TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI CỦA SINH VIÊN

TẠI  HỘI NGHỊ DÂN CHỦ SINH VIÊN NĂM HỌC 2013 -  2014

Thực hiện kế hoạch năm học 2013 - 2014, nhằm đẩy mạnh hơn nữa các mặt hoạt động của sinh viên toàn trường, đặc biệt là trong học tập và rèn luyện để nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện của Nhà trường trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, ngày 07/3/2014 Hiệu trưởng nhà trường đã có công văn số 652/ĐHV-CTCTHSSV về việc tổ chức Hội nghị dân chủ cho các lớp sinh viên năm học 2013 - 2014. Theo đó, từ ngày 08/3/2014 đến ngày 15/4/2014 các khoa đào tạo đã chỉ đạo để các lớp sinh viên trong toàn trường triển khai tổ chức hội nghị dân chủ sinh viên ở cấp lớp.

              Để giúp toàn thể sinh viên của Nhà trường kịp thời nắm được đầy đủ, chính xác các thông tin đã phản ánh, các phòng, ban, trung tâm, trạm của Nhà trường tổng hợp các ý kiến thành các nhóm vấn đề và cung cấp thông tin cho sinh viên như sau:

            I. PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ VÀ HSSV

1.  Nhóm các câu hỏi liên quan đến trợ cấp xã hội đối với sinh viên

- Đối tượng được hưởng TCXH: a) Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không có nguồn chu cấp thường xuyên; b) Sinh viên tàn tật mất sức lao động 41% trở lên theo kết quả giám định của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh, có hoàn cảnh gia đình khó khăn; c) Sinh viên là con hộ đói, có giấy chứng nhận do UBND Tỉnh cấp; d)  Sinh viên là người dân tộc ít người, có gia đình định cư ở các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ (định cư từ 03 năm trở lên tính đến thời điểm nhập học tại trường).

- Điều kiện được hưởng TCXH: Sinh viên có kết quả rèn luyện được xếp loại từ trung bình khá, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên. Sinh viênthuộc đối tượng được hưởng TCXH phải làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp theo từng học kỳ.

- Mức trợ cấp: Đối tượng thuộc các mục (a), (b), (c) được hưởng 100.000 đồng/tháng ; Đối tượng thuộc mục (d) được hưởng 140.000 đồng/tháng (TCXH mỗi năm học cấp 12 tháng chia làm 02 đợt, mỗi đợt 6 tháng. Đợt 1 vào tháng 12 và đợt 2 vào tháng 6 hàng năm).

- Lưu ý: Hai tuần trước khi ban hành quyết định về trợ cấp xã hội, để đảm bảo tính chính xác Nhà trường gửi danh sách để các khoa rà soát và thông báo công khai cho sinh viên biết. Nếu có gì sai sót sinh viên phản hồi thông tin cho Nhà trường qua phòng CTCTHSSV. Sau khi có Quyết định Trợ cấp xã hội cho sinh viên trực tiếp nhận tiền tại phòng Kế hoạch - Tài chính.

            2. Nhóm các câu hỏi liên quan đến vay vốn tín dụng đối với sinh viên

a. Vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội: Ngày 12 tháng 12 năm 2011 Nhà trường đã có công văn số 3524/HD - ĐHV hướng dẫn xác nhận thủ tục vay vốn học tập theo quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 29/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên.

Đối tượng được vay vốn (03 loại đối tượng sau):

- HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động

- HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:

+ Hộ nghèo theo quy định của pháp luật (theo từng năm)

+ Hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật (theo từng năm)

- HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh (cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương).

            Thủ tục: HSSV thuộc các đối tượng trên có nhu cầu vay vốn để phục vụ học tập viết đơn theo mẫu của Bộ phận một cửa (mẫu 09/motcuadhv - có ký nháy của trợ lý QLSV khoa + giấy chứng nhận thuộc đối tượng được vay vốn ưu đãi (bản photo công chứng) + bản photo thẻ HSSV) nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa và thời gian giải quyết là sau một ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

b. Ngoài việc vay vốn tín dụng trên, nhiều sinh viên xin xác nhận là sinh viên đang học tập tại trường để được các tổ chức tín dụng, Ngân hàng; Quỹ khuyến học địa phương; Quỹ khuyến học dòng họ, .v.v... cho vay hoặc hỗ trợ kinh phí. Nhà trường yêu cầu sinh viên viết đơn theo mẫu đơn của Bộ phận một cửa (mẫu 08a/motcuadhv) có xác nhận của trợ lý QLSV và Ban chủ nhiệm khoa + bản photo thẻ HSSV) nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa để được xử lý và thời gian giải quyết là sau một ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

            3. Nhóm các câu hỏi liên quan đến học bổng học bổng KKHT

- Nguyên tắc xét cấp học bổng KKHT như thế nào?

+ HBKKHT cấp theo học kỳ, mỗi năm tính 2 kỳ, mỗi kỳ tính 5 tháng (Học kỳ thứ nhất của khoá học, Nhà trường căn cứ điểm thi tuyển sinh đại học và hạnh kiểm lớp 12 THPT để xét cấp học bổng cho sinh viên vào tháng 11 hàng năm. Từ học kỳ II, Nhà trường căn cứ kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên học kỳ trước đó để xét cấp HBKKHT cho học kỳ hiện tại vào tháng 4 và tháng 11 hàng năm). Để được xét cấp HBKKHT mỗi học kỳ sinh viên phải hoàn thành tối thiểu 15 tín chỉ.

+ Mức học bổng thấp nhất của sinh viên bằng mức trần học phí, hàng năm lộ trình học phí tăng lên theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ; Còn chỉ tiêu học bổng KKHT theo Quyết định 44/2007 được bố trí tối tiểu bằng 15% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy. Ngày  01  tháng  8  năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thông tư 31/2013/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì quỹ học bổng KKHT bằng 8% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy. Căn cứ vào thực tế mức thu học phí 8%, Nhà trường quy định số suất học bổng cho mỗi ngành học theo khoá học bằng 6% tổng số sinh viên (tính đến thời điểm xét học bổng). Như vậy, chỉ tiêu học bổng KKHT giảm là theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Căn cứ kết quả học tập và rèn luyện, sinh viên được xét cấp HBKKHT trong phạm vi quỹ HBKKHT theo 3 loại: xuất sắc, giỏi, khá. Học bổng được xét theo thứ tự từ loại xuất sắc trở xuống cho đến hết số suất học bổng đã được xác định. Nếu số sinh viên đạt tiêu chuẩn xét cấp HBKKHT ít hơn số suất đã được xác định thì số suất còn lại được bổ sung vào quỹ học bổng chung của Nhà trường.

+ Trong học kỳ xét học bổng, Nhà trường không xét HBKKHT cho sinh viên có các học phần vắng thi ở học kỳ xét học bổng. Những học phần mà sinh viên học lại của các học kỳ trước thì kết quả học tập được đưa vào để xét HBKKHT ở học kỳ xét học bổng.

- Đối tượng được xét cấp HBKKHT: Là sinh viên đang học hệ chính quy tập trung tại trường.

- Tiêu chuẩn xét học bổng KKHT: Về học lực: Điểm trung bình chung học tập (TBCHT) đạt từ 7.0 điểm trở lên (tính điểm thi lần 1), không có học phần nào dưới 5.0 điểm hoặc thi kết thúc học phần không đạt; Về rèn luyện: đạt từ loại khá trở lên, không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên.

- Loại học bổng KKHT được quy định cụ thể như sau:

TT

Loại học bổng

Điểm TBCHT

Xếp loại rèn luyện

1.                                      

Xuất sắc

9,00 - 10,00

Xuất sắc

2.                                      

Giỏi

8,00 - 8,99

Tốt trở lên

3.                                      

Khá

7,00 - 7,99

Khá trở lên

 

- Mức học bổng KKHT: Nhà trường quy định mức học bổng các khối ngành năm học 2013 - 2014 và năm học 2014 - 2015 áp dụng tại Trường Đại học Vinh như sau: Mức HBKKHT được tính theo các khối ngành và mức học bổng thấp nhất bằng mức trần học phí của khối ngành đó quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Mức HBKKHT loại Giỏi tăng thêm 10% so với mức học bổng loại khá, mức học bổng loại Xuất sắc tăng thêm 15% so với mức học bổng loại Giỏi (lấy tròn số). Mức HBKKHT được tính theo các khối ngành: Mức học bổng các ngành Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật, Nông, Lâm, Thủy sản (đơn vị tính: nghìn đồng):

Kì 1 (2013 – 2014)

Kì 2 (2013 – 2014)

Khá

Giỏi

Xuất sắc

Khá

Giỏi

Xuất sắc

420.000

460.000

530.000

485.000

530.000

610.000

Mức học bổng các ngành Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Thể dục thể thao, Nghệ thuật, Khách sạn, Du lịch (đơn vị tính: nghìn đồng):

            4. Nhóm các câu hỏi liên quan đến miễn, giảm học phí đối với sinh viên

-  Đối tượng và nguyên tắc xét miễn, giảm học phí cho sinh viên như thế nào?

+ Nhà trường thực hiện việc miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên (SV) đào tạo chính quy tại trường theo: Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ; Nghị định số 74/2013/NĐ - CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ; Thông tư số 29/2010/TTLT-BGD ĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài Chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ - CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ;

+ Chế độ miễn, giảm học phí chỉ áp dụng đối với SV học và thi lần đầu các môn học trong khung chương trình đào tạo (không thực hiện miễn, giảm đối với môn học lại, học nâng điểm).

+ SV thuộc diện miễn, giảm học phí mà cùng một lúc học ở nhiều trường (hoặc nhiều ngành trong cùng một trường) thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí tại một trường, một ngành duy nhất.

+ Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với SV thuộc diện được miễn, giảm trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở đào tạo, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở đào tạo khác cùng cấp và cùng trình độ đào tạo.

+ Sinh viên hệ liên thông được miễn, giảm học phí, nếu học liên tục từ cao đẳng lên đại học chính quy. Các SV học không liên tục, Nhà trường chờ Thông tư của Liên Bộ hướng dẫn thực hiện Nghị định 74.

- Để miễn, giảm học phí sinh viên cần phải làm những thủ tục hồ sơ như thế nào? SV thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí phải nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định. Các giấy tờ, hồ sơ chứng minh đối tượng ưu tiên là bản photo có công chứng (thời điểm công chứng không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ) và khi nộp phải trình cùng với bản gốc để đối chiếu. Hồ sơ bao gồm:

+ Hồ sơ chung cho tất cả các đối tượng: Đơn theo mẫu của trường Đại học Vinh và Bản sao Giấy khai sinh.

+ Hồ sơ theo các đối tượng ưu tiên

- Hồ sơ đối với SV là con liệt sỹ: Giấy xác nhận là con liệt sỹ (do Phòng LĐTB và XH cấp huyện ký xác nhận); Sổ gia đình liệt sỹ (bản photo công chứng).

- Hồ sơ đối với SV là con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh: Giấy xác nhận con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh (do Phòng LĐTB và XH cấp huyện ký xác nhận); Thẻ thương binh, bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh (bản photo công chứng).

- Hồ sơ đối với SV con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Quyết định của Sở Lao động - Thương binh và xã hội về việc trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (bản photo công chứng); Giấy xác nhận là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Phòng LĐTB và XH cấp huyện ký xác nhận); 

- Hồ sơ đối với SV là con mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa: Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp Huyện xác nhận (bản photo công chứng).

- Hồ sơ đối với SV bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế: Giấy xác nhận của Bệnh viện Quận, huyện, thị xã xác nhận SV bị tàn tật, khuyết tật và giấy xác nhận của UBND xã, phường công nhận gia đình SV bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

- Hồ sơ đối với SV là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Sổ, giấy chứng nhận gia đình SV thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo do UBND cấp xã cấp (bản photo công chứng).

- Hồ sơ đối với SV người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn: Giấy chứng nhận dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn do UBND cấp huyện xác nhận và Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của gia đình (bản photo công chứng).

(Nếu sinh viên thuộc đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu – Trích Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện NĐ 74/2013/NĐ-CP ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì thuộc đối tượng miễn học phí. SV dân tộc kinh và dân tộc thiểu số ít người ở vùng đó cũng không thuộc đối tượng miễn học phí).

- Miễn giảm học phí đối với các ngành nghề nặng nhọc, độc hại: Hiện nay nhà trường chưa có ngành học nào được Nhà nước công nhận là ngành nghề nặng nhọc, độc hại nên nhà trường không có căn cứ để xác nhận hoặc làm thủ tục miễn giảm học phí cho sinh viên.

- Chế độ học bổng KKHT, miễn giảm học phí đối với sinh viên học ngành hai: Tất cả các chế độ ưu tiên chỉ xét đối với ngành 1 không xét đối với sinh viên học thêm ngành 2 (trong thực tế SV khi học ngành 2, có khoảng 50% số tín chỉ của SV chuyển từ ngành 1 sang, chứ không phải học lại).

- Tại sao ngành Du lịch, Công tác xã hội đều là cử nhân mà học phí ngành Du lịch lại cao hơn? Khoản 1, Điều 12, Nghị đinh 49/2010/NĐ-CP quy định mức học phí được phân theo 2 nhóm ngành (Nhóm 1 gồm các ngành: Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản. Nhóm 2 gồm các ngành: Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch) và mức học phí nhóm 2 cao hơn nhóm 1. Theo đó, ngành Công tác xã hội thuộc nhóm ngành 1, ngành Du lịch thuộc nhóm ngành 2. Vì vậy học phí của ngành Du lịch cao hơn ngành Công tác xã hội.

- Một số SV thuộc diện chính sách có hỏi khi nào thì nhận được tiền miễn, giảm học phí của năm học 2013 – 2014:

Khi có Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí cho HS,SV nhà trường đã có thông báo số: 3430/TB-ĐHV ngày 28/10/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Vinh, kèm theo hướng dẫn đối tượng và hồ sơ miễn, giảm. Hiện nay hồ sơ miễn, giảm của SV nhà trường đã xem xét, xử lý.

Về nguyên tắc, để thực hiện miễn, giảm học phí cho SV theo Nghị định 74 của Chính phủ thì phải có thông tư liên bộ hướng dẫn thực hiện, nhưng đến nay liên bộ vẫn chưa có thông tư ban hành.

Ngày 28/5/2014, Hội đồng chế độ chính sách HSSV của Trường đã họp phiên thứ 2 và quyết định sẽ tạm ứng kinh phí để chi trả tiền miễn, giảm học phí năm học 2013 – 2014 cho SV trước ngày 15/6/2014.

5. Nhóm câu hỏi liên quan đến xếp loại rèn luyện sinh viên

            - Hạ loại kết quả rèn luyện 1 bậc trong trường hợp nào? Vi phạm kỷ luật chưa đến mức bị xử lý hành chính, tuy đã giáo dục mà không tiến bộ, vẫn còn tái phạm; Bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo trong thi, kiểm tra học phần;  Vi phạm nội quy, quy chế: theo mục 6 Phiếu nhận xét SV nội trú, ngoại trú; SV vi phạm các hình thức kỷ luật sau đây ở học kỳ nào thì loại rèn luyện ở học kỳ đó không vượt quá trung bình: (1) Bị kỷ luật mức cảnh cáo hoặc 2 lần khiển trách trong 1 học kỳ từ cấp Khoa trở lên, (2) Bị lập biên bản đình chỉ thi, kiểm tra học phần, (3) Không nộp phiếu nhận xét nội trú, ngoại trú; SV không nộp phiếu đánh giá kết quả rèn luyện ở học kỳ nào thì học kỳ đó có loại rèn luyện yếu hoặc kém.

            - Các bước tổ chức đánh giá ĐRL: Bước 1. SV tự đánh giá ĐRL của mình vào cột "SV tự đánh giá" của Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện (PĐGKQRL), ký và ghi rõ họ, tên; Bước 2. Đối với những lớp có số lượng SV đông chia ra các tổ học tập họp đánh giá ĐRL cho từng cá nhân vào cột "lớp đánh giá" của "PĐGKQRL" và phải được ít nhất 2/3 ý kiến nhất trí,  sau đó nộp biên bản họp cho lớp trưởng; Bước 3. Họp cốt cán của lớp gồm: Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn, Tổ tưởng tổ học tập để quyết định kết quả đánh giá ĐRL cho từng cá nhân của lớp. Lớp trưởng ký vào PĐGKQRL của từng SV, lập danh sách kết quả ĐRL của lớp cùng với biên bản Hội nghị và PĐGKQRL của cá nhân SV nộp cho Trợ lý quản lý SV (Các lớp ít sinh viên có thể thực hiện như Bước 3, bỏ qua Bước 2); Bước 4: Trợ lý quản lý SV tổng hợp hồ sơ ĐRL trong học kỳ để Hội đồng đánh giá ĐRL cấp khoa họp xét kết quả ĐRL, xếp loại rèn luyện cho SV, ghi vào PĐGKQRL của SV, lập danh sách kết quả ĐRL của các lớp đề nghị nhà trường công nhận; Bước 5: Sau khi có Quyết định đánh giá ĐRL SV của Hiệu trưởng, các khoa công bố công khai để SV được biết.

            - Sử dụng kết quả rèn luyện Kết quả rèn luyện trong học kỳ của SV là một trong những tiêu chuẩn để xét thi đua, khen thưởng, xét học bổng khuyến khích học tập trong học kỳ đó; Kết quả phân loại rèn luyện năm học của SV là một trong những tiêu chuẩn để xét học tiếp, ngừng học, xét thi đua khen thưởng của năm học đó; SV bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học thì phải tạm ngừng học một năm học ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ 2 thì sẽ  bị buộc thôi học; Kết quả phân loại rèn luyện toàn khoá học là một trong những tiêu chuẩn để xét tốt nghiệp, được lưu và ghi vào hồ sơ tốt nghiệp của SV.

Quy trình xét điểm rèn luyện căn cứ vào quyết định 2642/QĐ-ĐHV ngày 10/10/2011 về việc ban hành quy định đánh giá rèn luyện của sinh viên trường Đại học Vinh. Quy trình: SV tự đánh giá, tổ xét, lớp SV  xét, Hội đồng khoa duyệt, Hội đồng trường duyệt. Việc xếp loại rèn luyện có tiêu chí cụ thể nên việc xếp loại rèn luyện cho SV là chính xác. Qua thống kê, trong 3 học kỳ liên tiếp gần đây, bình quân điểm rèn luyện chung toàn trường: loại xuất sắc từ 6 % đến 7%; loại tốt từ 42% đến 48%; còn lại là các loại khác. Tỷ lệ đó thể hiện quá trình phấn đấu của SV trong lớp và hoạt động của tập thể lớp đó.

II. PHÒNG ĐÀO TẠO

1. Nhóm câu hỏi liên quan đến vấn đề đăng ký học

Kiến nghị nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên ngành 2 đăng ký học trong thời gian thực tập ngành 1: Theo mục 1b, điều 18, Quyết định số:  868/ QĐ-ĐHV  ngày  02 /4/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh thì tất cả sinh viên không được đăng ký học trong quá trình thực tập.

- Tạo điều kiện cho sinh viên lớp 52B Du lịch đăng ký học tiếng Anh và giảm bớt các thủ tục trong quá trình làm giấy tờ cho sinh viên: Sinh viên 52B Du lịch học học phần Ngoại ngữ nào? Quy trình và hồ sơ để được mở lớp theo Công văn 3384/ĐHV-ĐT do Nhà trường ban hành.

- SV lớp 53B1 Du lịch: Lưu học sinh Lào học ngoại ngữ: Tiếng Anh 1 và Tiếng Anh 2, Tiếng Việt 1 và Tiếng Việt 2 có được  học tiếp Tiếng Anh chuyên ngành không? Sinh viên Lào không phải học Tiếng Anh 1 và 2. Phải học 2 học phần Ngoại ngữ là Tiếng Việt 1 và 2. Học phần Tiếng Anh chuyên ngành nằm trong khung chương trình nên phải theo học.

- Khi đăng ký học online không đăng ký đủ tín chỉ, gửi đơn đăng ký học được thầy cô xử lý, đến lúc đi học không có tên trong danh sách của giảng viên, sinh viên phải gặp ai để giải quyết?Thời gian được đăng ký học muộn theo quy định của Nhà trường, nếu đã được CVHT xử lý thì sinh viên gặp CVHT để được giải quyết. Nếu không xử lý được SV có ý kiến với Nhà trường (qua phòng  Đào tạo) để giải quyết.

- Đề nghị nhà trường xử lý việc đăng ký lịch học giữa các học phần Giáo dục quốc phòng và các môn học khác không có sự chồng chéo nhau: Theo Kế hoạch thời gian đào tạo năm học, Nhà trường mở các lớp học phần có trong khung chương trình của K53 đã tính đến việc tránh lịch của thời gian học GDQP. Sinh viên phải chú ý kiểm tra lịch biểu, thời gian của các lớp học phần được mở.

- Đăng ký học phần bị trùng lịch có ảnh hưởng gì không? Nhà trường đã quy đinh sinh viên không được đăng ký học trùng lịch. Nhà trường sẽ rà soát, kiểm tra và xử lý những trường hợp đăng ký học trùng lịch. Sinh viên nào cố tình vi phạm Nhà trường sẽ không công nhận kết quả học tập của các học phần trùng lịch.

- Đăng ký học hay bị lỗi mạng. Có nhiều môn trường mở không đủ lớp cho sinh viên đăng ký, dẫn đến nhiều sinh viên đăng ký không đạt số tín chỉ tối thiểu: Nhà trường đã có nhiều cách thức và biện pháp để tạo thuận lợi nhất cho sinh viên trong quá trình đăng ký học như phân luồng, thời gian cho từng khóa học, tăng băng thông rộng, nâng cấp hệ thống máy chủ, tăng cường lực lượng thầy cô CVHT và các chức danh khác hỗ trợ sinh viên, cung cấp các quy trình về hướng dẫn xử lý học vụ và Quy trình mở các lớp học phần cho sinh viên hệ chính quy. Sinh viên phải nắm vững chương trình học, phân kỳ của các học phần, lập kế hoạch học tập cá nhân để đảm bảo tiến độ học tập bình thường.

- Các lớp học phần mở đã đầy, SV muốn đăng ký được thì phải làm thế nào? Sinh viên có đơn đề nghị với CVHT của khoa để được tư vấn, giải đáp và xử lý.

- Sinh viên khoa Xây Dựng khó đăng ký học phần tiếng Anh so với các khoa khác: Các học phần Tiếng Anh được tổ chức cho tất cả SV toàn trường, không phân biệt sinh viên của bất kỳ khoa nào.

- Sinh viên lớp 53B1 Du lịch: Đã đăng ký học Tiếng Anh 1, nhưng học quốc phòng về bắt đầu học thì thầy cô không cho vì quá số lượng, viết đơn hủy nhưng không được hủy. Vậy vấn đề này giải quyết như thế nào? Đăng ký quá số lượng cho phép là lỗi của CVHT, để đảm bảo quyền lợi của sinh viên nếu lớp học không đáp ứng được thì sinh viên phải có đề nghị với CVHT để hủy, nếu không giải quyết được thì CVHT đề nghị với Nhà trường nhưng phải trong thời hạn quy định được xử lý.

- SV lớp 54B3 CTXH: Lúc đăng kí học online em không đăng kí đủ tín chỉ sau đó em có làm đơn nhờ thầy cô đăng kí thêm được 3 tín chỉ môn Tin học. Trong trang cá nhân em có lịch học và em đi học. Trong buổi đầu tiên đi học điểm danh không có tên em trong danh sách em lên hỏi thầy bộ môn thì thầy nói sẽ bổ sung nhưng những buổi học sau đó vẫn không có tên em trong danh sách em hỏi thì thầy nói thầy đã chốt danh sách ngày 1 tháng 4 rồi. Vậy bây giờ em phải tìm gặp ai và phải làm như thế nào? Trước hết em gặp CVHT đã đăng ký học bổ sung cho em để kiểm tra và được giải đáp; nếu vẫn chưa được thì có đề nghị CVHT trực tiếp lên phòng Đào tạo (bộ phận xử lý học vụ) để giải quyết, nhưng phải trong thời gian cho phép xử lý của Nhà trường.

2. Nhóm câu hỏi liên quan đến học kỳ hè

- Trong kì hè Nhà trường mở những học phần nào cho khóa 51 ĐTVT? Trong các học kỳ phụ (kỳ hè), Nhà trường chủ yếu mở các học phần đại cương dành cho tất cả các ngành; ngoài ra theo đề nghị của các khoa chuyên ngành, Nhà trường cũng sẽ mở các lớp học phần còn đông sinh viên có nhu cầu theo học.

- Kỳ hè nên mở các lớp học cho các môn như: Giáo dục học, Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2. Giáo dục thể chất, Logic, Quản lý hành chính Nhà nước… cho sinh viên khóa 52, 53 có thể theo kịp chương trình học để ra trường đúng thời gian. Có những học phần sinh viên rất muốn đăng ký học trong học kỳ hè nhưng Nhà trường không mở lớp nên không thể đăng ký học được: Trong các học kỳ phụ, Nhà trường chủ yếu mở các học phần đại cương dành cho tất cả các ngành; ngoài ra theo đề nghị của các khoa chuyên ngành, Nhà trường cũng sẽ mở các lớp học phần còn đông sinh viên có nhu cầu theo học.

- Vào học kỳ hè năm học 2013-2014 được mở 2 lớp học phần “Tin học ứng dụng trong sinh học” và “Quản lý hành chính nhà nước và GD” cho khóa 52 Sinh: Các lớp học phần có thể được mở theo đề nghị của các khoa chủ quản và các khoa chuyên ngành nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Nhà trường.

3. Nhóm câu hỏi liên quan đến học nâng điểm, học nghiệp vụ SP

- Đề xuất điểm C được học nâng điểm để sinh viên có cơ hội cải thiện điểm: Sinh viên chỉ được đăng ký học cải thiện điểm đối với các học phần có điểm D hoặc điểm D+ theo quy định tại khoản 3, Điều 14 của Quy định Đào tạo Đại học chính quy tại Trường Đại học Vinh (Ban hành theo Quyết định số:  868/ QĐ-ĐHV  ngày  02 /4/2013 của Hiệu trưởng)

- Nếu là sinh viên ngoài ngành sư phạm có được tham gia học nghiệp vụ sư phạm hay không? Kể từ năm học 2012-2013 (khóa tuyển sinh K53), Nhà trường không tổ chức cho sinh viên cử nhân học nghiệp vụ sư phạm.

4. Nhóm câu hỏi liên quan đến việc mở lớp học phần

- Đề Nghị nhà trường khôi phục lại lớp học phần sinh viên đã đăng ký mà bị hủy: Sinh viên phải biết rõ lý do lớp học phần bị hủy (do khoa chủ quản đề nghị hay là do không đủ số lượng sinh viên tối thiểu theo quy định,...)

Mở lớp học vét cho khóa 52, 53 thì nhà trường có mở lớp nhưng địa điểm học xa (cơ sở 2) nên sinh viên đi lại vất vả, không an toàn: Từ 2012, Nhà trường không mở lớp học vét, chỉ mở lớp học bổ sung nếu SV có nhu cầu học đảm bảo các quy định: các học phần đại cương chung, khối ngành từ 50 SV trở lên, các lớp chuyên ngành từ 20 SV trở lên. Các lớp mở tại cơ sở 2 là dành cho những sinh viên có nhu cầu học ở cơ sở 2 theo đúng quy trình về hướng dẫn mở lớp số 3388/ĐHV-ĐT, không phải dành cho sinh viên ở cơ sở 1

- Mở thêm các lớp học phần, nhằm đảm bảo quyền lợi và tiến độ học tập của sinh viên. Có lớp mở thì sinh viên không đăng ký, học phần cần đăng ký học thì không mở: Nhà trường đã có Công văn 3384/ĐHV-ĐT V/v quy định mở các lớp học phần cho sinh viên hệ chính quy. Sinh viên đọc và thực hiện nếu có nhu cầu.

- Mở thêm các lớp CLB thể dục trong các kỳ học, đặc biệt như các CLB taewondo: Nhu cầu học các học phần như CLB võ thuật thì nhiều nhưng cán bộ đảm nhận học phần này lại hạn chế. Kỳ nào Nhà trường cũng đã mở tối đa các CLB võ thuật. Sinh viên có thể lựa chọn các hình thức CLB khác để hoàn thành chương trình, ngoài ra, nếu có điều kiện thì có thể đăng ký học các học phần CLB võ thuật theo sở thích hoặc đăng ký vào các lớp võ thuật ngoài trường.

- SV lớp 54B Quản lý văn hóa: Do đặc thù của ngành Quản lý văn hóa, sinh viên mong muốn nhà trường mở thêm lớp dạy Tiếng Trung Quốc: Các học phần được mở cho SV ĐKH theo chương trình đào tạo của từng ngành cụ thể, không mở lớp các học phần ngoài chương trình đào tạo. Nếu SV có nhu cầu học Tiếng Trung quốc phục vụ cho nghề nghiệp thì liên hệ với Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của Trường (tầng 2 nhà A0) để được tư vấn và đăng ký học.

- SV lớp 53B1 Du lịch: Vấn đề mở học phần Tin học cơ sở chuyển đổi có như học học phần Tin học cơ sở cũ không? Theo quy định, hai học phần có mã học phần khác nhau là khác nhau.

- Sinh viên khóa 51 chuẩn bị ra trường nhưng có những môn chưa qua (VD; Tiếng Anh) vậy nhà trường còn mở lớp nữa không? Quy trình mở các lớp học phần theo Công văn số 3384/ĐHV-ĐT.

5. Nhóm câu hỏi liên quan đến ngành nghề nặng nhọc, độc hại

Những ngành học nào của Trường Đại học Vinh được công nhận là ngành nghề nặng nhọc, độc hại? Trường Vinh không có ngành nào thuộc danh mục các ngành nghề nặng nhọc, độc hại.

6. Nhóm câu hỏi liên quan đến máy chiếu, phòng học online

- Các môn tự nhiên, tính toán không nên sử dụng máy chiếu trong quá trình giảng dạy: Nhà trường sẽ xem xét và chỉ đạo các khoa điều chỉnh cho phù hợp.

            - Lớp học online số lượng sinh viên quá đông, phòng học thì nóng bức dẫn đến nói chuyện riêng nhiều, ôn ào trong giờ học ảnh hưởng đến kết qảu học tập: Nhà trường tiếp thu ý kiến phản ánh của SV về  tổ chức, quản lý các lớp online và sẽ có những giải pháp chấn chỉnh nề nếp học tại các lớp online. Nhà trường đề nghị SV học các lớp online thực hiện đúng quy định về văn minh, văn hóa, nề nếp học tập.

- Đối với những học phần như Nguyên lý kế toán, Kinh tế lượng cần học phòng nhỏ để giáo viên có thể giảng trực tiếp với sinh viên, không bố trí phòng học lớn, lớp nhiều sinh viên, phòng học online: Số lượng sinh viên trong các lớp học phần được mở theo quy định của Nhà trường theoQuyết định số:  868/ QĐ-ĐHV  ngày  02 /4/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh. Tuy nhiên, tùy vào đặc trưng của môn học, Hội đồng khoa học và đào tạo của các khoa chuyên ngành có thể đề xuất ý kiến với Nhà trường để xem xét cách thức bố trí lớp học.

7. Nhóm câu hỏi liên quan đến môn học Giáo dục quốc phòng

- Sinh viên học lại môn giáo dục quốc phòng thì học ở đâu? Học phần GDQP 7 tín chỉ của khóa 52 trở về trước thì học tại cơ sở 1 nếu đủ số lượng từ 50 SV trở lên. Nếu số lượng ít thì bố trí học ở cơ sở 2.

              - Khóa 53 học môn Giáo dục Quốc phòng với khóa 52 là 7 tín chỉ nhưng chương trình học của K53 là 8 tín chỉ nên không có điểm trên trang cá nhân. Cách giải quyết thế nào? Phải học bổ sung 1 tín chỉ. Nếu đủ số lượng từ 50 SV trở lên thì tổ chức lớp học tại cơ sở 1. Nếu số lượng sinh viên ít thì tổ chức lớp học ở cơ sở 2.

- Các bạn sinh viên K52 nếu đăng kí học Quốc phòng thì sẽ học tại cơ sở 1 hay tại cơ sở 2?Học phần GDQP 7 tín chỉ của khóa 52 trở về trước thì học tại cơ sở 1 nếu đủ số lượng từ 50 SV trở lên. Nếu số lượng sinh viên ít thì tổ chức lớp học ở cơ sở 2.

- Trường hợp sinh viên (51A-GDQP; học chuyên ngành Sư phạm Giáo dục chính trị - Giáo dục quốc phòng) đã bị đình chỉ học 1 năm nhưng sau khóa 51 là khóa 52 lại học chuyên ngành Giáo dục quốc phòng - an ninh vậy 2 môn học chuyển đổi thay thế thi tốt nghiệp sẽ được nhà trường xử lý như thế nào? SV các ngành SP không phải học 2 học phần cuối khóa theo Công văn số 950/ĐHV-ĐT ngày 25/3/2014 của Hiệu trưởng.

- Sau khóa 54 ngành Giáo dục quốc phòng Nhà trường không còn tuyển sinh nữa vậy những sinh viên khóa 54 chưa đủ điều kiện tốt nghiệp hoặc chưa qua một số học phần thì sẽ được giải quyết như thế nào? Nhà trường có phương án xử lý trong từng trường hợp cụ  thể.

7. Nhóm câu hỏi liên quan đến vấn đề thực tập

- Đề nghị nhà trường quan tâm hơn nữa tới vấn đề đăng ký học, đăng ký thực tập cho sinh viên cuối khóa. Nếu hết lớp cần tạo thêm lớp mới cho sinh viên đăng ký học: Các lớp học các học phần cuối khóa hay các học phần thực tập Nhà trường mở theo số lượng sinh viên của các ngành theo học, không hạn chế số lượng nếu có nhu cầu.

- SV lớp 52B2 CTXH: Cơ sở thực tập khóa 52 là do nhà trường quy định hay là do sinh viên tự chọn địa điểm thực tập? Địa điểm thực tập của sinh viên các ngành ngoài sư phạm: Khoa đào tạo phối hợp Trung tâm hỗ trợ sinh viên – Quan hệ doanh nghiệp liên hệ địa bàn thực tập. Sinh viên đăng ký địa bàn thực tập với Khoa và chịu sự phân công của Khoa và Nhà trường.

- Học ngành 2 có được thực tập cùng 1 lúc với ngành 1 không? Sinh viên không được thực tập cùng lúc 2 ngành, ưu tiên thực tập ngành 1, sau khi hoàn thành thực tập ngành 1 tiếp tục học tập và thực tập ngành 2.

- SV lớp 52B Lịch sử: Đối với sinh viên học 2 ngành cử nhân và Sư phạm Lịch sử thì quá trình thực tập nhà trường sẽ tạo điều kiện cho ngành nào trước? Sinh viên không được thực tập cùng lúc 2 ngành, ưu tiên thực tập ngành 1, sau khi hoàn thành thực tập ngành 1 tiếp tục học tập và thực tập ngành 2.

- Đề nghị Nhà trường tạo điều kiện hơn nữa để sinh viên được đi thực tập ở gần nhà: Hàng năm trước đợt thực tập Nhà trường có kế hoạch, hướng dẫn về việc xét điều kiện đi thực tập và phân công thực tập sư phạm gửi các khoa đào tạo để triển khai.  Khoa đào tạo phân địa điểm thực tập sư phạm cho sinh viên theo số lượng môn học các trường THPT có khả năng tiếp nhận SV thực tập và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sinh viên trong điều kiện có thể.

8. Nhóm câu hỏi liên quan đến chuyển đổi môn học

Đang học Bóng đá muốn chuyển sang học Bóng chuyền thì kết quả học Bóng đá em có bị hủy không? Sinh viên có thể đăng ký học nhiều học phần CLB theo sở thích nhưng để được cấp chứng chỉ GDTC thì phải đủ điều kiện hoàn thành học phần GDTC (phần chung) và 4 phần của cùng 1 CLB.

- Việc đăng ký chuyển đổi môn học còn rườm rà: Nhà trường sẽ cải tiến để thuận tiện hơn cho sinh viên.

9. Nhóm câu hỏi liên quan đến xếp loại bằng tốt nghiệp

            - Nếu sinh viên bị điểm D 3 học phần mà không muốn học cải thiện điểm, nhưng tổng điểm của 4 năm học được 3,2 điểm thì có được bằng giỏi không?

            Theo như câu hỏi của em nếu sinh viên đạt điểm TBCTL 3,2 điểm (loại giỏi) nếu như bị hạ bậc xếp hạng chỉ khi rơi vào các điều kiện sau:

            a) Có khối lượng của các học phần phải thi lại (điểm F) vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

            b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

            Do vậy nếu sinh viên không rơi vào 1 trong 2 điều kiện trên sẽ không bị hạ bậc xếp loại (đối với loại giỏi và xuất sắc)

            - Xét cấp bằng tốt nghiệp tính điểm theo hệ số 4 hay hệ số 10? Xét công nhận tốt nghiệp và xếp hạng tốt nghiệp theo thang điểm 4. Cụ thể như sau:

a) Loại xuất sắc:  Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;

b) Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;

c) Loại khá:      Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;

d) Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.

- Học nâng điểm bao nhiêu % thì bị hạ bậc xếp loại bằng tốt nghiệp?

Trích khoản 2, điều 28, Quy chế đào tạo 43/2007: Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

a) Có khối lượng của các học phần phải thi lại (điểm F) vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

Nếu rơi vào 1 trong 2 điều kiện trên sẽ bị hạ bậc xếp hạng tốt nghiệp.

- Các chuyên viên của phòng đào tạo chưa nhiệt tình trả lời những câu hỏi của sinh viên.Phòng Đào tạo tiếp thu ý kiến của SV và đã nhắc nhở, quán triệt tinh thần, thái độ làm việc để phục vụ tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong học tập.

- Một số giảng viên ở trên cơ sở 1 xuống dạy, cho sinh viên nghỉ học đột xuất, không thông báo trước nên sinh viên vẫn đến lớp rồi sau đó lại về. Kính đề nghị Ban chủ nhiệm khoa, nhà trường nhắc nhở giảng viên nếu nghỉ dạy thì phải báo trước cho sinh viên: Theo lịch giảng đã được bố trí. Sinh viên phản ánh ý kiến với thầy cô Trợ lý đào tạo của khoa để kiểm tra thông tin và báo lại cho Nhà trường (qua phòng Đào tạo) để xử lý.

 (Để biết thêm các thông tin chi tiết sinh viên truy cập website: vinhuni.edu.vn - vào mục “Các phòng ban” Ò “Phòng Đào tạo”).

III. PHÒNG KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH

1. Sinh viên tự liên hệ thực tập thì học phí có phải nhân hệ số học phí tín chỉ không? (Sinh viên khóa 51 khoa Xây dựng)

Ngày 21/6/2011, Trường Đại học Vinh đã ban hành Quyết định số 1495/QĐ-ĐHV quy định về định mức học phí đại học chính quy thu theo hình thức tín chỉ của các khối ngành giai đoạn 2011-2015. Đây là định mức học phí của 01 tín chỉ đào tạo lý thuyết. 

Đối với các học phần thực tập nhằm tăng khả năng thực tế giúp cho sinh viên ra trường nắm bắt được công việc chuyên môn tốt, với mục đích là tăng chí phí chi công tác thực tế, thuê mướn địa điểm, cơ sở vật chất thực tập từ đó nâng cao chất lượng đào tạo; bên cạnh đó khi thực tập thì các lớp lý thuyết được phân thành nhiều lớp nhỏ có số lượng HSSV ít hơn do đó làm tăng các khoản chi phí chi trả cho giảng viên, cơ sở vật chất…; mặt khác khi đi thực tập, Nhà trường phải liên hệ với các đơn vị để HSSV đến thực tập, thực tế và phát sinh thêm các khoản chi phí chi để chi trả cho cơ sở đến thực tập, thực tế; kinh phí đi kiểm tra việc thực tập, chấm bài thực tập kinh phí tổng kết thực tập ...

Trước khi cử sinh viên đi thực tập, Nhà trường lập dự toán kinh phí trong đó có phần kinh phí trả cho cơ sở có sinh viên đến thực tập (kinh phí trả cho người hướng dẫn thực tập). Trường hợp sinh viên tự liên hệ thực tập thì phần kinh phí này Nhà trường vẫn chi bình thường như các trường hợp do Trường liên hệ thực tập và phần kinh phí này được giáo viên hướng dẫn của Trường tạm ứng sau đó về thanh toán hoàn ứng. Do đó, trong trường hợp sinh viên tự liên hệ thực tập thì trực tiếp gặp giáo viên hướng dẫn để được thanh toán khoản kinh phí này. Nên việc thực tập do Trường liên hệ hay sinh viên tự liên hệ đều áp dụng hệ số để tính học phí chung giống nhau, Nhà trường không thể xử lý cá biệt từng trường hợp được.

2. Sinh viên lớp 52 K1 CNTP khoa Hóa: Bộ môn thể dục tại sao lại tăng học phí tín chỉ?

Ngày 21/6/2011, Trường Đại học Vinh đã ban hành Quyết định số 1495/QĐ-ĐHV quy định về định mức học phí đại học chính quy thu theo hình thức tín chỉ của các khối ngành giai đoạn 2011-2015. Đây là định mức học phí của 01 tín chỉ đào tạo lý thuyết.

Các học phần thuộc bộ môn thể dục theo khung chương trình đào tạo vừa có lý thuyết, vừa thực hành. Phần các tín chỉ thực hành học phí được tính hệ số 1,3, do đó học phí các tín chỉ của bộ môn thể dục cao hơn các học phần đều là tín chỉ lý thuyết. Việc quy định tín chỉ thực hành học phí cao hơn tín chỉ lý thuyết đã được Nhà trường giải thích, cụ thể:

Đối với các tín chỉ thực hành, thì các lớp lý thuyết được phân thành nhiều lớp nhỏ có số lượng HSSV ít hơn do đó làm tăng chi phí chi trả cho giảng viên; phát sinh chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ phục vụ thực hành dẫn đến phải tính toán, cân đối các khoản chi trả nhằm đảm bảo thu đủ bù chi.

3. Sinh viên lớp 52K1 CNTP khoa Hóa: Nhà trường xem lại tiền học phí dành riêng cho các môn có thí nghiệm thực hành (đóng tiền 3 tín chỉ nhưng học 1 tín chỉ) - Nhà trường chưa hồi lại tiền cho sinh viên.

Nội dung hỏi của sinh viên chưa rõ ràng, thực tế không có học phần nào đóng học phí 3 tín chỉ nhưng chỉ học 1 tín chỉ. Trường hợp sinh viên thắc mắc học phần có 3 tín chỉ (1 tín chỉ thực hành, 2 tín chỉ lý thuyết) nhưng thu học phí theo hệ số cả 3 tín chỉ thực hành? Về việc này Trường trả lời như sau:

Khi đối thoại dân chủ với sinh viên đầu năm 2014, Nhà trường đã nhận thấy việc này là không phù hợp nên đã giao các đơn vị liên quan (phòng Đào tạo, KH-TC, Trung tâm CNTT và các khoa đào tạo) kiểm tra, rà soát để hoàn trả lại tiền cho sinh viên theo nguyên tắc: chỉ áp dụng hệ số đối với các tín chỉ thực hành, còn số tín chỉ lý thuyết trong học phần đó hệ số bằng 1 (tính ra hệ số bình quân của cả học phần). Việc này đã hoàn thành trong tháng 4/2014, việc hoàn trả lại tiền được thực hiện tự động trên phần mềm thu học phí, chứ không phải trả bằng tiền mặt. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra rà soát vẫn có thể bỏ sót một số học phần vừa có tín chỉ thực hành, vừa có tín chỉ lý thuyết nhưng bị tính hệ số toàn bộ theo hệ số tín chỉ thực hành, nếu trường hợp này xảy ra có sự phản ánh cụ thể của sinh viên nào thì Nhà trường sẽ tiếp thu để điều chỉnh toàn Trường. Do đó, sinh viên nào có học phần bị tính học phí như trên thì trực tiếp phòng Đào tạo, phòng KH-TC để được xem xét giải quyết.

4. SV lớp 52 B Du lịch: Tại sao nhà trường không hỗ trợ thêm kinh phí cho SV đi du học ở Thái Lan?

Chương trình du học Thái Lan là chương trình liên kết giữa Trường ĐH Vinh với một số trường Đại học của Thái Lan nhằm tạo điều kiện mở thêm cơ hội cho các sinh viên có điều kiện có thể tham gia. Đây là chương trình liên kết đào tạo theo hợp đồng giữa hai bên, trong đó hàng năm phía Thái Lan cũng gửi một số sinh viên sang học tiếng Việt tại Trường Đại học Vinh, toàn bộ học phí, tiền ở ký túc xá, sinh hoạt phí do các sinh viên Thái Lan đóng góp nộp Trường ĐH Vinh. Trường hợp sinh viên Việt Nam có nhu cầu và khả năng du học tại Thái Lan thì đăng ký thông qua phòng Đào tạo, phòng Hợp tác Quốc tế, khi nào đủ số lượng tối thiểu để mở lớp ký hợp đồng, thì Trường sẽ đàm phán, ký hợp đồng với các Trường Đại học của Thái Lan, toàn bộ kinh phí về học tập như: học phí và tiền ở ký túc xá, chi phí sinh hoạt, đi lại do các sinh viên đóng góp để chi trả cho phía Thái Lan, còn học phí thu theo tín chỉ hiện nay chưa chi đủ cho viêc học tại trường.

5. SV lớp 52B du lịch: tiền học phí đối với những học phần thực hành nhân hệ số 1,5. Vậy nhà trường có hỗ trợ thêm kinh phí cho sinh viên đi thực tế không?

Hệ số các tín chỉ học thực hành, thực tế là 1,3 chứ không phải 1,5 như các em đã thắc mắc. Khi sinh viên đi thực tế, Nhà trường phải chi các khoản như: Kinh phí bồi dưỡng cán bộ hướng dẫn tại cơ sở đến thực tế; Kinh phí bồi dưỡng các giảng viên hướng dẫn; kinh phí viết báo cáo thực tế; tiền chấm báo cáo đi thực tế của sinh viên. Như vậy, ngoài các khoản chi trả khác, Nhà trường đã hỗ trợ kinh phí thuê xe ô tô cho sinh viên đi thực tế, trường hợp sinh viên phải đóng góp tiền thuê xe ô tô thì phản ánh lại đơn vị nào thu tiền để Nhà trường có căn cứ xử lý.

6. Sinh viên khoa Luật: Tại sao tiền học phí các tín chỉ thực hành lại tăng cao hơn so với các tín chỉ khác?

Các tín chỉ học thực hành thì trên cơ sở các lớp lý thuyết được phân thành các lớp nhỏ có số lượng HSSV ít hơn do đó làm tăng chi phí chi trả cho giảng viên; phát sinh chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ, vật tư hóa chất tiêu hao, vật rẻ tiền mau hỏng, tiền điện nước tăng, phải mua sắm thêm tài sản trang thiết bị phục vụ thực hành tăng cao dẫn đến phải tính toán, cân đối các khoản chi trả nhằm đảm bảo thu đủ bù chi.

7. Sinh viên khoa Luật: Tại sao số tiền trong tài khoản học phí lại là số tiền ảo, thỉnh thoảng lại bị âm học phí.

Số tiền trong tài khoản học phí của sinh viên là số tiền còn lại tại một thời điểm nhất định của sinh viên sau khi nộp tiền và kết thúc việc đăng ký học. Gọi là tiền ảo, vì tiền này chỉ sử dụng để đăng ký học được chứ không sử dụng được vào mục đích, phương tiện thanh toán khác. Nó sẽ là tiền thực chứ không phải tiền ảo khi sinh viên được công nhận tốt nghiệp, cho thôi học, buộc thôi học, Nhà trường sẽ trả lại số còn dư trên tài khoản.

Theo nguyên tắc vận hành của phần mềm học phí CMC, số tiền sinh viên đóng vào tài khoản nhà trường là A đồng thì tự động chuyển vào tài khoản đăng ký học của sinh viên là A đồng, sau đó với số tiền này sinh viên tự đăng ký môn học của mình tương ứng với tổng số tiền đã nộp, tài khoản học phí của sinh viên sẽ bị trừ tương ứng với số tín chỉ đã đăng ký học. Về nguyên tắc chỉ đăng ký học được số tín chỉ tối đa bằng số tiền còn dư trên tài khoản đăng ký học. Tuy nhiên, có một số thời điểm số tiền trên tài khoản bị âm là do một trong số các nguyên nhân:

- Phần mềm quản lý học phí, đăng ký học có chức năng khóa “không đủ tiền sẽ không đăng ký học được”. Nhưng cũng như các máy móc thiết bị khác, trước đây khi chưa hoàn thiện chức năng này bị sai sót, nhầm lẫn dẫn đến có một số trường hợp không đủ tiền trên tài khoản vẫn đăng ký học được, sau đó tài khoản báo số dư bị âm. Hiện nay chức năng này đã được khắc phục.

- Trước đây, tất cả các tín chỉ đều có chung hệ số học phí là 1. Sau khi ban hành quy định học phí các tín chỉ lý thuyết là 1, còn các tín chỉ thực hành, thực tế, thực tập,… sẽ có hệ số 1,2 hoặc 1,3 hoặc 1,5 thì phần mềm tính học phí được chạy lại nên số học phí phải đóng của học kỳ I năm học 2013-2014 được tính lại lớn hơn nên có một số sinh viên có tài khoản có số dư âm. Trường hợp có sinh viên nào thắc mắc về việc cập nhật, tính học phí theo đăng ký học, thì trực tiếp phòng KH-TC để được giải đáp.

8. SV Khoa Nông lâm ngư: Đa số sinh viên ở cơ sở 2 không có phương tiện đi lại, xe bus cũng không có nên các em gặp khó khăn nhất định khi nộp học phí đăng ký học, vì vậy kính nhà trường đến thời điểm thu học phí cử người xuống thu ở cơ sở 2 để sinh viên đỡ phải đi lại.

Trước đây sinh viên cơ sở II phải lên cơ sở 1 để nộp tiền học phí để đăng ký học. Để giải quyết vấn đề này, từ năm học 2013-2014, Nhà trường đã có hình thức nộp tiền học phí online trực tuyến thông qua việc làm thẻ phù hiệu của sinh viên kết hợp cũng là thẻ thư viện, thẻ ATM được tích hợp với Ngân hàng thương mại CP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An. Do đó, để nộp tiền đăng ký học, sinh viên chỉ cần chuyển tiền bằng hình thức trực tuyến 24/24h từ thẻ ATM sang tài khoản học phí đăng ký học của Trường mở tại Ngân hàng mà không phải đi lại với điều kiện sinh viên có số dư tiền trong tài khoản ATM. Việc này vào đầu năm học Nhà trường đầu năm đã phối hợp với Ngân hàng thương mại CP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An tổ chức hướng dẫn sinh viên sử dụng hình thức nộp tiền trực tuyến này. Trong trường hợp sinh viên nào chưa nắm bắt được thao tác, phương thức nộp tiền trực tuyến nêu trên, sẽ đăng ký qua Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và QHD để được hướng dẫn.

9. SV Khoa xây dựng: một số sinh viên phản ánh vẫn chưa được hoàn lại tiền học phí học phần vừa có tín chỉ thực hành vừa có lý thuyết: Sau khi đối thoại dân chủ với sinh viên đầu năm 2014, Nhà trường đã giao các đơn vị liên quan (phòng Đào tạo, KH-TC, Trung tâm CNTT và các khoa đào tạo) kiểm tra, rà soát để hoàn trả lại tiền cho sinh viên theo nguyên tắc: chỉ áp dụng hệ số đối với các tín chỉ thực hành, còn số tín chỉ lý thuyết trong học phần đó hệ số bằng 1 (tính ra hệ số bình quân của cả học phần). Việc này đã hoàn thành trong tháng 4/2014, việc hoàn trả lại tiền được thực hiện tự động trên phần mềm thu học phí, chứ không phải trả bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, quá trình kiểm tra rà soát vẫn có thể bỏ sót một số học phần vừa có tín chỉ thực hành, vừa có tín chỉ lý thuyết nhưng bị tính hệ số toàn bộ theo hệ số tín chỉ thực hành, nếu trường hợp này xảy ra khi có sự phản ánh cụ thể của sinh viên nào thì Nhà trường sẽ tiếp thu để điều chỉnh toàn Trường. Do đó, sinh viên nào có học phần bị tính học phí như trên thì trực tiếp phòng Đào tạo, phòng KH-TC để được xem xét giải quyết.

10. Đề nghị nhà trường không làm thẻ ATM trong phù hiệu vì rất phức tạp:

Nhà trường tổ chức làm phù hiệu của sinh viên với mục đích chính qua đó để quản lý việc học tập, thi cử, vào thư viện của sinh viên. Hiện nay nhà trường bổ sung thêm chức năng tích hợp thẻ ATM trong phù hiệu, việc này không ảnh hưởng đến việc sử dụng phù hiệu, vì việc này nhằm tạo điều kiện sinh viên có thể nộp học phí trực tuyến online 24/24h cho Nhà trường qua Ngân hàng để giảm bớt thời gian xếp hàng chờ nộp tiền vào ngân hàng. Còn sinh viên nào không muốn sử dụng chức năng này cũng thôi, không ảnh hưởng đến chức năng của thẻ phù hiệu khi quản lý học tập, thi cử, vào thư viện.

IV. PHÒNG QUẢN TRỊ

1.      Các câu hỏi liên quan đến phòng học

            -  Phòng A4.202 hệ thống quạt thường xuyên bị hỏng, kính mong nhà trường sửa chữa kịp thời: Nhà trường đã đầu tư lắp đặt hệ thống quạt mới đảm bảo đủ mát cho các em học tập.

            - Một số phòng học chất lượng bảng kém, phấn viết không bám mờ, SV không đọc được, phòng B2-2014, B2-205. Phòng Quản trị đã kiểm tra và thay thế bảng mới.

- Cơ sở vật chất, bàn ghế bên dãy nhà B nhiều bàn khó ngồi, ghế cao, bàn thấp: Phòng Quản trị đã kiểm tra và sắp xếp lại bàn ghế trong các phòng học theo đúng chủng loại, đủ chỗ ngồi cho các em.

- Một số phòng học của dãy nhà B2 có cửa sổ và nền nhà bị hỏng nhưng chưa được sửa chữa? Trong các ngày nghỉ lễ từ 30 tháng 4 đến ngày 04 tháng 5 năm 2014, phòng Quản trị đã bố trí sửa chữa xong nhà B1và các phòng học của dãy nhà B.

- Một số phòng học chất lượng âm thanh và ánh sáng chưa tốt: Các em cần nêu rõ phòng cụ thể. Hiện nay Nhà trường cơ bản đã bổ sung lắp đặt các trang thiết bị đảm bảo chất lượng phục vụ giảng dạy, học tập.

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên: Các em cần phản ánh cụ thể hơn. Nhà trường thường xuyên bổ sung CSVC phục vụ công tác giảng dạy, học tập ngày càng tốt hơn.

- Nhà trường cần mở các phòng trống cho sinh viên vào học ôn thi kết thúc học phần: Qua ý kiến của các em phòng Quản trị đã thống nhất với bộ phận đóng, mở quản lý phòng học lưu ý mở cửa các phòng trống cho các em tự học đồng thời nhắc các em bảo quản tốt CSVC thực hành tiết kiệm, sử dụng phòng học đúng thời gian quy định.

- Học phòng trống nhà B, buổi chiều khoảng 4h30-5h00 bị kêu ra ngoài để khóa cửa phòng, em muốn biết quy định giờ đóng cửa giảng đường. Để đáp ứng nhu cầu tự học của các em trong các buổi học cho phù hợp, các em báo phòng Quản trị để bố trí địa điểm, thời gian tự học theo yêu cầu của các em đồng thời vào các phòng tự học phải có ý thức sử dụng điện hợp lý. 

- Để đáp ứng nhu cầu học tập, đề nghị nhà trường mở thêm phòng trống để sinh viên có không gian học tập: Các em có nhu cầu mượn phòng để học làm giấy liên hệ phòng học với phòng Quản trị để bố trí địa điểm, thời gian, không gian phù hợp.

- Đề nghị nhà trường cho các nhóm sinh viên mượn phòng tập giảng: Các em có nhu cầu tập giảng làm giấy liên hệ phòng học với phòng Quản trị để được bố trí.

- Nhà trường cần bố trí phòng học hợp lí hơn, trong 1 buổi phải di chuyển từ nhà Đa chức năng sang tầng 5 Nhà B không thuận tiện cho SV: Phòng Quản trị phối hợp với phòng Phòng Đào tạo để bố trí cho phù hợp với lịch học của các em (các em lưu ý khi đăng ký phòng học để điều chỉnh).

2. Các câu hỏi liên quan đến máy chiếu và phòng học online

- Lớp 53K2 khoa CNTT: Lớp chúng em có những môn học cần máy chiếu, nhưng phòng học chúng em học không có máy chiếu, chúng em xin đổi phòng học mà không được: Các môn học cần máy chiếu phòng Quản trị đã phối hợp với phòng Đào tạo bố trí lịch học theo thời khóa biểu. Còn các môn học ngoài thời khóa biểu cần máy chiếu các em liên hệ với phòng Quản trị để bố trí vào ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần (giấy liên hệ phòng học theo trên trang web của trường - mục Bộ phận một cửa/mẫu đơn).

            - Hệ thống máy chiếu phục vụ giảng dạy chất lượng chưa cao và phân bố chưa hợp lí.Phòng Quản trị  đã phối hợp với phòng NCKH và TB lắp đặt bổ sung và thay thế hơn 20 máy chiếu để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

- SV khoa Giáo dục thể chất: Cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập chuyên ngành còn thiếu.Nhà trường đề nghị Khoa Thể dục và Trung tâm Thể dục - Thể thao khảo sát và báo cáo Nhà trường để có kế hoạch bổ sung trang thiết bị còn thiếu. Đồng thời cần điều chỉnh, lắp đặt phù hợp với từng môn học.

- Sinh viên có được mượn phòng có máy chiếu để sinh hoạt buổi tối không? Phòng học máy chiếu chỉ phục vụ cho giảng dạy và học tập theo thời khóa biểu còn các hoạt động khác tùy từng trường hợp cụ thể để bố trí. Các em liên hệ trực tiếp với phòng Quản trị để được xem xét.

- Khi học lý thuyết micro bị hỏng, hệ thống máy chiếu không hoạt động được. Giảng viên và sinh viên phải đi tìm phòng phù hợp để học. Khi trang thiết bị bị hỏng đột xuất các em báo phòng Quản trị để sửa chữa, điều chuyển. Sinh viên không tự tìm phòng khác vào học ảnh hưởng đến các tiết học sau.

- Một số phòng học của nhà B quá rộng, lớp đông sinh viên nhưng không có máy chiếu khiến cho sinh viên khó theo dõi bài giảng của giáo viên: Phòng Quản trị đã kiểm tra và cho lắp đặt bổ sung.

- Hệ thống máy chiếu kém, quạt chạy chậm, mùa hè rất nóng, micro trục trặc phải đi đổi nhiều lần: Hiện nay phòng Quản trị đã phối hợp với Phòng NCKH và TB thay thế các máy chiếu bị hỏng, lắp đặt hệ thống quạt mới đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các em, nếu MiCro bị hỏng đột xuất các em trực tiếp báo phòng Quản trị để kịp thời xử lý.

- Phòng A2- 204, A2 104, B2 -204, B2- 201 máy chiếu bị mờ mong nhà trường sửa chữa:Phòng Quản trị đã kiểm tra và lắp đặt máy chiếu đảm bảo điều kiện học tập.

Phòng học Giáo dục quốc phòng (B2-203) đông sinh viên, không có máy chiếu, chất lượng bảng kém; phòng học A2-201 bảng lóa: Phòng Quản trị đã thay thế xong máy chiếu và bảng kém chất lượng.

- Hiện nay một số phòng học ở cơ sở 2 có máy chiếu Projecter nhưng rất mờ, mất màu, khó nhìn. Để đáp ứng nhu cầu dạy và học mong nhà trường thay máy mới hoặc sửa máy chiếu. Phòng Quản trị đã phối hợp với Phòng NCKH và TB thay thế các máy chiếu bị hỏng và lắp đặt hệ thống quạt mới đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các em.

- Việc học ở phòng học online còn gặp khó khăn, SV ngồi ở phòng phụ không được hỏi giáo viên dạy, micrô thu, phát nhỏ SV không nghe rõ lời giáo viên giảng: Học phòng on line học sinh có thể hỏi và giáo viên trả lời các em ở trên lớp, micro thu phát nhỏ các em báo cán bộ giám sát phòng học để điều chỉnh âm thanh phù hợp.

- Phòng học online nóng, lớp đông, chỗ ngồi chật đề nghị Nhà trường khắc phục: Phòng Quản trị đã lắp đặt quạt mới, đủ mát, bổ sung bàn ghế đảm bảo chỗ ngồi theo số lượng sinh viên của từng phòng học.

- Nhà trường cần tăng cường quạt cho các phòng học online để đảm bảo đủ mát cho người học vào mùa hè đối với phòng lớn, người học đông: Phòng Quản trị  đã lắp đặt thay thế các quạt bị hỏng đồng thời tăng cường công tác giám sát trực tuyến trên lớp để các lớp học online hiệu quả hơn.

3. Một số câu hỏi liên quan đến nước uống, vệ sinh, sân tập TDTT

- Đề xuất nhà trường mở thêm một số máy lọc nước  ở các khu vực nhà A, nhà B: Phòng Quản trị phối hợp với đơn vị chức năng và nhà cung cấp đang tiến hành làm thủ tục lắp đặt hệ thống nước uống đáp ứng yêu cầu của các em.

- Hiện nay đã vào mùa hè nắng nóng nhưng ở cơ sở 2 không có bình nước uống công cộng cho sinh viên vì vậy kính đề nghị nhà trường tạo điều kiện để các em có hệ thống nước uống công cộng ở cơ sở 2. Phòng Quản trị phối hợp với đơn vị chức năng và nhà cung cấp đang tiến hành làm thủ tục lắp đặt với thời gian đưa vào sử dụng nhanh nhất.

- Nhà trường nên trang bị thùng rác ở hành lang các dãy nhà A,B,D để tạo môi trường sạch đẹp: Phòng Quản trị đã chỉ đạo Công ty CPTM An Hưng đặt các thùng rác đúng nơi quy định, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường.

- Yêu cầu khẩn trương hoàn thiện sân sau của KTX sinh viên, do đằng sau là bãi đất trống, cỏ mọc nhiều sinh ruồi muỗi, mất vệ sinh, có khả năng phát sinh bệnh cho sinh viên: Hiện nay Nhà trường đang triển khai. Để đảm bảo vệ sinh môi trường đề nghị các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh, không vứt rác bừa bãi.

- Nhà vệ sinh khu vực nhà B còn bẩn, chúng em đề nghị nhà trường nên tăng cường công tác vệ sinh trong nhà trường: Phòng Quản trị  tiếp thu và đã chỉ đạo công ty CPTM An Hưng tăng cường công tác vệ sinh những nơi còn bẩn để đảm bảo vệ sinh  môi trường.

- Các phòng học ở cơ sở 2 ít được quét dọn nên rác, mạng nhện nhiều. Các nhà vệ sinh ở nhà học ở cơ sở 2 rất bẩn, thiếu nước xả sau khi đi vệ sinh,.... Kính đề nghị Nhà trường đôn đốc công ty vệ sinh để chúng em có môi trường học tập sạch, đẹp và tốt hơn: Phòng Quản trị đã chỉ đạo Công ty CPTM An Hưng tăng cường công tác vệ sinh môi trường, chấn chỉnh thái độ phục vụ và đề nghị không hợp đồng với người thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Sinh viên ở cơ sở 2, ngoài việc học tập các em mong muốn có 01 sân chơi thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe, giao lưu giữa các lớp, các ngành. Từ trước đến nay các em chơi ở giữa sân trường nhưng không an toàn vì xung quanh toàn kính của phòng học, văn phòng, hội trường, khu thí nghiệm,... Kính đề nghị nhà trường làm 1 sân chơi thể dục thể thao ở cơ sở 2. Qua thực tế các em chơi bóng đá trên nền gạch rất nguy hiểm để đảm bảo an toàn mời các em sang sân bóng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng để luyện tập và giao lưu bóng đá. Phòng Quản trị đã đề nghị Nhà trường làm sân bóng chuyền tại khuôn viên khoa Nông lâm ngư để các em vui chơi không ảnh hưởng đến hư hỏng tài sản chung của Nhà trường.

4. Một số câu hỏi liên quan đến thái độ phục vụ và một số vấn đề khác

Đề nghị nhà trường có ý kiến với những người quản lý các phòng học - lao công về thái độ và cách ứng xử với sinh viên (trong giờ học chính quy, khi sinh viên đang học ở các phòng trống thường bị các chị (dì) đột ngột tắt điện, yêu cầu sinh viên ra ngoài để khóa cửa, có khi dùng lời lẽ thiếu văn hóa)Phòng Quản trị đã họp với Công ty CPTM An Hưng chấn chỉnh thái độ phục vụ và đề nghị không hợp đồng với người làm việc thiếu trách nhiệm, thiếu văn minh - lịch sự đối với học sinh, sinh viên

- Bộ phận phục vụ học online có thái độ chưa tốt với sinh viên: Phòng Quản trị tiếp thu ý kiến của các em và đã họp, góp ý, nhắc nhở, quán triệt tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ giám sát học online. Nếu còn tiếp diễn các em báo cáo ngay với Trưởng phòng Quản trị.

- Chuông báo giờ ở cơ sở 2 bị hỏng nên giảng viên và sinh viên bị động trong việc vào học, kết thúc giờ học hàng ngày: Sau khi lắp đặt xong, do sự cố kỷ thuật nên việc bảo hành trang thiết bị của đơn vị cung cấp chậm ảnh hưởng đến giờ lên lớp của giáo viên và sinh viên. Hiện nay chuông đã sửa xong đưa vào hoạt động tốt.

- Nhà trường nên mở cổng phụ Bạch Liêu cho sinh viên đi vào trường vào buổi tối. Phòng Quản trị đã trao đổi với phòng bảo vệ nhưng để đảm bảo an toàn tài sản, an ninh trong trường, buổi tối vào Trường học tập và làm việc các em đi vào cổng chính và cổng phụ Ký túc xá sinh viên (Khối 6, phường Bến Thủy).

V. TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN NGUYỄN THÚC HÀO

1. Nhà trường cần tăng thời lượng phục vụ tại Thư viện vào dịp ôn thi (mở cửa sớm hơn và đóng cửa muộn hơn; mở cửa thứ 7 và Chủ nhật:

Trung tâm Thông tin - Thư viện đã ban hành quy định về công tác phục vụ bạn đọc và đã thông báo rộng rãi trên Website  thư viện, trong  tài liệu hướng dẫn sử dụng thư viện và trên các bảng tin đặt tại Trung tâm. Cụ thể:

- Về mở của ngày thứ 7 và Chủ nhật đã được Nhà trường cho thực hiện từ năm 2007 nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (năm 2014 Trung tâm mở cửa phục vụ bạn đọc vào ngày thứ 7 và Chủ nhật các tháng 1, 4, 5,6,9,10,11,12).

- Về thời gian  phục vụ bạn đọc:

+ Giờ mùa hè: Buổi sáng từ 6h30 - 10h45, buổi chiều: từ 13h30 - 16h45 (15 phút cuối mỗi buổi cán bộ thư viện làm công tác sắp xếp tài liệu).

+ Giờ mùa đông: Buổi sáng từ 7h00 - 10h45, buổi chiều: từ 13h00 - 16h45 (15 phút cuối mỗi buổi cán bộ thư viện làm công tác sắp xếp tài liệu).

- Riêng chiều thứ 6 hàng tuần các phòng đọc cho mượn tài liệu đến 16h (từ 16h đến 17h00 cán bộ thư viện làm công tác vệ sinh kho và tài liệu theo quy định nghiệp vụ thư viện).

Qua thống kê, số lượng bạn đọc sử dụng thư viện truyền thống hàng tháng còn chưa cao, phòng đọc vẫn còn ghế để trống, vì vậy chúng tôi thấy thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc theo quy định trên là hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Một số sinh viên khoa Vật lý và Công nghệ có thể sử dụng Thư viện số để phục vụ học tập và nghiên cứu. Để khuyến khích bạn đọc sử dụng thư viện, hàng năm Trung tâm có phần thưởng dành cho bạn đọc tích cực sử dụng thư viện.

2. Đề nghị tạo điều kiện cho sinh viên mượn sách về nhà không mất tiền.

Quy định mượn tài liệu tại Trung tâm như sau: 

- Kho tài liệu Giáo trình tầng 1 (kho tự chọn) có số lượng tài liệu từ 50 – 100 cuốn/ 01 tên sách, do đó thư viện tổ chức phục vụ bạn đọc mượn tài liệu về nhà hoàn toàn miễn phí (bạn đọc chú ý kiểm tra tài liệu trước khi nhận). Sinh viên Khoa Xây dựng có thể đến kho Giáo trình này để mượn tài liệu về nhà theo nhu cầu.

- Các phòng đọc từ tầng 3 đến tầng 6, số lượng tài liệu có từ 01 - 10 cuốn/01 tên sách, do đó thư viện chỉ  phục vụ bạn đọc mượn tài liệu đọc tại chỗ (bạn đọc chú ý kiểm tra tài liệu trước khi nhận, không được mang tài liệu ra khỏi phòng đọc, trả tài liệu trong buổi).

- Phòng dịch vụ tài liệu tại tầng 1 cho mượn sách về nhà theo cơ chế dịch vụ và có quy định riêng (Bạn đọc có thể sử dụng hoặc không sử dụng dịch vụ này).

- Phòng máy tính Internet và đọc tài liệu trên thư viện số, Trung tâm không thu bất kỳ khoản phí dịch vụ nào.

3. Về công tác bổ sung tài liệu cho một số ngành mới  thuộc khoa Sư phạm Lịch sử (SV lớp 52B Du lịch và Quản lý Văn hóa) và sinh viên Khoa Nông Lâm Ngư.

Hiện nay, Thư viện bổ sung cả tài liệu điện tử và tài liệu truyền thống, Trung tâm xin cung cấp số liệu tài liệu hiện có ở thư viện như sau:

a. Sử dụng thư viện truyền thống (tài liệu giấy: sách, báo, tạp chí, …):

- Nguồn tài liệu truyền thống cho các ngành thuộc Khoa Nông-Lâm-Ngư có: Kinh tế Nông nghiệp và Khuyến nông: 21 tên tài liệu; Nông học: 144 tên tài liệu; Nuôi trồng thủy sản: 29 tên tài liệu; Công nghệ chế biến & bảo quản: 51 tên tài liệu).

- Nguồn tài liệu truyền thống cho các ngành thuộc Khoa Lịch Sử có: Sư phạm Lịch sử: 333 tên tài liệu; Công tác XH: 205 tên tài liệu; Quản lí văn hóa: 142 tên tài liệu; Việt Nam học: 58 tên tài liệu.

Để sử dụng nguồn tài liệu này bạn đọc có thể vào trang WEB thư viện để tra cứu thông tin hoặc vào trực tiếp các kho Mở của thư viện để sử dụng tài liệu.

b. Sử dụng thư viện số/điện tử: Bạn đọc truy cập theo địa chỉ: http://tvs.vinhuni.edu.vn.  (Hiện tại thư viện số có 13.000 tên LALV và 14.924 tên tài liệu điện tử)

- Nguồn tài liệu điện tử cho các ngành thuộc Khoa Nông-Lâm-Ngư có: Giáo trình N-L-N: 616 tên tài liệu; Kết quả nghiên cứu khoa học: 1459 tên tài liệu; Kỷ yếu hội thảo khoa học: 61 tên tài liệu;  Công nghệ nông thôn: 1239 tên tài liệu; tài liệu hình ảnh N-L-N: 204 tên tài liệu;

- Nguồn tài liệu điện tử cho các ngành thuộc Khoa Lịch Sử: 178 tên tài liệu.

Qua thông kê tại các phòng đọc, sinh viên các ngành trên có tần suất sử dụng thư viện ít (bao gồm sử dụng thư viện truyền thống và thư viện số). Đề nghị các bạn tìm đọc các giáo trình, tài liệu hiện có ở thư viện, đồng thời cung cấp danh mục tên giáo trình, tài liệu cần bổ sung  để Trung tâm kiểm tra, đối chiếu. Nếu thư viện chưa có, sẽ cho bổ sung ngay những tài liệu đó. (Thông tin gửi qua hộp thư: thuviendhv@yahoo.com)

    3. Ý kiến của sinh viên lớp 54B Quản lý Văn hóa về bổ sung tài liệu cho môn học: Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng. Trung tâm đề nghị Khoa Sư phạm Lịch Sử cung cấp nhanh cho thư viện danh mục giáo trình, tài liệu đề nghị bổ sung.

Trên đây là phần trao đổi của Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào với bạn đọc, Trung tâm rất hoan nghênh các góp ý xây dựng của bạn đọc về công tác thư viện mà không cần phải chờ đến Hội nghị dân chủ học sinh sinh viên. Bạn đọc có thể góp ý qua các hình thức  sau: góp ý trực tiếp với cán bộ thư viện tại phòng đọc; phản ánh trực tiếp với ban giám đốc  tại phòng làm việc ở tầng 2, 3;  qua hộp thư góp ý của Trung tâm đặt tại tầng 1 nhà thư viện; qua Email: Vuduyhieptvdhv@gmail.com. Nếu gửi ý kiến qua email, đề nghị bạn đọc phải nêu cụ thể, ví dụ: tên tài liệu cần bổ sung; tên cán bộ thư viện có thái độ chưa niềm nở với bạn đọc; tên phòng đọc chưa chấp hành đúng quy định thời gian phục vụ ...     

VI. TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Trung tâm Đảm bảo chất lượng trả lời các câu hỏi Hội nghị dân chủ sinh viên như sau: Các câu hỏi liên quan đến kiểm tra đánh giá kết quả học tập được giải quyết theo các quy định được dẫn ra dưới đây. (Lưu ý : Các trường hợp kiểm tra điểm từ tháng 3 năm 2014 trở về trước thực hiện tại TTĐBCL còn từ  9/3/2014 nhận và trả kết quả tại Bộ phận một cửa).

1. Các tình huống bất thường về kết quả thi được hướng dẫn xử lý trên website của Nhà trường (mục Phòng ban\Trung tâm Đảm bảo chất lượng\Sinh viên\Hướng dẫn Hoặc nhấp vào link sau:

/DATA/0/Donvi/Display/222/156/6786/Donvi.htm).

Từ giữa tháng 3 năm 2014, bắt đầu thực hiện theo Quy định tạm thời Thực hiện cơ chế một cửa cho học sinh, sinh viên, học viên cao học, lưu học sinh hệ chính quy tại Trường Đại học Vinh (Ban hành kèm theo Quyết định số: 630  ngày  06  tháng 3 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh) với nội dung nêu trong Điều 22: SV, HV chưa có điểm thi hoặc đề nghị xem lại kết quả chấm thi học phần và  Điều 27. Trung tâm ĐBCL.

2. Một số sinh viên có yêu cầu kiểm tra điểm cần có kết quả sớm, đây là nguyện vọng chính đáng nhưng việc kiểm tra điểm được thực hiện đúng quy trình và điều này phụ thuộc nhiều vào thời gian chấm kiểm tra. Quy trình này đòi hỏi thời gian cho tập hợp dữ liệu (từ yêu cầu của sinh viên cần kiểm tra điểm); kiểm tra dữ liệu bài thi để tìm đúng bài thi; rút bài thi, chấm kiểm tra và cuối cùng là khẳng định kết quả thực của bài thi. Thời gian chung của hoạt động trên không ít hơn 6 tuần từ khi có điểm thi của tất cả các học phần trong kỳ thi và như vậy thường mất hơn 2 tháng từ khi kết thúc đợt thi.

Hiện nay, theo quy định mới: thời gian nhận đơn là không chậm hơn 10 ngày sau khi công bố điểm và việc kiểm tra thực hiện không chậm hơn 30 ngày từ khi nhận đơn.

3. Việc sinh viên có phản ảnh tình trạng điểm CC và GK môn Giáo dục Quốc phòng ở một số lớp bị chậm là chính xác, điều này do việc nhập điểm ở Khoa Giáo dục Quốc phòng bị chậm trễ, hiện nay các con điểm đã được công bố. Sinh viên ở Cơ sở 2 có đề nghị tổ chức thi Ngoại ngữ điều kiện cho sinh viện tại chính Cơ sở 2, điều này đã được Nhà trường thực hiện theo nguyện vọng chính đáng của sinh viên. Ngoài ra ở các học phần (đợt thi) có đông sinh viện dự thi tại Cơ sở 2 Nhà trường sẽ tiếp tục tổ chức thi tại đó để sinh viên đỡ phải đi lại, lưu ý rằng với các tình huống thi khác có thể sinh viên phải về cơ sở 1 để dự thi do không thể tách phòng thi quá ít người dự thi.

Do quy định về tính điểm Trung bình chung học tập và Trung bình chung tích lũy nên các giá trị trên có thể khác nhau, chi tiết đề nghị xem trong Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ (Quy chế 43 và Thông tư 57).

4. Các câu hỏi sinh viên nêu trong các hội nghị được TTĐBCL trả lời trực tiếp cho sinh viên khi nêu đúng thông tin và có địa chỉ để phản hồi (có họ tên người nêu thông tin, điện thoại hoặc email để trả lời).

5. Khi gặp các tình huống bất thường về việc dự thi hoặc về các con điểm sinh viên có thể đọc trong Quy định tạm thời Thực hiện cơ chế một cửa cho học sinh, sinh viên, học viên cao học, lưu học sinh hệ chính quy tại Trường Đại học Vinh (Ban hành kèm theo Quyết định số: 630  ngày  06  tháng 3 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh) hoặc trực tiếp gặp các cán bộ tại TTĐBCL để được hướng dẫn giải quyết và xử lý.

VII. TRẠM Y TẾ

1. Thẻ Bảo hiểm Y tế năm 2014 khi nào thì được nhận (Nguyễn Thị Phúc lớp 51K1 ĐTTT) ? Sau khi nhận được thông tin của em, Trạm đã tiến hành kiểm tra Danh sách mua Bảo hiểm Y tế (BHYT) năm học 2013-2014, nhưng em không có tên trong danh sách đó. Vì vậy sang năm em nhớ nạp tiền đúng thời hạn để có thẻ BHYT.

2. SV lớp 52B Du lịch: Tại sao sinh viên hộ cận nghèo làm giấy xác nhận của xã để làm Bảo hiểm Y tế thì trường không chấp nhận giấy đó, về xin giấy khác lên thì hết hạn? Nhà trường đã có thông báo số: 3698 ngày 15/11/2013 và 438 ngày 19/02/2014 Vv triển khai và mua BHYT bắt buộc trong HSSV năm học 2013-2014, quá trình triển khai và thực hiện là gần bốn tháng mà em lại không xin được xác nhận là thuộc hộ gia đình cận nghèo của địa phương theo mẫu quy định của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Nghệ An. Quá thời hạn trên thì Trạm chốt sổ để làm quyết toán, vì thế lần sau em chú ý xin giấy xác nhận đúng mẫu và đảm bảo thời gian quy định của Nhà trường thì mới mua BHYT được.

3. SV lớp 53B1 Du lịch: Nộp tiền để mua thẻ bảo hiểm nhưng quá hạn không mua được, giờ muốn mua có được không? Các hoạt động của Nhà trường bao giờ cũng có tính kế hoạch, hiện tại Nhà trường không tổ chức mua gia hạn BHYT năm 2014 cho HSSV nữa, nếu muốn mua BHYT thì các bạn có thể mua ở địa phương mà vẫn sử dụng được ở Trường (theo quy định riêng).

4. SV lớp 52B Du lịch: Sinh viên nạp tiền mua Bảo hiểm Y tế đầu năm tại sao đến nay vẫn chưa có thẻ? Lớp 52B1 Du lịch có 51 Sinh viên (SV), trong đó đã mua BHYT ở Trường và địa phương: 32, còn 19 SV chưa mua BHYT. Lớp 52B2 Du lịch có 54 SV, trong đó đã mua BHYT ở Trường và địa phương: 45, còn 09 SV chưa mua BHYT. Vì câu hỏi không nói rõ sinh viên thuộc lớp nào, nếu em đã mua BHYT ở Trường thì gặp Trần Đình Song (52B1 Du lịch); Nguyễn Thị Thu (52B2 Du lịch) để nhận thẻ BHYT.

5. SV lớp 54B3 CTXH: Tại sao sai sót trong bảo hiểm từ đầu năm đến giờ vẫn chưa sửa được? Trạm Y tế quy định sửa sai thẻ BHYT, thời gian nhận lại thẻ không quá 2 tuần. Nếu em đã nộp thẻ sửa sai rồi thì mời em lên nhận gấp.

6. SV lớp 53B1 Du lịch: Ngày sinh trên thẻ bảo hiểm sai từ năm ngoái lớp trưởng đã làm đơn. Nhưng năm nay thẻ mới vẫn sai ngày sinh? Thông tin cá nhân là từ lớp đưa lên, trong quá trình lập danh sách và chuyển giữ liệu in thẻ BHYT tại cơ quan BHXH Tỉnh Nghệ An cũng có khi sai sót. Khi nhận được thẻ BHYT sai thông tin cá nhân thì bạn trực tiếp đến Trạm Y tế để gửi lại thẻ, sau hai tuần thì mời bạn đến nhận lại thẻ.

7. SV lớp 52B2 CTXH: Em có nhu cầu xin giấy giới thiệu để đi khám ở bệnh viện, khi lên trạm y tế trường lấy nhiều thuốc về uống nhưng không hiệu quả mà lại không cho giấy đi khám?Khi tham gia BHYT Các em muốn lên tuyến trên để khám bệnh thì các em phải có đủ các loại giấy tờ sau: Sổ khám chữa bệnh, Thẻ BHYT và phù hiệu học sinh, sinh viên (HSSV). Theo quy định của Sở Y tế Nghệ An Giấy chuyển viện gồm 2 nội dung: Phần 1: yêu cầu ghi đầy đủ thông tin cá nhân, số thẻ BHYT, hạn sử dụng. Phần 2: ghi tóm tắt bệnh lý của người bệnh lúc chuyển viện, vì thế các y, bác sỹ phải hỏi và khám bệnh trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên là đúng quy trình chuyên môn. Không có đủ giấy tờ thì không giải quyết trừ trường hợp cấp cứu và bệnh nhân nặng. Nếu bệnh nhân đang điều trị tại Trạm Y tế, các triệu chứng bệnh diễn biến nặng lên hoặc không đỡ thì Trạm có trách nhiệm chuyển bệnh nhân lên tuyến trên theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (Bệnh viện Thành phố Vinh), nếu bệnh nhân muốn chuyển tới các bệnh viện khác thì phải trả chi phí trái tuyến cao hơn đi đúng tuyến.

8. Lớp 53B khoa CNTT: Sinh viên bị ốm đau đột xuất vào Trạm Y tế nói các cô không nghe, không hỏi, thái độ quá đáng và đuổi sinh viên về. Mong nhà trường quan tâm và giúp đở sinh viên: Nếu thực sự các cô như lời em nói thì thay mặt cán bộ Trạm Y tế cô thành thật xin lỗi em. Bản thân cô cũng như đồng nghiệp khi gặp sinh viên bị ốm đau đột xuất vào Trạm Y tế bao giờ cũng được cấp cứu và chữa trị kịp thời chứ có thái độ gì quá đáng đâu, cô cũng rất buồn có những trường hợp cấp cứu xong rồi thì các em tự ý bỏ về không thèm chào; cảm ơn các cô một tiếng. Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Nhà trường, nhằm tăng cường hiệu quả trong giờ làm việc, giờ trực đề nghị em khi tiếp xúc với nhân viên y tế nếu tinh thần, thái độ phục vụ chưa tốt thì các em vui lòng  phản ánh ngay cho cô theo địa chỉ: tantt@vinhuni.edu.vn hoặc ĐT: 0912 923 515, không nên để vướng mắc kéo dài mới phản ánh nên độ chính xác không cao. Cảm ơn các em!

VIII. TRUNG TÂM THỰC HÀNH - THÍ NGHIỆM

1. Ý kiến của SV Nguyễn Trọng Thuần (52K ĐTTT): Xưởng TH của khoa mở mấy lần 1 tuần? Xưởng thực hành của khoa (tại Phòng TN413,  Nhà thí nghiệm Lý Hóa Sinh hiện nay thuộc quản lý của Trung tâm THTN) mỗi tuần phải mở cửa ít nhất 1 lần/tuần để vệ sinh, bảo dưỡng các thiết bị. Ngoài ra, Xưởng còn mở cửa để phục vụ đào tạo theo thời khóa biểu của trường và yêu cầu của khoa ĐTVT. Vào cuối mỗi tuần, cán bộ phụ trách phòng xưởng sẽ gửi lịch tuần tiếp theo.

2. SV lớp 52A, 54K2 CNTP khoa Hóa học, một số SV khoa Sinh, hỏi “SV muốn được đáp ứng các dụng cụ, hóa chất cần thiết phục vụ cho các bài thực hành. Cụ thể: Hóa chất đầy đủ, dụng cụ thí nghiệm đủ, chuẩn bị hóa chất trước cho mỗi bài thí nghiệm”: Việc chuẩn bị hóa chất, vật tư, dụng cụ trước mỗi buổi thực hành là nhiệm vụ của các kỹ thuật viên phụ trách PTN tương ứng với các học phần đó. Quy trình như sau:

- Trung tâm mua sắm hóa chất theo yêu cầu và định mức tiêu hao cho phép;

- Trung tâm cấp phát cho các tổ thực hành;

- Các tổ thực hành cấp phát cho cán bộ kỹ thuật viên phụ trách các PTN;

- KTV phụ trách chuẩn bị hóa chất (đã pha chế), vật tư, dụng cụ theo bài TH.

Tuy nhiên, việc thẩm định số lượng các vật tư hóa chất theo yêu cầu của Trung tâm mất khá nhiều thời gian nên việc mua sắm còn chậm trễ. Sắp tới, sau khi định mức tiêu hao THTN được phê duyệt, việc mua sắm sẽ nhanh chóng, kịp thời. Việc chậm trễ, thiếu thốn này sẽ chấm dứt trong học kỳ tới.

3. SV lớp 52K CNTP (khoa Hóa): Vừa qua chúng em có đến PTN làm thí nghiệm cho tháng rèn nghề phải viết đơn xin chữ ký của Chủ nhiệm khoa, Giám đốc, viết đơn xin giáo viên. Theo em thủ tục để được vào PTN vào làm thí nghiệm còn quá nhiều bước. Trung tâm có thể giảm bớt thủ tục tạo điều kiện cho chúng em học tập: Việc các em vào làm thí nghiệm cho tháng rèn nghề, Trung tâm luôn tạo điều kiện hết sức, không bắt buộc điều kiện gì. Không có sinh viên nào đến PTN mà không được giải quyết cả. Đối với sinh viên làm các đề tài tốt nghiệp (ĐH, Thạc sĩ), Trung tâm yêu cầu các em phải làm đơn theo mẫu quy định, có xác nhận của giảng viên hướng dẫn. Trong đơn, ngoài chữ ký của sinh viên và người hướng dẫn Trung tâm chỉ yêu cầu có xác nhận của GĐ Trung tâm (để biết mà chỉ đạo thực hiện) và của tổ trưởng thực hành (để phân công, bố trí người phục vụ, điều chuyển dụng cụ nếu cần).  Mục đích là để phục vụ các em tốt hơn, đồng bộ và có kế hoạch hơn chứ không phải để gây phiền hà cho các em. 

IX. TRUNG TÂM HỖ TRỢ SV VÀ QUAN HỆ DOANH NGHIỆP

1. Đề nghị Nhà trường nhanh chóng cấp thẻ còn thiếu cho sinh viên khóa 54 để thuận tiện cho sinh viên trong giao dịch và tham gia các hoạt động khác (khoa Vật lý & Công nghệ): Đến nay, việc phát hành thẻ cho sinh viên khóa 54 cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, còn một số ít sinh viên (khoảng 30 sinh viên) chưa có thẻ hoặc thẻ bị sai vì các lý do như sau:

- Sinh viên chưa nộp dữ liệu; dữ liệu nộp chưa đầy đủ hoặc dữ liệu nộp bị sai thông tin (như sai hoặc mờ số chứng minh thư nhân dân, sai hoặc trùng mã số sinh viên, không có số điện thoại, sai hoặc không có thông tin về lớp…).

- Một số sinh viên đã từng làm thẻ của Vietinbank (trước khi nhập học) thì phía Ngân hàng phải làm thủ tục hủy thẻ cũ bằng việc kiểm tra lại và xử lý trên hệ thống, sau đó mới phát hành được thẻ mới.

- Một số thẻ đã phát hành bị lỗi kỹ thuật như sai thông tin, nhầm ảnh (do từ phía sinh viên cung cấp và do lỗi cơ học, in ấn từ phía ngân hàng). Trong những trường hợp đó, để làm lại thẻ thì ngoài việc đính chính thông tin, sinh viên cần nộp ảnh kèm theo để phía Ngân hàng quét ảnh lên thẻ mới (sinh viên khẩn nộp ảnh và các thông tin liên quan tại Bộ phận một cửa để được cấp thẻ).

2. Đề nghị nhà trường làm việc với công ty xe buýt để mở thêm  trạm xe buýt gần cơ sở 2 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của sinh viên học tập ở cơ sở 2. Hiện tại, trên địa bàn Nghệ An, xe buýt là do các công ty tư nhân đảm nhận nên họ hoạt động hoàn toàn theo nguyên tắc thị trường. Dựa trên khảo sát và căn cứ vào nhu cầu thực tế, họ sẽ mở các tuyến và trạm xe buýt phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp sẽ đặt vấn đề và trao đổi thêm với các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh và các doanh nghiệp vận tải để xúc tiến lập trạm xe buýt tại cơ sở 2 của nhà trường trong thời gian sớm nhất nhằm phục vụ sinh viên.

3. Nhà trường nên tổ chức nhiều hơn các hoạt động cung cấp thông tin cho SV về yêu cầu của các nhà tuyển dụng: Hỗ trợ, giới thiệu việc làm và kết nối sinh viên với các nhà tuyển dụng là nội dung được Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm vì nó nhằm góp phần giúp nhà trường thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Không chỉ cung cấp thông tin cho sinh viên về yêu cầu của nhà tuyển dụng, thời gian qua, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên & Quan hệ doanh nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và bổ ích về tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và kết nối sinh viên với các nhà tuyển dụng nhằm giúp các em có được sự chuẩn bị tốt nhất trong việc tiếp cận với thế giới việc làm sau khi ra trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức các hội thảo, hội nghị, các chương trình đào tạo, huấn luyện và mời các lãnh đạo, chuyên gia phụ trách nhân sự của các doanh nghiệp hàng đầu nói chuyện chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, cung cấp các thông tin cần thiết, bổ ích từ các nhà tuyển dụng cho sinh viên; Kết nối với các cơ quan, doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng để giới thiệu việc làm và vị trí thực hành, thực tập nghề cho sinh viên. Trong quá trình tổ chức các chương trình nêu trên, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp đều cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời cho sinh viên trên website, hệ thống bảng tin của nhà trường và qua facebook của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp.

X. TRUNG TÂM NỘI TRÚ

1. Lúc nhập học vẫn còn có một phòng chưa có người ở nhưng KTX vẫn không giải quyết cho sinh viên vào cho dù sinh viên đó thiết tha được vào ở: Nhà trường xây dựng các phòng ở trong ký túc xá mục đích là để phục vụ ở cho HSSV, HV và LHS. Nhưng do số lượng phòng ở trong ký túc xá còn có hạn cho nên sau khi bố trí ở cho các HSSV thuộc diện ưu tiên nếu đang còn phòng ở mới bố trí cho các HSSV thuộc đối tượng còn lại. Thế nhưng khi HSSV đăng ký ở hết các phòng trong ký túc xá mà vẫn còn một số phòng chưa có người ở thì những phòng đó là: + Phòng khách của nhà trường; + Phòng ở của Chuyên gia ; + Phòng ở dành cho thanh niên xung kích.

2. Sinh viên nhà xa, muốn được ở ký túc xá thì phải làm thế nào? Sinh viên làm các thủ tục như sau:

+ Trình thẻ HSSV hoặc Giấy báo nhập học (nếu là năm học thứ nhất)

+ Nghe cán bộ của Trung tâm nội trú tư vấn phòng ở, hướng dẫn sử dụng các thiết bị công cộng và các thao tác phòng chống cháy nổ.

Nếu có nguyện vọng ở trong ký túc xá thì hoàn thành các thủ tục như sau:

+ Nhận và điền đầy đủ các thông tin theo quy định trong hồ sơ

+ Nạp tiền ở theo quy định.

+ Nhận phòng ở. (Tham khảo thêm câu trả lời 1 ở trên).

XI. TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Nhà trường cần nâng cấp máy chủ hưn nữa để tình trạng đăng ký học không bị nghẽn mạng, lỗi mạng, trùng lịch vẫn đăng ký thành công khiến cho việc đăng ký học của sinh viên bị chồng chéo: Hiện nay hệ thống Nhà trường đã được nâng cấp hiện đại với hơn 10 máy chủ và nhiều đường truyền Internet tốc độ cao. Để đáp ứng nhu cầu đăng ký học của sinh viên Nhà trường đã dành riêng 2 máy chủ cấu hình cao và 4 đường Internet cáp quang tốc độ cao (45Mb/s), 01 đường thuê bao riêng (20Mb/s). Tuy nhiên trên thực tế khi đăng ký học việc đăng ký học của sinh viên có lúc vẫn còn bị nghẽn mạng cục bộ (thời điểm bắt đầu đăng ký) vì số lượng sinh viên đăng ký quá đông (có thời điểm gần 10.000 sinh viên đăng ký) làm cho hệ thống quá tải. Đây không phải là lỗi do hệ thống mạng mà là do phần mềm bị quá tải. Để khắc phục tình trạng trên Trung tâm Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng để phân luồng truy cập hệ thống vào thời điểm sinh viên đăng ký học.

XII. ĐOÀN TN - HỘI SV VÀ VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY

1. Nhóm câu hỏi liên quan đến các hoạt động tình nguyện và hoạt động Đoàn - Hội: Các hoạt động tình nguyện và các hoạt động Đoàn - Hội nằm trong kế hoạch chỉ đạo của Đoàn - Hội cấp trên, của Đảng ủy, BGH Nhà trường. Đầu năm học, Đoàn TN - Hội SV xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và được Nhà trường phê duyệt đồng ý, sau đó triển khai đến tất cả các liên chi đoàn, liên chi hội. Vì số lượng ĐVTN, hội viên của trường ta đông nên có thể không đáp ứng hết nguyện vọng và đăng ký tham gia của một số sinh viên. Kể từ năm học 2014 - 2015, Đoàn TN, Hội SV Nhà trường sẽ tham mưu xây dựng kế hoạch để Nhà trường phê duyệt, trong đó tăng cường các hoạt động tập thể (VHVN-TDTT…), hoạt động chuyên môn phù hợp với điều kiện các ngành nghề đào tạo để sinh viên có thể tham gia nhiều hơn, qua đó rèn luyện kỹ năng và đóng góp cho Nhà trường.

Hoạt động tình nguyện là hoạt động được tổ chức hằng năm và có hướng dẫn cụ thể đến các LCĐ-LCH để triển khai xuống các lớp, chi đoàn. ĐVTN có thể đăng ký ở các LCĐ, LCH hoặc trực tiếp đăng ký tại VP Đoàn để tham gia.

2. Đề nghị Đoàn - Hội sớm cấp chứng chỉ lớp kỹ năng mềm (về công tác Đoàn, Hội, Đội):Hiện nay, Văn phòng Đoàn trường đã hoàn thành việc in chứng nhận lớp tập huấn Đoàn - Hội - Hội của năm học 2012 - 2013. Văn phòng Đoàn trường sẽ thông báo cụ thể đến các lớp để nhận và phát cho sinh viên.

3. Ngành kỹ sư học nặng về máy móc, thiết bị, chương trình cao, khó để phấn đấu được điểm cao trên 3.2 để kết nạp đảng so với các ngành cử nhân. Vì vậy chúng em mong hạ thấp điểm kết nạp cho các ngành kĩ sư.

- Ý kiến của Đoàn Thành niên: Để phấn đấu được kết nạp Đảng, ngoài những tiêu chuẩn theo quy định thì đoàn viên ưu tú phải đảm bảo các điều kiện cần như: kết quả học tập, quá trình khen thưởng… Việc xét các trường hợp cụ thể do BTV Đoàn trường họp hàng tháng quyết định và giới thiệu lên Đảng ủy Nhà trường. Vì đặc thù của các khối ngành đào tạo khác nhau nên BTV Đoàn trường sẽ chú ý đến các khối ngành kỹ sư để giới thiệu đảm báo yêu cầu và chất lượng.

- Ý kiến của Văn phòng Đảng ủy Trường: Ngày 19/4/2009 tại Thông báo số 245-TB/TV, Ban Thường vụ Đảng ủy Trường đã quy định sinh viên hệ chính quy muốn được kết nạp vào Đảng phải đạt điểm trung bình chung học tập tính đến thời điểm đề nghị kết nạp là 2.5. Tuy nhiên, do phần lớn sinh viên đều đạt được mức điểm này nên đến ngày 12/9/2012, Ban Thường vụ Đảng ủy Trường đã ban hành Hướng dẫn số 818-HD/TV về tiêu chuẩn, quy trình kết nạp người xin vào Đảng và xét chuyển đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức, trong đó quy định sinh viên hệ chính quy muốn được kết nạp vào Đảng phải đạt điểm trung bình chung học tập tính đến thời điểm đề nghị kết nạp là 2.9. Từ khi nâng mức điểm để xét kết nạp Đảng từ 2.5 lên 2.9 đến nay, số lượng sinh viên được kết nạp Đảng vẫn đạt và vượt chỉ tiêu do Ban Thường vụ Đảng ủy đề ra.

Hiện nay, sinh viên ngành kỹ sư muốn phấn đấu vào Đảng nhưng nếu mức điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Trường quy định hơi cao thì đề nghị sinh viên phản ánh với cấp ủy của khoa để cấp ủy khoa làm tờ trình gửi Ban Thường vụ Đảng ủy Trường. Ban Thường vụ Đảng ủy Trường sẽ yêu cầu các đơn vị có liên quan thống kê phổ điểm của sinh viên các ngành kỹ sư để xem xét và quyết định mức điểm xét kết nạp phù hợp với thực tiễn.

4. Nhà trường và khoa cần tạo điều kiện hơn nữa cho các bạn sinh viên ưu tú được kết nạp Đảng (SV khoa Lịch sử và Nông Lâm Ngư):

Ý kiến của Văn phòng Đảng ủy Trường: Trường Đại học Vinh là một trong những cơ sở đào tạo đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong sinh viên và là trường có số lượng sinh viên được kết nạp Đảng nhiều nhất trong cả nước. Khoa Lịch sử và khoa Nông Lâm Ngư cũng là 2 khoa có tỷ lệ sinh viên được kết nạp Đảng nhiều so với các khoa khác trong Trường.

Ban Thường vụ Đảng ủy Trường luôn tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên được kết nạp Đảng. Những sinh viên nào đạt tiêu chuẩn theo Hướng dẫn số 818-HD/TV về tiêu chuẩn, quy trình kết nạp người xin vào Đảng và xét chuyển đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức nếu được cấp ủy khoa đề nghị thì Ban Thường vụ Đảng ủy Trường đều xem xét kết nạp vào Đảng. Ban Thường vụ Đảng ủy Trường tiến hành xét kết nạp Đảng cho sinh viên mỗi tháng 1 lần.

XIII. BAN QUẢN LÝ DỊCH VỤ

1. Mỗi lần gửi xe là phải chờ rất lâu. Chúng em gửi xe quá giờ sẽ bị phạt tiền gấp đôi; thái độ nhân viên giữ xe không hòa nhã. Vì một số lý do họp hành, sinh hoạt ngoại khóa mà chúng em có thể về quá giờ mà vẫn bị phạt tiền. Chúng em mong nhà trường bán nhiều vé xe tháng hơn và nhắc nhở thái độ nhân viên nhà xe. Hiện nay Nhà trường đã đầu tư sửa chữa nâng cấp nhà giữ xe HSSV. Tại các Nhà xe đã có bảng  Nội quy gửi xe, các em cố gắng thực hiện đúng theo quy định. Để gửi xe thuận lợi, nhanh chóng đảm bảo vào học đúng giờ các em nên lựa chọn chỗ gửi xe phù hợp trong các nhà xe hiện có của Trường. Thái độ nhân viên gữi xe không hòa nhã, Nhà trường đã họp kiên quyết với nhà thầu không hợp đồng với nhân viên nhà xe thiếu tinh thần trách nhiệm và yêu cầu nhà xe bán vé tháng đúng theo số lượng và thời gian bán vé trong hợp đồng với Nhà trường.

2. Tại sao lại dừng bán vé xe tháng gửi xe cho sinh viên? Ban Quản lý dịch vụ đã kiểm tra hợp đồng và yêu cầu Nhà xe bán vé tháng cho học sinh, sinh viên đúng theo số lượng và thời gian quy định.

3. Mong muốn nhà trường xem xét với nhà xe về việc xử phạt sinh viên quên chìa khóa xe, rơi vé, ra muộn giờ quy định? Ý kiến các em Ban Quản lý dịch vụ đã trao đổi với Nhà xe nhưng để quản lý tài sản cho các em, yêu cầu các em thực hiện đúng Nội quy Nhà gửi xe. Trong trường hợp đặc biệt các em phản ánh về trường theo số điện thoại: 038.3856331, 038.3855863 để kịp thời chấn chỉnh.

4. Nhà xe ở   Thư viện Nguyễn Thúc Hào nhiều buổi về sớm hơn so với giờ học của sinh viên: Ban Quản lý dịch vụ đã kiểm tra hợp đồng và yêu cầu Nhà xe cam kết thực hiện đúng theo hợp đồng về thời gian làm việc để các em yên tâm học tập.

5. Đề nghị nhà trường làm việc với các doanh nghiệp tư nhân trong nhà trường điều chỉnh mức giá phù hợp với sinh viên và thị trường: Hiện tại Nhà xe đang thực hiện về mức thu phí (giá giữ xe) theo mức phí do HĐND-UBND tỉnh Nghệ An quy định tại thời điểm hiện hành trên địa bàn tỉnh, đã được thông báo công khai rõ ràng trước cổng nhà xe.

Trên đây là một số nội dung do các phòng, ban, trung tâm, trạm, Văn phòng Đảng ủy, Đoàn - Hội, Ban quản lý dịch vụ của Nhà trường trả lời, trao đổi với sinh viên. Trong quá trình học tập, rèn luyện, sinh hoạt tại Trường, nếu có vấn đề gì vướng mắc hoặc có các kiến nghị, đề xuất nhằm giúp Nhà trường nâng cao hiệu quả đào tạo, công tác quản lý HSSV, công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học,... Nhà trường đề nghị HSSV phản ánh kịp thời và trực tiếp với các đơn vị chức năng liên quan của Nhà trường để được xử lý và giải quyết.

Xin trân trọng cảm ơn các bạn sinh viên đã góp ý xây dựng Nhà trường!

                                                    Nghệ An, ngày 22 tháng 5 năm 2014

                                                             BTC HỘI NGHỊ DÂN CHỦ HSSV

                                                            NĂM HỌC 2013 - 2014