1.  Làm du lịch, bạn được đi, được thỏa sức khám phá những vùng đất mới

Bạn mong muốn được đi khắp các vùng, miền giang sơn hình chữ S của chúng ta để được chinh phục đỉnh Phanxipăng (Sapa) - nóc nhà của Đông Dương, được ngắm nhìn kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, được đến với miền thùy dương cát trắng Nha Trang, được đến với đảo ngọc Phú Quốc hay thành phố biển Vũng Tàu hay thiên đường du lịch Mũi Né... Bạn muốn được đến và khám phá cuộc sống của thành phố Hồ Chí Minh năng động, thủ đô Hà Nội hay thành phố đáng sống nhất Việt Nam là Đà Nẵng và xứ Huế - xứ sở của đền đài, lăng tẩm, chùa chiền, của cầu Trường Tiền, của sông Hương, núi Ngự? Bạn muốn khám phá Quãng Bình với những hang động nổi tiếng Thế giới? Bạn muốn được thăm thú và chơi các trò chơi hấp dẫn ở Tuần Châu, Bà Nà hill hay Vinpeal? Và bạn còn muốn tiến xa hơn? Bạn muốn đến với mùa hoa Anh Đào ở Nhật Bản? Bạn muốn đến xứ sở Kim Chi – đất nước Hàn Quốc với những cảnh quan tuyệt đẹp và hết sức lãng mạn ? Và bạn muốn đặt chân đến Mỹ - siêu cường quốc của thế giới.... Thật khó để kể hết những nơi chúng ta muốn đặt chân vì ngày này “cuộc đời là những chuyến đi” đã trở thành giá trị sống của rất nhiều người.

               

Một sinh viên du lịch Đại học Vinh đang dẫn đoàn tại FanSiPan

Vậy bằng cách nào chúng ta làm được điều đó? Bạn hãy học du lịch để trở thành một hướng dẫn viên du lịch! Là 1 hướng dẫn viên du lịch, bạn thỏa sức khám phá những vùng đất mới, làm quen với những con người mới, và thưởng thức nhiều nét ẩm thực đặc sắc... và đặc biệt, không những bạn chẳng mất tiền để đi du lịch muôn phươngngược lại bạn còn kiếm được nhiều tiền sau mỗi chuyến đi nữa đấy.

2. Làm du lịch, bạn sẽ được làm quen và kết bạn với những con người từ nhiều vùng đất, với nhiều quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, có cá tính và sở thích khác nhau.

Du lịch là một ngành dịch vụ do vậy chắc chắn bạn sẽ có cơ hội được gặp gỡ nhiều bạn bè đến từ những vùng đất mới khác nhau trên thế giới. Tìm hiểu, khám phá một con người cũng chính là khám phá một tiểu văn hoá mới. Qua đó, mỗi con người có thể xích lại gần nhau, học hỏi lẫn nhau. Nghề du lịch có khả năng làm trẻ hoá tâm hồn chính nhờ sự luôn mới mẻ ấy. Nói cách khác, du lịch là nghề nghiệp tạo nên sự hài hoà cho các mối quan hệ của con người.

3. Không chỉ nâng cao khả năng giao tiếp, nghề nghiệp này còn giúp bạn rèn luyện nhiều kỹ năng khác trong cuộc sống và công việc.

Đó là sự linh hoạt, năng động, nhanh nhẹn trong mọi tình huống. Đó là sự điềm tĩnh, chắc chắn và cẩn thận. Với nghề này, bạn sẽ tự tin hơn, có khả năng tổ chức, giải quyết công việc mau chóng và hiệu quả hơn.

Du lịch còn là nghề nghiệp dạy cho ta biết cách “chịu đựng” để dễ dàng thích nghi với cuộc sống. Nghề nào cũng cần sự bồi dưỡng bản thân, nhưng để có thể thành công trong nghề du lịch, yêu cầu này càng trở nên cấp thiết và quan trọng.

Và nếu bạn đã có được những kỹ năng đó thì bạn đã có thể làm rất nhiều công việc khác và vì vậy bạn có nhiều lựa chọn khi ra trường.

4. Bạn có cơ hội để trau dồi được khả năng ngoại ngữ và ngoại giao của mình.

ạn thích học học ngoại ngữ, đã và đang học ngoại ngữ nhưng bạn sẽ rất khó để giỏi ngoại ngữ nếu không có môi trường thực hành. Du lịch chính là một môi trường thực hành ngoại ngữ tốt nhất cho bạn bởi vì bạn có cơ hội được tiếp xúc với khách du lịch đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

 

Ngô Thị Ngọc Mai – Cô sinh viên du lịch có khả năng giao tiếp 3 thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Đức và người dành giải nhất hùng biện trong cuộc thi sinh viên với việc kỹ năng nghề nghiệp năm 2016 do khoa Lịch sử tổ chức

5. Bạn là người đem lại hạnh phúc cho mọi người

Người làm du lịch luôn cố gắng để mang lại dịch vụ tốt nhất, cung cấp những thông tin lý thú, bổ ích cho khách hàng, làm vừa lòng khách đến, hài lòng khách đi. Nụ cười luôn nở trên môi, không bao giờ nói “Không” với khách hàng, đó là những tiêu chí của một nhân viên du lịch. Bạn sẽ thấy hạnh phúc khi khách hàng của bạn hạnh phúc, hài lòng.

 

Sinh viên du lịch Đại học vinh trong màu áo cộng tác viên của các công ty du lịch và nụ cười luôn nở trên môi

6. Cơ hội việc làm mà nghề du lịch mang lại là rất lớn với thu nhập tương đối cao và ổn định.

Điều mà tất cả các sinh viên đều rất quan tâm sau khi tốt nghiệp đó chính là làm việc gì? ở đâu?như thế nào?  Du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, nó trở thành 1 trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới. Rõ ràng ngành Du lịch dang mở ra rất nhiều hướng đi và cơ hội cho sinh viên theo học ngành này.

Du lịch  là ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Xác định rõ tiềm năng và lợi thế của mình, ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW với nội dung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Rõ ràng, cơ hội việc làm mà nghề du lịch mang lại là rất lớn với thu nhập tương đối cao và ổn định.

 

Sinh viên ngành du lịch Đại học Vinh  là các cộng tác viên đắc lực của các công ty du lịch trên địa bàn

Cụ thể, 96% sinh viên du lịch Đại học Vinh có việc làm ngay khi ra trường. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ 3, họ đã có nhiều cơ hội được làm cộng tác viên, nhân viên bán thời gian tại các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn.

 Trần Thủy