Chương trình được tổ chức dành cho trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, gồm: Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học SP Kỹ thuật Vinh, Trường Đại học Công nghiệp Vinh, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An, Trường Cao đẳng SP Nghệ An, Trường Đại học Hà Tĩnh... với sự tham gia của gần 1.000 cán bộ, giảng viên, sinh viên cùng các giảng viên là diễn giả, chuyên gia nổi tiếng về khởi nghiệp ĐMST như Trương Thanh Hùng (Đồng sáng lập - điều hành FiNNO Venture, giảng viên nguồn về khởi nghiệp ĐMST Việt Nam - Phần Lan IPP); Nguyễn Tiến Trung (Chủ tịch HĐQT Công ty CP. Đầu tư và Khởi nghiệp quốc gia, Trưởng làng Cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, Mentor tiêu biểu VMI 2017); Phạm Anh Cường (Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp BestB, Giám đốc Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp và Sáng tạo BestB Capital, Top 25 StartUp Việt tiêu biểu 2017), các báo cáo viên là chuyên gia ToT của khu vực như TS. Nguyễn Viết Hùng (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An); PGS.TS. Bùi Văn Dũng (Hiệu trưởng trường Cao đẳng Việt Đức), Nguyễn Xuân Trung (Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An), Hoàng Thị Thúy Vân (Trường Đại học Vinh) cùng các doanh nhân tâm huyết trong lĩnh vực khởi nghiệp ĐMST của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh (Nguyễn Đàm Văn, CEO Văn Minh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Nghệ An; Trần Vĩnh Quý, Giám đốc Công ty CP. Đầu tư khởi nghiệp Nghệ An, Chủ tịch HĐQT ASEM Việt Nam; Bùi Bá Việt, Giám đốc Công ty TNHH Quốc Việt. Chủ trì chuỗi hội thảo là ThS. Lê Công Đức (Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp trường Đại học Vinh, Thư ký Đề án). Mục đích của chương trình là nhằm xây dựng, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp ĐMST, hình thành hệ sinh thái và liên kết vùng về khởi nghiệp ĐMST khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh (doanh nghiệp khởi nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu, quỹ đầu tư, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp) với hệ sinh thái quốc gia, tạo dựng và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp ĐMST của các bạn trẻ tại khu vực Bắc Trung bộ.

Hội thảo 1: Học viên là cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa)

ThS. Lê Công Đức phát biểu khai mạc tại chương trình dành cho cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa)

Giảng viên Trương Thanh Hùng trao đổi, chia sẻ cùng các học viên

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các học viên

Hội thảo 2: Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

PGS.TS. Bùi Văn Dũng tại Hội thảo dành cho cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa

Các đại biểu tham dự Hội thảo


Báo cáo tham luận tại Hội thảo

Ban Tổ chức Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Hội thảo 3: Trường Đại học Hà Tĩnh

ThS. Lê Công Đức phát biểu khai mạc chương trình

Đại biểu trao đổi, thảo luận

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau khi kết thúc chương trình

Ban Tổ chức chương trình chụp ảnh lưu niệm

Hội thảo 4: Trường Đại học Vinh

Đối tượng học viên là sinh viên các ngành đang học học phần GDQP-AN tại Cơ sở II

Giảng viên Trương Thanh Hùng trao đổi với sinh viên

Chuyên gia Nguyễn Xuân Trung báo cáo tại Hội thảo

Ban Tổ chức chụp ảnh lưu niệm

Hội thảo 5: Trường Đại học Công nghiệp Vinh, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

ThS. Lê Công Đức phát biểu khai mạc

Đại diện lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp Vinh phát biểu

Các giảng viên của chương trình trao đổi với học viên

Học viên chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Tổ chức

Hội thảo 6: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh

Ông Nguyễn Viết Hùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo 7: Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An

Các đại biểu, học viên tham dự Hội thảo

PGS.TS. Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An phát biểu

Hội thảo 8: Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An

Các giảng viên Trương Thanh Hùng, Nguyễn Xuân Trung, Phạm Anh Cường chia sẻ với các học viên

Có thể nói, khởi nghiệp ĐMST đã và đang là chủ đề được chính phủ đặc biệt quan tâm. Tại Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST nói chung và các hoạt động khởi nghiệp ĐMST nói riêng tuy mới hình thành nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả khả quan trong giai đoạn gần đây. Đặc biệt, hoạt động khởi nghiệp ĐMST không chỉ tập trung tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh mà còn lan tỏa tới khắp các vùng, miền, tỉnh thành trên cả nước trong đó có các địa phương vùng Bắc Trung Bộ. Việc phát triển mạng lưới các đơn vị hỗ trợ, cung cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST đã có tín hiệu tích cực như hình thành và vận hành các vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST ở cả trong khu vực công cũng như tư nhân; một số câu lạc bộ khởi nghiệp ĐMST trong các trường đại học, cao đẳng cũng đang hoạt động rất sôi nổi.

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là khu vực có tiềm năng phát triển mạnh trong những năm gần đây với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú, địa lý thuận lợi và lực lượng lao động lớn. Tuy nhiên, ba tỉnh Bắc Trung bộ này vẫn chưa tạo lập được cơ sở nền tảng vững chắc và đà phát triển mạnh để vươn lên, tạo bứt phá phát triển. Lực lượng doanh nghiệp khá đông nhưng chủ yếu doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực yếu; đây là vùng đất “học” nhưng hiện tượng “chảy máu chất xám” rất cao vì môi trường khởi nghiệp ĐMST khu vực này chưa thực sự năng động; môi trường sống, tâm ý giới trẻ ngại thay đổi, không dám bứt phá, mạo hiểm để khẳng định mình. Sân chơi khởi nghiệp ĐMST ở khu vực này còn hạn chế, chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho các nhà đầu tư. Số lượng ý tưởng, đề tài, dự án về khởi nghiệp ĐMST còn hạn chế, các ý tưởng khởi nghiệp chưa thực sự mới và có sức lan tỏa cao...

Hội thảo đã tập trung làm rõ các vấn đề về khởi nghiệp ĐMST: Chủ trương, chính sách, xu thế; xây dựng, phát triển phong trào khởi nghiệp nói chung, khởi nghiệp ĐMST nói riêng; liên kết vùng, liên kết các trường đại học, cao đẳng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST... Nhiều tham luận của các đại biểu chia sẻ thông tin về thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tại các địa phương, cơ sở giáo dục; Những kinh nghiệm và thực tiễn, những bài học để khởi nghiệp thành công như: Giới thiệu hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, Xây dựng và phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong mối liên kết với Hệ sinh thái vùng, Vai trò và định hướng của các trường đại học, cao đẳng trong xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; Các vấn đề về xây dựng cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST trong một số lĩnh vực...

Khép lại là chương trình Hội thảo Tổng kết tại Trường Đại học Vinh

Kết luận tại các buổi Hội thảo, các chuyên gia khẳng định: “Khởi nghiệp ĐMST thường gắn với rủi ro, nhưng khi đã thành công thì có giá trị rất lớn, có sức cạnh tranh cao, có tính đột phá, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế và xã hội, giúp nền kinh tế tăng tốc và phát triển, đi tắt đón đầu, thu hẹp khoảng cách với khu vực và thế giới. Để hạn chế rủi ro và giúp cho những ý tưởng, dự án ĐMST nảy mầm và phát triển, cần thúc đẩy, tạo lập và hỗ trợ phát triển một môi trường ươm tạo tốt - một hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST lành mạnh để giúp các doanh nghiệp, cá nhân, đặc biệt là các bạn trẻ tham gia khởi nghiệp ĐMST có điều kiện phát triển thành công”.

Trung tâm DV,HTSV&QHDN