Đối tượng áp dụng gồm:
1. Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
2. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
3. Cán bộ, công chức, viên chức được điều động, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
4. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP);
5. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành;
6. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu…
Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các đối tượng 1,2,3 và 4 nêu trên, căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 47/2016/NĐ-CP của Chính phủ để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
Công thức tính mức lương:
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2016.
Mức lương, phụ cấp (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và hoạt động phí của các đối tượng quy định được tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng từ ngày 01/5/2016.
Theo: Chinhphu.vn, Nguồn: Báo Dân trí