hội đồng chấm luận án: 7/7 thành viên của Hội đồng nhất trí thông qua.

- Những nội dung chính của luận án:

1. Phân tích khái niệm, đặc điểm của hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh với các hành vi quảng cáo bị cấm khác trong pháp luật quảng cáo, luật thương mại.

2. Xác định các tiêu chí để nhận diện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

3. Phân tích khái niệm, đặc điểm pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, xác định nội dung điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng của pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

3. Nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia, khu vực về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật.

4. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

5. Xác định định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

6. Các giải pháp pháp lý hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam hiện nay.

- Những đóng góp mới của luận án:

Luận án có những đóng góp mới về khoa học, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Luận án là công trình nghiên cứu một cách đầu đủ, có hệ thống các vấn đề lý luận về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là khái niệm, đặc điểm và cấu thành của hành vi này, qua đó, Luận án xác định pháp luật để nhận diện và xử lý đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là pháp luật cạnh tranh.

Thứ hai, Luận án đã đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh hiện nay, chỉ ra những hạn chế mà pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cần phải khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới.

Thứ ba, Luận án xác định về các định hướng và đưa ra nhiều giải pháp vừa tổng thể, vừa có tính chất cụ thể, nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn.   

Các công trình nghiên cứu của Nghiên cứu sinh đã công bố liên quan đến đề tài của Luận án:

1. Hồ Thị Duyên, (2015), Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh – một số vấn đề lý luận, Tạp chí Thanh tra số 05-2015, trang 28-29

2. Hồ Thị Duyên, (2015), Đạo đức kinh doanh trong hoạt động quảng cáo, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số tháng 5 (278) - 2015, trang 22-25

3. Hồ Thị Duyên, (2015), Những bất cập của pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số tháng 8 (281)-2015, trang 41-44

4. Hồ Thị Duyên, Đinh Thị Ngọc Bích, (2016), Thẩm quyền giải quyết và biện pháp xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 1/2016 (286), trang 30 - 33

5. Hồ Thị Duyên, (2016), Nguy cơ vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động quảng cáo, Tạp chí Thanh tra số 03 -2016, trang 26 – 28

6. Hồ Thị Duyên, (2016), “Quảng cáo trong thời đại khoa học và công nghệ và những vấn đề pháp lý liên quan đến quyền con người in trong “Phát triển khoa học và công nghệ”, NXB Khoa học xã hội, 2016, Trang 117 - 142

- Sau đây là một số hình ảnh trong buổi bảo vệ:


NCS cùng Hội đồng chấm luận án


Đại diện BCN Khoa Luật cùng đồng nghiệp chúc mừng NCS


Gia đình chúc mừng NCS