Căn cứ Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ được ban hành kèm theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008 và Thông tư số 08/TT-BGD&ĐT ngày 21 tháng 4 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Vinh thông báo kế hoạch tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ đợt 2 năm 2010 như sau:
I. CÁC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH ĐÀO TẠO THẠC SĨ.
Trường Đại học Vinh tổ chức đào tạo Thạc sĩ tại 3 địa điểm: Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Đồng Tháp.
a/. Đào tạo tại Trường Đại học Vinh gồm 27 chuyên ngành sau đây:
1. Toán giải tích
|
15. Thực vật học
|
2. Đại số & Lý thuyết số
|
16. Lịch sử Thế giới
|
3. Hình học và Tôpô
|
17. Lịch sử Việt Nam
|
4. Lý luận và PPDH bộ môn Toán
|
18. Lý luận và PPDHBM Lịch sử
|
5. Lý thuyết XS và TK Toán học
|
19. Ngôn ngữ học
|
6. Quang học
|
20. Lý luận văn học
|
7. Lý luận và PPDHBM Vật lý
|
21. Văn học Việt Nam
|
8. Hóa hữu cơ
|
22. Lý luận & PPDHBM Ngữ văn
|
9. Hóa phân tích
|
23. Quản lý giáo dục
|
10. Lý luận và PPDHBM Hóa học
|
24. Giáo dục học (bậc tiểu học)
|
11. Hóa vô cơ
|
25. Lý luận và PPDHBM Chính trị
|
12. Động vật học
|
26. Nuôi trồng thuỷ sản
|
13. Sinh học thực nghiệm
|
27. Trồng trọt
|
14. Lý luận và PPDHBM Sinh học
|
|
b/. Đào tạo tại Trường Đại học Sài Gòn gồm 11 chuyên ngành:
1. Lý luận và PPDH bộ môn Toán
|
2. Quang học
|
3. Lý luận và PPDH bộ môn Hoá học
|
4. Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học
|
5. Lý luận và PPDH bộ môn Ngữ văn
|
6. Quản lý Giáo dục
|
7. Giáo dục học (bậc tiểu học)
9. Hoá vô cơ
11. Văn học Việt Nam
|
8. Lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử
10. Toán giải tích
|
c/. Đào tạo tại Trường Đại học Đồng Tháp gồm 11 chuyên ngành:
1. Đại số và lý thuyết số
|
2. Toán giải tích
|
3. Lý luận và PPDH bộ môn Toán
|
4. Lý luận và PPDH bộ môn Vật lý
|
5. Lý luận và PPDH bộ môn Hoá học
|
6. Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học
|
7. Văn học Việt Nam
|
8. Lịch sử Việt Nam
|
9. Quản lý Giáo dục
|
10. Giáo dục học (bậc tiểu học)
|
11. Lý luận và PPDH bộ môn Chính trị
|
|
II. THỜI GIAN ĐÀO TẠO:
Thời gian đào tạo trình độ Thạc sĩ là 2 năm.
III. ĐIỀU KIỆN DỰ THI:
1.Về văn bằng: Người dự thi cần thỏa mãn một trong trong các điều kiện sau (trừ chuyên ngành Quản lí giáo dục nêu ở mục 5 dưới đây):
a. Có bằng tốt nghiệp Đại học (không kể hệ từ xa) đúng ngành hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi.
b. Có bằng tốt nghiệp Đại học (không kể hệ từ xa) thuộc các ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi, đã học bổ sung kiến thức các môn học hay các học phần để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp Đại học ngành đúng. Nội dung, khối lượng (số tiết) các môn học bổ sung do Trường Đại học Vinh quy định.
2. Về kinh nghiệm và công tác chuyên môn(trừ chuyên ngành Quản lí giáo dục sẽ nêu ở mục 5 dưới đây):
a. Người có bằng tốt nghiệp Đại học loại Khá trở lên thuộc ngành đúng hoặc phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp Đại học.
b. Những trường hợp còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi, kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp Đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
3. Có đủ sức khỏe để học tập.
4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Trường Đại học Vinh.
5. Điều kiện về văn bằng, kinh nghiệm công tác chuyên môn và đối tượng dự thi đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục:
+ Về văn bằng: Người dự thi đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục nếu có bằng tốt nghiệp Đại học (khác hệ từ xa) không phải ngành đúng với ngành đăng ký dự thi thì phải học bổ sung kiến thức các môn học để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp Đại học ngành đúng.
+ Về kinh nghiệm công tác chuyên môn:
Người dự thi (kể cả trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên) phải có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công tác Giáo dục kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp Đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.
+ Về đối tượng dự thi:
Người dự thi phải làm việc tại một trong các vị trí công tác sau đây: Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng các trường từ mầm non trở lên; Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa các trường cao đẳng và đại học; Lãnh đạo hoặc chuyên viên làm công tác quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng/Ban Đào tạo - Giáo vụ các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung cấp chuyên nghiệp.
IV. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC XÉT MIỄN THI TUYỂN SINH:
Sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy được xét miễn thi tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ (số lượng người miễn thi được tuyển không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ trong năm của Trường) khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a. Tốt nghiệp Đại học hệ chính quy loại giỏi trở lên, đúng ngành, chuyên ngành dự thi, có kết quả rèn luyện cuối khóa xếp từ loại khá trở lên;
b. Được khen thưởng cuối khóa học về thành tích học tập hoặc nghiên cứu khoa học (bằng khen, giấy khen) từ cấp trường trở lên.
c. Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL ITP 450, TOEFL iBT 45 hay IELTS 5.0 hoặc tương đương;
d. Trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký quyết định tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ xét miễn thi tuyển sinh.
V. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN VÀ CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN:
1. Đối tượng ưu tiên:
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a. Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở các địa phương miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo theo quy định của Chính phủ;
b. Thương binh, bệnh binh, người có thẻ chứng nhận được hưởng chính sách như thương binh;
c. Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, người có công với cách mạng;
d. Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
(Người dự thi thuộc đối tượng ở mục 1a phải có Quyết định tiếp nhận công tác hoặc biệt phái công tác của cấp có thẩm quyền)
2. Chính sách ưu tiên:
a. Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn Cơ bản.
b. Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.
VI. CÁC MÔN DỰ THI:
Thí sinh phải dự thi 03 môn :
1. Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh B;
2. Môn Cơ bản;
3. Môn Cơ sở.
VII. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN THI MÔN NGOẠI NGỮ:
Người dự thi đào tạo Thạc sĩ các chuyên ngành được xét miễn thi môn Tiếng Anh B, nếu: Có bằng tốt nghiệp Đại học ngành Tiếng Anh; hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học tại các nước nói tiếng Anh; hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học trong nước mà chương trình đào tạo chuyên môn được giảng dạy bằng tiếng Anh không qua phiên dịch; hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh do các cơ sở đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước (được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận) hay của các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế cấp (trong thời hạn hai năm tính đến ngày dự thi tuyển sinh), với yêu cầu: đạt trình độ TOEFL ITP 400, TOEFL iBT 32 hay IELTS 4.0 trở lên hoặc tương đương.
VIII. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI:
1. Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu của Trường Đại học Vinh), trong đó cần ghi rõ chuyên ngành, đối tượng dự thi, nghề nghiệp và nơi làm việc, cam kết thực hiện Quy chế sau khi trúng tuyển.
2. Bản sao có công chứng các văn bằng và chứng chỉ sau:
+ Bằng tốt nghiệp Đại học, bảng điểm Đại học (nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp).
+ Công nhận hoàn thành việc bổ sung kiến thức do Trường Đại học Vinh tổ chức (nếu thuộc diện phải bổ sung kiến thức).
3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan hoặc Chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người chưa có việc làm);
4. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập do Bệnh viện đa khoa (tuyến huyện, thành phố trở lên) cấp.
5. Công văn giới thiệu đi dự thi của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối với những người đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước.
6. Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động dài hạn chờ tuyển dụng để chứng nhận thời gian, kinh nghiệm công tác chuyên môn.
7. Các giấy tờ pháp lý về đối tượng ưu tiên (nếu có), được xác nhận của cấp có đủ thẩm quyền.
8. Ba phong bì có dán tem và ghi địa chỉ người nhận.
9. Bốn ảnh màu mới chụp (cỡ 3x4) ghi rõ họ tên, chuyên ngành đăng ký dự thi phía sau ảnh.
Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ có đề rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở phía ngoài.
IX. ĐIỀU KIỆN, QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC:
- Công chức thoả mãn các điều kiện nêu trong Điều 20, Nghị định 18/2010 ngày 05/03/2010 của Chính phủ, nếu đi đào tạo Sau đại học sẽ được hưởng các quyền lợi và trách nhiệm ghi trong các Điều: 21, 22, 23 của Nghị định này.
- Không áp dụng các Điều: 21, 22, 23 của Nghị định nói trên đối với công chức không đáp ứng một trong các khoản ghi trong Điều 20 của Nghị định.
X. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ VÀ THI TUYỂN:
+ Nhận hồ sơ: Từ ngày 25/5/2010 đến hết ngày 30/7/2010. Riêng hồ sơ của các đối tượng xin miễn thi phải nộp trước ngày 20/7/2010, lệ phí xử lý hồ sơ: 50.000 đồng.
+ Thời gian bổ sung kiến thức và hướng dẫn ôn thi: Từ 20/6/2010.
+ Thời gian thi: Cuối tháng 08 năm 2010 (ngày thi cụ thể theo quy định của Bộ GD-ĐT sẽ được thông báo sau).
+ Địa điểm thi: Đăng kí địa điểm thi tại một trong 3 nơi: Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Sài Gòn; Trường Đại học Đồng Tháp.
- Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ tại Trường Đại học Vinh: Khoa Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Vinh, số 182 Lê Duẩn – Vinh – Nghệ An, số điện thoại và Fax: (0383).855773
- Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ tại Trường Đại học Sài Gòn: Phòng Tổ chức cán bộ - Trường Đại học Sài Gòn,số 273 An Dương Vương - Phường 3 – Quận 5 - Tp. Hồ Chí Minh, số điện thoại: (083).8352314
- Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ tại Trường Đại học Đồng Tháp: Phòng Khoa học - Sau đại học, Trường Đại học Đồng Tháp, số 783 Phạm Hữu Lầu – Phường 6 - Thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp, số điện thoại: (0673).881622
Trường Đại học Vinh kính đề nghị Quý cơ quan phổ biến rộng rãi Thông báo này để những người có đủ điều kiện dự thi nộp Hồ sơ đúng thời hạn.
Nơi nhận : HIỆU TRƯỞNG
- Vụ GDĐH;
- Trường ĐH Sài Gòn;
- Trường ĐH Đồng Tháp;
- Các đơn vị và cá nhân có liên quan;
- Lưu: VT, SĐH.
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hợi
DANH MỤC CÁC CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH CAO HỌC VÀ CÁC MÔN THI TRONG KỲ THI TUYỂN SINH ĐỢT 2 NĂM 2010 CỦA ĐẠI HỌC VINH
-------------------------
Tất cả các chuyên ngành thi môn Ngoại ngữ Tiếng Anh B.
|
Chuyên ngành
|
Môn cơ bản
|
Môn cơ sở
|
1.
|
Toán giải tích
|
Đại số
|
Giải tích
|
2.
|
Đại số - Lý thuyết số
|
Đại số
|
Giải tích
|
3.
|
Hình học và Tôpô
|
Đại số
|
Giải tích
|
4.
|
LL và PPDH bộ môn Toán
|
Đại số
|
Giải tích
|
5.
|
LTXS và thống kê Toán học
|
Đại số
|
Giải tích
|
6.
|
Quang học
|
Toán cho Vật lý
|
Vật lý lý thuyết
|
7.
|
LL và PPDH bộ môn Vật lý
|
Toán cho Vật lý
|
Vật lý lý thuyết
|
8.
|
Hoá hữu cơ
|
Toán cho Hoá
|
Cơ sở LTHH và cấu tạo chất
|
9.
|
Hoá vô cơ
|
Toán cho Hoá
|
Cơ sở LTHH và cấu tạo chất
|
10.
|
Hoá Phân tích
|
Toán cho Hoá
|
Cơ sở LTHH và cấu tạo chất
|
11.
|
LL và PPDH bộ môn Hoá học
|
Toán cho Hoá
|
Cơ sở LTHH và cấu tạo chất
|
12.
|
Thực vật học
|
Toán cho Sinh
|
Sinh học cơ sở
|
13.
|
Động vật học
|
Toán cho Sinh
|
Sinh học cơ sở
|
14.
|
Sinh học thực nghiệm
|
Toán cho Sinh
|
Sinh học cơ sở
|
15.
|
LL và PPDH bộ môn Sinh học
|
Toán cho Sinh
|
Sinh học cơ sở
|
16.
|
Ngôn ngữ học
|
Triết học không chuyên
|
Ngôn ngữ học đại cương
|
17.
|
Lý luận văn học
|
Triết học không chuyên
|
Lý luận văn học
|
18.
|
Văn học Việt Nam
|
Triết học không chuyên
|
Lý luận văn học
|
19.
|
LL và PPDH bộ môn Ngữ văn
|
Triết học không chuyên
|
Lý luận văn học
|
20.
|
Lịch sử Việt Nam
|
Triết học không chuyên
|
Lịch sử Việt Nam
|
21.
|
Lịch sử Thế giới
|
Triết học không chuyên
|
Lịch sử Việt Nam
|
22.
|
LL và PPDH Lịch sử
|
Triết học không chuyên
|
Lịch sử Việt Nam
|
23.
|
Quản lý Giáo dục
|
Lôgic học
|
Giáo dục học
|
24.
|
Giáo dục học (bậc tiểu học)
|
Triết học không chuyên
|
Giáo dục học
|
25.
|
LL và PPDH bộ môn GD Chính trị
|
Triết học chuyên ngành
|
CNXH khoa học
|
26.
|
Nuôi trồng thuỷ sản
|
Toán cho Sinh
|
Cơ sở ngành Nông nghiệp
|
27.
|
Trồng trọt
|
Toán cho Sinh
|
Cơ sở ngành Nông nghiệp
|