TS. Đinh Đức Tài

Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế

            Tuy nhiên, hiện nay khi xếp hạng (một cách tương đối chính xác) chất lượng các bài báo, các tạp chí khoa học và uy tín nhà nghiên cứu, trên thế giới người ta thường dựa vào 3 thông tin cơ bản đó là: số lần trích dẫn (citation index) bài báo, chỉ số ảnh hưởng IF (Impact Factor) của tạp chí và chỉ số H (H-index) của các nhà nghiên cứu.

            Chỉ số trích dẫn của một ấn phẩm khoa học do Eugene Garfield đề xuất năm 1955, là số lần kết quả nghiên cứu công bố trong ấn phẩm này được sử dụng để tham khảo, trích dẫn trong ấn phẩm khác [2]. Chỉ số trích dẫn được dùng làm một độ đo quan trọng để đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu, là cơ sở để định nghĩa các độ đo khác cho các tạp chí khoa học và nhà khoa học. Tuy nhiên, chỉ số trích dẫn chỉ có ý nghĩa so sánh trong từng ngành khoa học cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong [1] cho thấy, các bài báo thuộc các ngành khoa học về sự sống (life sciences) như sinh học phân tử và tế bào, y sinh học,… có trung bình khoảng 6 lần trích dẫn. Trong khi đó đối với các bài báo thuộc các ngành vật lý và hóa học có trung bình khoảng 3 lần trích dẫn, thậm chí trong toán học, tin học và khoa học xã hội trung bình chỉ khoảng 1 lần trích dẫn.

            Chỉ số ảnh hưởng (IF) của một tạp chí tại năm hiện tại là số lần trích dẫn hay tham khảo trung bình các bài báo mà tạp chí đã công bố hai năm trước và được xác định như sau:

IF của tạp chí J trong năm Y = n/p

            Trong đó:

            n là tổng số lần trích dẫn của tất cả các kết quả nghiên cứu được công bố trong tạp chí J trong 2 năm trước năm Y (tức là năm Y-1, Y-2) đã được đưa vào sử dụng để tham khảo, trích dẫn trong các bài đăng trên J và các ấn phẩm khoa học khác được xuất bản trong năm Y;

            p là tổng số các bài báo đăng trên tạp chí J trong hai năm Y-1 và Y-2.

            Ví dụ: Nếu trong hai năm 2013 và 2014 Tạp chí Khoa học Đại học Vinh công bố tất cả 100 bài báo. Trong năm 2015, từ 100 bài báo này có 150 lần các kết quả nghiên cứu của 100 bài này được trích dẫn trong tất cả các bài viết ở các tạp chí hoặc các ấn phẩm xuất bản khác. Khi đó chỉ số ảnh hưởng (IF) của Tạp chí Khoa học Đại học Vinh trong năm 2015 là 150/100 = 1.5.

            Với định nghĩa như trên, chỉ số ảnh hưởng IF của các tạp chí thường thay đổi theo năm. Ví dụ, chỉ số ảnh hưởng IF của tạp chí Bioinformatics năm 2008 là: 4.328; năm 2007 là: 4.894; năm 2004 là 5.742; năm 2003 là 6.701; năm 2002 là 4.615; năm 2001 là 3.421. Như vậy, những công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí có hệ số ảnh hưởng cao, ví dụ như Science, Nature, ..., thường có chất lượng khoa học rất cao. Cũng tương tự chỉ số trích dẫn, chỉ số ảnh hưởng của tạp chí phụ thuộc vào các ngành khoa học khác nhau.

            Theo định nghĩa, chỉ số trích dẫn được dùng để “đo” chất lượng công trình công bố và chỉ số ảnh hưởng IF dùng để “đo” chất lượng của các tạp chí. Vậy để đo năng lực nghiên cứu, sự đóng góp, tầm ảnh hưởng của một nhà khoa học thì sao? Để giải đáp vấn đề này năm 2005, nhà vật lý người Mỹ Jorge Hirsch (Đại học California ở San Diego) đã đưa ra khái niệm chỉ số H (H-index) nhằm để đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học và làm cơ sở so sánh sự đóng góp giữa các nhà khoa học khác nhau trong cùng lĩnh vực nghiên cứu. Theo Jorge Hirsch, một nhà khoa học có chỉ số H  bằng A nếu trong số N công trình của ông ta có A công trình khoa học (A < N) có số lần trích dẫn của mỗi bài đạt từ A trở lên. Như vậy, chỉ số H chứa đựng được cả hai thông tin: số lượng các bài báo được công bố và chất lượng, tầm ảnh hưởng của hoạt động khoa học của cá nhân (thông qua số lần được các nhà khoa học khác trích dẫn).

            Ví dụ: Nếu một nhà khoa học đã công bố được 40 bài báo. Trong đó có 7 bài,  mỗi bài có nhiều hơn 10 trích dẫn; 13 bài mỗi bài có 10 trích dẫn và 20 bài còn lại mỗi bài có ít hơn 10 trích dẫn. Khi đó thì chỉ số H của nhà khoa học này là 10 (H = 10).

            Jorge Hirsch cũng đã nghiên cứu chỉ số H cho một số nhà khoa học và đưa ra nhận xét: Trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, các nhà khoa học Mỹ được gọi là thành công (successful) sẽ có chỉ số H = 20 sau 20 năm nghiên cứu; một nhà khoa học nổi tiếng (outstanding) sẽ có chỉ số H = 40 sau 20 năm; thiên tài khoa học (truly unique individual) sẽ có chỉ số H = 60 sau 20 năm. Jorge Hirsch cũng đã đề nghị rằng, ở Mỹ một nhà khoa học có thể được bổ nhiệm vị trí phó giáo sư (associate professor) nếu người đó có chỉ số H = 12, bổ nhiệm vị trí giáo sư (full professor) nếu người đó có chỉ số H = 18. Kết quả nghiên cứu của Jorge Hirsch cũng cho thấy, các nhà khoa học được giải thưởng Nobel thường có chỉ số H trong khoảng từ 35 đến 100. Một số lĩnh vực thường có chỉ số H cao đó là: Hoá - Lý: 100, Sinh học: 160, Khoa học máy tính: 70, Kinh tế học: 40,…

            Trường Đại học Vinh là một trong những cơ sở giáo dục đại học có thế mạnh về nghiên cứu cơ bản và khoa học giáo dục. Trong thời gian qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố công trình quốc tế, đặc biệt là công bố trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI. Nhà trường đã có các chính sách cụ thể nhằm động viên khích lệ các nhà khoa học trong việc công bố công trình trên các tạp chí khoa học có uy tín như: xét nâng lương sớm cho các cá nhân có bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế có chỉ số IF từ 2.0 trở lên; chế độ khen thưởng công trình công bố quốc tế theo ba mức: bài báo thuộc danh mục SCI, bài báo thuộc danh mục SCIE và bài báo quốc tế khác;... Cho đến nay, nhiều nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Vinh đã và đang hoạt động khá hiệu quả với tần suất công bố quốc tế đều đặn như: nhóm nghiên cứu Quang học - Quang phổ (do GS.TS. Đinh Xuân Khoa chủ trì); nhóm nghiên cứu về lĩnh vực Xác suất và Thống kê Toán học (do GS.TS. Nguyễn Văn Quảng chủ trì); nhóm nghiên cứu về các hợp chất thiên nhiên (do PGS.TS. Trần Đình Thắng chủ trì); nhóm nghiên cứu về công nghệ nano và vật liệu mới (do PGS.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa chủ trì),…

            Căn cứ các số liệu phục vụ việc thẩm định hồ sơ khen thưởng hàng năm cho các tác giả có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học nước ngoài, có ghi rõ địa chỉ Trường Đại học Vinh (Vinh University),  kết quả thống kê từ năm 2010 đến nay cho thấy, công trình công bố quốc tế của các nhà khoa học trong toàn Trường ngày càng tăng.

 

 

NĂM

BÀI BÁO QUỐC TẾ

BÀI BÁO TRONG NƯỚC

TỔNG

KINH PHÍ

KHEN THƯỞNG BÀI BÁO NƯỚC NGOÀI

(VNĐ)

SCI

SCIE

NN KHÁC

2010

5

8

7

143

163

33.360.000

2011

12

24

8

262

306

115.785.000

2012

17

20

26

274

337

145.850.000

2013

14

32

22

245

309

65.250.000

2014

25

26

28

331

410

112.100.000

 

73

110

91

1.255

1.525

472.345.000

(Số liệu cập nhật đến hết tháng 12/2014 theo [6])


 
            Trong đó, số liệu cụ thể trong 3 năm gần đây như sau:

KẾT QUẢ CÔNG BỐ QUỐC TẾ NĂM 2012 ([6])

TT

Ngành

Tổng số bài báo

Bài báo SCI

Bài báo SCIE

Bài báo nước ngoài khác

1

Toán

22

6

14

2

2

Vật lý

1

1

0

0

3

Hóa học

7

3

4

0

4

Sinh học

1

0

1

0

5

Ngoại ngữ

2

 0

 0

2

6

Giáo dục

3

0

0

3

7

Điện tử Viễn thông

6

5

1

0

8

Công nghệ thông tin

0

 0

 0

 0

9

Xây dựng

0

 0

 0

 0

10

Kinh tế

0

 0

 0

 0

11

Nông Lâm Ngư

2

2

0

0

12

Thể dục

0

 0

 0

 0

 

Tổng cộng

44

17

20

7

 

KẾT QUẢ CÔNG BỐ QUỐC TẾ NĂM 2013 ([6])

TT

Ngành

Tổng số bài báo

Bài báo SCI

Bài báo SCIE

Bài báo nước ngoài khác

1

Toán

11

3

6

2

2

Vật lý

6

5

0

1

3

Hóa học

23

2

17

4

4

Sinh học

4

1

3

0

5

Ngoại ngữ

1

 0

1

6

Giáo dục

0

0

0

0

7

Điện tử Viễn thông

5

2

3

0

8

Công nghệ thông tin

13

1

2

10

9

Xây dựng

0

 0

10

Kinh tế

1

 0

 0

1

11

Nông Lâm Ngư

1

0

0

1

12

Thể dục

3

 0

1

2

 

Tổng cộng

68

14

32

22

 

KẾT QUẢ CÔNG BỐ QUỐC TẾ NĂM 2014 ([6])

TT

Ngành

Tổng số bài báo

Bài báo SCI

Bài báo SCIE

Bài báo nước ngoài khác

1

Toán

15

5

7

3

2

Vật lý

9

4

0

5

3

Hóa học

21

7

11

3

4

Sinh học

12

3

6

3

5

Ngoại ngữ

2

 0

 0

2

6

Giáo dục

2

 0

 0

2

7

Điện tử Viễn thông

5

5

0

8

Công nghệ thông tin

7

1

2

4

9

Xây dựng

1

 0

 0

1

10

Kinh tế

3

 0

 0

3

11

Nông Lâm Ngư

1

 0

 0

1

12

Thể dục

1

 0

 0

1

 

Tổng cộng

79

25

26

28

 

            Thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân đã độc lập thống kê và đánh giá kết quả công bố quốc tế của các trường đại học Việt Nam. Kết quả điều tra có thể chưa thực sự đầy đủ và chính xác, nhưng số liệu công bố đã phản ảnh phần nào về số lượng và chất lượng các công trình công bố quốc tế của các trường đại học Việt Nam trong thời gian qua. Các kết quả nghiên cứu, điều tra chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc thống kê về số lượng công trình công bố. Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Hien Huynh, Hiep Pham & Abraham Tran ([3]). Để đánh giá chất lượng công trình công bố, nhóm nghiên cứu trên đã lựa chọn 3 tham số để điều tra và nghiên cứu:

            1. Số lượng là số bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí thuộc danh mục ISI trong giai đoạn 2011-2015 (tính đến 26/10/2015);

            2. Số lượt các bài báo kể trên được trích dẫn (kể cả việc tự trích dẫn);

            3. Chỉ số H-index trong cùng giai đoạn, chỉ số H- nội lực, chỉ số tác giả liên hệ của 10% bài báo có ảnh hưởng cao nhất top 15 cơ sở giáo dục đại học tính theo số lượng công trình công bố.

            Bằng cách sử dụng từ khoá là tên tiếng Anh của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện đang được sử dụng và được ghi trong bài báo, tại vòng 1 nhóm nghiên cứu lựa chọn ra 15 trường đại học có nhiều bài báo nhất. Đối với các ĐHQG và ĐH vùng, nhóm nghiên cứu còn sử dụng thêm cả tên trường đại học thành viên để tìm kiếm. Với những trường hợp tên có khả năng nhầm lẫn cao (vd như, Univ Sci có thể thuộc ĐHQG Hà Nội hoặc ĐHQG TP. HCM hoặc ĐH Huế), nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kiểm tra thủ công cho từng bài cụ thể. Sau đó, tại vòng 2, nhóm nghiên cứu tiến hành tính toán các chỉ số tổng số lượt trích dẫn và H-index của các bài báo được chọn ra trong vòng 1 và xếp hạng các trường theo từng tiêu chí tương ứng. Phương pháp nghiên cứu trên của nhóm tác giả đã tối ưu hóa ở mức độ cao đối với độ tin cậy của dữ liệu và kết quả nghiên cứu.


Bảng 1. Thứ hạng theo tổng số công trình công bố, tổng số lượng trích dẫn và theo chỉ số H-index


 
            Theo kết quả nghiên cứu trên, trong giai đoạn 2011-2015 (tính đến 26/10/2015), cán bộ và giảng viên Trường Đại học Vinh đã công bố được 183 bài báo trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI. Số lượng công bố này tuy còn khiên tốn nhưng nó cũng đã giúp Trường Đại học Vinh xếp vị trí thứ 9 so với các trường đại học khác trong cả nước về số lượng công trình công bố (đứng sau  ĐHQG TP Hồ Chí Minh, ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐHSP Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế và ĐH Y Dược TP. HCM). Kết quả thống kê của nhóm nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với các kết quả điều tra khác cũng như kết quả thống kê hàng năm của Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế. Cũng theo kết quả nghiên cứu trên, các kết quả nghiên cứu của cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Vinh đã có được 353 lượt trích dẫn, xếp thứ 12 so với các trường đại học khác trong cả nước. Thứ hạng này cũng được giữ nguyên đối với chỉ số H - Index (Bảng 1).

 

Bảng 2. Thứ hạng theo tổng số lượng trích dẫn (không tính tự trích dẫn),  chỉ số H-nội lực (là chỉ số H-Index dựa trên các bài báo trong đó tác giả liên hệ là người của Trường Đại học Vinh) và thứ hạng theo tỷ lệ % tác giả corresponding author (thường là tác giả đóng vai trò quan trọng)


            
Bảng 2 cho thấy, có 277 lượt trích dẫn kết quả nghiên cứu trong các công trình do cán bộ, giảng viên Trường Đại học Vinh được sử dụng trong các công trình của các tác giả khác. Ngoài ra, Trường Đại học Vinh xếp vị trí thứ 8 theo chỉ số H- nội lực (cùng vị trí với ĐH Huế, ĐH Y Dược TP.HCM) cho thấy năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học của Nhà trường. Đặc biệt, khi xét các bài báo thuộc top 10% ảnh hưởng cao nhất, Trường Đại học Vinh xếp thứ 4 theo tỷ lệ % tác giả liên hệ (corresponding author) lần nữa khẳng định chất lượng các công trình công bố của cán bộ, giảng viên Nhà trường.

            Tuy nhiên, ở đây nhóm nghiên cứu mới chỉ thống kê được các bài báo có ghi địa chỉ Vinh University. Hiện nay Trường Đại học Vinh có một số lượng đông đảo cán bộ, giảng viên của Nhà trường đang công tác và học tập tại các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu của các nước khác và quy định của các cơ sở đó khá khắt khe, khi công bố kết quả nghiên cứu chỉ được ghi duy nhất địa chỉ trường hoặc viện nghiên cứu nước đó. Ngoài ra, một số cán bộ giảng viên của Nhà trường tham gia các chương trình nghiên cứu của các tổ chức, đơn vị khác, do đó trong kết quả công bố chỉ được ghi địa chỉ của đơn vị tài trợ kinh phí,… Như vậy, trên thực tế số công trình công bố thuộc danh mục ISI của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Vinh cho đến thời điểm hiện nay sẽ lớn hơn 183 bài. Hy vọng trong thời gian tới, số lượng và chất lượng công trình công bố quốc tế Trường Đại học Vinh ngày càng được nâng lên xứng tầm với tiềm năng nghiên cứu của các nhà khoa học trong toàn Trường.

            Bài viết này đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của GS.TS. Đinh Xuân Khoa, GS.TS. Nguyễn Văn Quảng và các nhà khoa học khác trong Trường, tác giả xin trân trọng cảm ơn. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

[1] Adler, R., Ewing, J., Taylor, P., Citation Analysis, Statistical Science, 24(1), 1-14, 2009.

[2] Eugene Gafield, Citation Indexes for Science: A New Dimension in Documentation through Association of Ideas, Science, 122(3159), 1955.

[3] Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Hien Huynh, Hiep Pham & Abraham Tran (https://www.facebook.com/scientometrics4vn/).

[4] Kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Tú Bảo, Trường Khoa học Tri thức Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản(http://www.jaist.ac.jp/~bao/Writings/DanhgiaNghiencuu.pdf).

[5] Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, Văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu hướng dẫn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2015, NXb Bách khoa Hà Nội, 2015.

[6] Báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN năm 2014 của Trường Đại học Vinh.

[7] Nguồn thông tin khác trên internet.