Tên đề tài luận án: Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội Việt Nam hiện nay

Họ và tên NCS: Thái Ngọc Châu

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 9310201

Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thế Định; PGS.TS. Đinh Trung Thành

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Vinh

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Trên cơ sở trình bày các khái niệm cơ bản, luận án đã phân tích vai trò của hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, chỉ rõ giám sát để thực hiện vai trò đại diện quyền lực của nhân dân, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quản lý công và để bổ sung cho hoạt động lập pháp.

2. Phân tích nội dung và mô hình hóa quy trình hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội gắn với từng nội dung hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội như: chất vấn, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thi hành pháp luật, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; làm rõ các điều kiện bảo đảm hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội.

3. Qua nghiên cứu hoạt động giám sát của nghị sĩ một số nước trên thế giới, luận án rút ra một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội Việt Nam.

4. Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, nhất là giai đoạn từ khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Luật số 87/2015/QH13) được thực hiện cho đến nay, luận án phân tích, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội Việt Nam hiện nay.

5. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp tăng cường hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội Việt Nam. Những giải pháp đề xuất có giá trị tham khảo đối với việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội.

Luận án NCS Thái Ngọc Châu.rar