PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh - Phó Giám đốc Học viện Khoa học xã hội tặng hoa chúc mừng NCS. Phạm Thị Huyền Sang
Việc tuân thủ các quy định về chuẩn mực ứng xử, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh nhất định cho các doanh nghiệp. Ở các quốc gia phát triển, xu thế chung của người tiêu dùng là lựa chọn các sản phẩm của doanh nghiệp có cơ chế thực hiện trách nhiệm xã hội tốt, trong đó đảm bảo quyền của người lao động, tôn trọng quyền của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường được xem là những nguyên tắc không kém phần quan trọng để quyết định việc lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn còn là một sự lựa chọn khiên cưỡng của các doanh nghiệp, ngoại trừ một số doanh nghiệp đặc biệt do yêu cầu bắt buộc phải xây dựng lồng ghép việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong chiến lược kinh doanh của mình. Qua khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam cho thấy, đại đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thậm chí tình hình vi phạm đối với các đối tượng nội dung thuộc sự điều chỉnh của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều loại hình, thành phần doanh nghiệp. Đặc biệt, việc cam kết đơn phương của doanh nghiệp cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ tự nguyện mà chưa có các phương thức hay các chế tài nhằm đảm bảo ràng buộc trách nhiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn đang bị trì hoãn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
NCS. Phạm Thị Huyền Sang chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện
Với mục đích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, luận án đã có một số đóng góp mới như:
+ Luận án xác định vai trò, ý nghĩa và xu hướng phát triển của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó gợi mở sự cần thiết phải xem xét mức độ ràng buộc pháp lý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam;
+ Luận án làm rõ các yếu tố nội dung của pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ đó giúp xác định rõ các vấn đề pháp lý cần điều chỉnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;
+ Luận án bình luận và đánh giá một cách tổng thể tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm theo quy định pháp luật về các lĩnh vực nội dung được lựa chọn trong đối tượng nghiên cứu;
+ Luận án chỉ rõ những bất cập, hạn chế trong một số quy định pháp luật liên quan và cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
+ Luận án đưa ra định hướng và gợi mở những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và các cơ chế nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thực tiễn đời sống.
NCS. Phạm Thị Huyền Sang chụp ảnh lưu niệm cùng giáo viên hướng dẫn
NCS. Phạm Thị Huyền Sang chụp ảnh lưu niệm cùng đồng nghiệp
NCS. Phạm Thị Huyền Sang chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện khoa Luật, trường Đại học Vinh
Luận án đã được 7/7 thành viên hội đồng nhất trí thông qua.